Hợp tác với Facebook sản xuất chip AI, Intel muốn mang AI giá rẻ đến cho mọi người
Theo phó chủ tịch Intel, con chip này sẽ xử lý nhanh hơn 50% so với bất kỳ đối thủ nào trên thị trường.
Intel và Facebook đang cùng nhau hợp tác nghiên cứu một con chip với chi phí rẻ hơn để dành cho các công ty lớn sử dụng vào trí tuệ nhân tạo.
Một thiết bị hứa hẹn có thể chạy các thuật toán máy học trước khi huấn luyện (pre-trained) hiệu quả hơn, nghĩa là việc thực hiện các tác vụ AI sẽ sử dụng ít phần cứng và tốn ít năng lượng hơn.
Trong hội chợ hàng điện tử CES đang diễn ra tại Las Vegas, Intel đã giới thiệu con chip AI mới này, cũng như sự hợp tác với Facebook. Thông báo này cho thấy phần cứng và phần mềm AI đang quyện vào nhau như thế nào khi các công ty tìm kiếm một bước đột phá trong việc phát triển và triển khai AI.
Chip AI “suy luận” mới này có thể giúp Facebook và các công ty khác triển khai máy học hiệu quả hơn và chi phí thấp hơn. Mạng xã hội này sử dụng AI cho hàng loạt tác vụ khác nhau, bao gồm tag mọi người trên ảnh, dịch các bài đăng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, và phát hiện các nội dung bị cấm. Nếu chạy trên các phần cứng phổ thông, những tác vụ này sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và năng lượng.
Intel cho biết, con chip này sẽ bắt đầu đưa tới các công ty vào cuối năm 2019. Đối với phần cứng AI, hiện Intel vẫn đang kém xa so với người dẫn đầu thị trường, Nvidia, và gặp phải ngày càng nhiều cạnh tranh từ một số các nhà sản xuất chip mới nổi.
Naveen Rao, phó chủ tịch về các sản phẩm AI tại Intel, cho biết, con chip này sẽ nhanh hơn 50% so với bất kỳ đối thủ nào khác, cho dù ông không cung cấp các con số hiệu năng cụ thể.
Video đang HOT
Trong khi đó, Facebook cho dù xác nhận việc hợp tác với Intel nhưng từ chối cung cấp thêm các chi tiết về thỏa thuận này, cũng như vai trò của họ trong mối quan hệ đối tác trên. Cũng có tin đồn cho rằng Facebook đang thử nghiệm các thiết kế chip AI của riêng mình.
Tầm quan trọng của chip AI đối với cả ngành trí tuệ nhân tạo
Ông Rao cho biết, con chip sẽ tương thích với tất cả phần mềm AI quan trọng, nhưng sự tham gia của Facebook cho thấy tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các kỹ sư phần mềm AI với những người thiết kế chip silicon trong dự án này. Các nhà nghiên cứu AI của Facebook đã phát triển một số gói phần mềm AI được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra công ty còn có một lượng dữ liệu khổng lồ dành cho huấn luyện và thử nghiệm các đoạn mã máy học.
Mike Demler, nhà phân tích cấp cao tại The Linley Group, người theo dõi ngành bán dẫn, chỉ ra rằng, các đối thủ cạnh tranh có thể có các thiết kế mới để đối đầu với Intel vào thời điểm con chip này bắt đầu sản xuất vào cuối năm nay. Ông bổ sung thêm rằng, hiện Intel đang đi sau các đối thủ nhiều năm và sẽ cần cho thấy “ một bước nhảy vọt” với con chip mới này.
Intel gần như đã đứng chôn chân trong vài năm nay khi nhu cầu về chip AI bùng nổ với việc sử dụng cho học sâu, kỹ thuật máy học mạnh mẽ giúp huấn luyện máy tính thực hiện các tác vụ hữu ích bằng cách nạp vào chúng những lượng dữ liệu khổng lồ.
Với học sâu, dữ liệu sẽ được đưa vào các mạng lưới thần kinh rất rộng lớn và các thông số của mạng lưới được tinh chỉnh cho đến khi nó đem lại kết quả như mong muốn. Sau đó, một mạng lưới được huấn luyện như vậy có thể sử dụng cho tác vụ như nhận ra người nào đó trong một đoạn video.
Việc tính toán trong học sâu sẽ trở nên không mấy hiệu quả khi chạy trên các chip máy tính phổ thông, đa dụng. Nhưng chúng sẽ hoạt động hiệu quả tốt hơn nhiều trên những con chip có thể phân chia tác vụ tính toán để thực hiện song song – tương tự như những loại bộ xử lý đồ họa từ lâu được Nvidia tạo ra. Đó là nguyên nhân tại sao Nvidia đạt được bước tiến dài đến vậy trong chip AI và hiện đa số phần cứng cao cấp của họ đang được dành cho AI.
Intel – người đến muộn trong cuộc đua chip AI
Intel bắt đầu phát triển chip AI bằng việc thâu tóm một startup có tên Nervana Systems vào năm 2016. Một năm sau đó, Intel giới thiệu chip AI đầu tiên của mình, Intel Nervana Neural Network Processor (NNP).
Trong khi đó, chip mới nhất của Intel được tối ưu để chạy các thuật toán vốn đã trải qua huấn luyện, để làm cho nó hiệu quả hơn. Con chip mới này có tên NNP-I (viết tắt của inference).
Vài năm vừa qua đã chứng kiến bước phát triển mạnh mẽ về phần cứng AI mới. Hàng loạt startup đang chạy đua để phát triển các chip tối ưu cho AI, bao gồm Graphcore của một công ty Anh mới huy động được khoản đầu tư 200 triệu USD, và một loạt các công ty Trung Quốc như Cambricon, Horizon Robotics và Bitmain (người khổng lồ về máy đào tiền ảo).
Intel cũng gặp phải cạnh tranh từ các công ty như Google và Amazon, khi cả hai đều đang phát triển chip cho các dịch vụ AI đám mây của mình. Năm 2016, Google đi đầu với việc cho biết, họ đang phát triển con chip dành cho phần mềm học sâu Tensorflow của mình. Cuối tháng 12 vừa qua, Amazon thông báo họ đã phát triển chip AI của riêng mình, bao gồm một chip dành riêng cho việc suy luận.
Intel có thể là người đến sau và đang cần sự trợ giúp từ Facebook, nhưng công ty có chuyên môn và kinh nghiệm về sản xuất các mạch tích hợp, một yếu tố quan trọng trong các sáng tạo về thiết kế và tăng cường hiệu năng. “Thế mạnh của Intel là tối ưu silicon.” Ông Rao cho biết. “ Đây là điều chúng tôi làm tốt hơn ai hết.”
Tham khảo Technology Review
Sau khi AMD giới thiệu chip 12nm, Intel ngay lập tức ra mắt chip xử lý 10nm Ice Lake
Ice Lake sẽ là thế hệ chip xử lý thứ 10 của Intel, tiếp theo sau Cannon Lake.
Sau một thời gian dài trì hoãn việc sản xuất những con chip xử lý mới trên tiến trình 10nm, cuối cùng thì tại sự kiện CES 2019 Intel cũng đã ra mắt thế hệ chip xử lý tiếp theo của mình mang tên Ice Lake.
Cách đây vài tiếng đồng hồ, Intel đã ra mắt bộ vi xử lý Ice Lake đầu tiên dựa trên kiến trúc 10nm mới Sunny Cove. Đây cũng là con chip đầu tiên của Intel được tích hợp Thunderbolt 3, kết nối Wi-Fi 6 và DL Boost (tăng cường deep learning).
Ngoài ra, các bộ vi xử lý Ice Lake 10nm cũng được tích hợp chip đồ họa Gen II. Mặc dù Intel không tiết lộ nhiều thông tin về chip đồ họa tích hợp này, cũng như liệu rằng nó có thể chiến các tựa game khủng hiện nay hay không. Nhưng Intel cho biết Gen II có hiệu năng xử lý đồ họa cao gấp đôi thế hệ trước và hứa hẹn sẽ hỗ trợ hình ảnh với độ phân giải 4K.
Trước đó, Intel vẫn có ý định trì hoãn việc ra mắt thế hệ chip xử lý Ice Lake 10nm bằng việc ra mắt Cannon Lake trên tiến trình 14nm . Tuy nhiên có lẽ do lo sợ AMD ngày càng đe dọa vị thế của mình, khi mà vừa mới đây AMD đã ra mắt các bộ vi xử lý laptop 12nm đầu tiên trên thế giới.
Nên Intel đã phải gấp rút chuẩn bị cho việc ra mắt Ice Lake 10nm. Nhưng những thiết bị đầu tiên được trang bị bộ vi xử lý Ice Lake 10nm sẽ phải đợi đến cuối năm nay mới chính thức ra mắt. Hiện tại chúng ta cũng chưa biết được các bộ vi xử lý Ice Lake sẽ vượt trội hơn thế hệ trước như thế nào.
Tham khảo: Theverge, techradar
AMD gây sức ép lên Intel bằng bộ vi xử lý Ryzen laptop 12nm đầu tiên trên thế giới AMD đang muốn nói với Intel rằng: "Ông làm vua hơi lâu rồi đấy". Vài năm trở lại đây, AMD liên tục đẩy mạnh dòng chip xử lý Ryzen của mình, nhằm gây áp lực lên Intel - vốn là nhà sản xuất chip máy tính số 1 thế giới. Tại CES 2019, AMD tiếp tăng thêm sức ép với tham vọng lật...