Hợp tác quốc tế đào tạo hành chính công
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM giới thiệu chương trình hợp tác với ĐH Tampere (Phần Lan) đào tạo thạc sĩ quản trị chuyên ngành hành chính công.
Ảnh minh họa
Khóa đầu tiên dự kiến khai giảng vào tháng 5.2014 toàn thời gian tại TP.HCM, có khoảng 15 học viên là cán bộ quy hoạch của TP.HCM đưa đi đào tạo.
Trong đó có 5 học bổng 50% học phí cho các hồ sơ xuất sắc cũng như giảng viên các trường ĐH đang giảng dạy môn học này.
Video đang HOT
Theo TNO
Tiêu cực đã vào nhà trường
Trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương còn nhiều bất cập, "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", làm tiêu cực nảy sinh
Sau khi Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị về triển khai kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ngày 23-1 tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai chiến lược phát triển giáo dục và kết luận 51-KL/TW để lắng nghe ý kiến từ nhiều địa phương.
Sở GD-ĐT thiếu quyền
Ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên, cho rằng việc triển khai Nghị định 115 quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục ở địa phương có quá nhiều bất cập. "Sở GD-ĐT thì chỉ đạo, quản lý về các hoạt động chuyên môn, còn UBND huyện thì quản lý về con người và ngân sách, dẫn đến hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Sở GD-ĐT muốn luân chuyển giáo viên cũng không được do không thuộc thẩm quyền, đi hay ở là do huyện. Việc tuyển dụng giáo viên vì thế mà nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu" - ông Quý nhấn mạnh.
Ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên: "Việc triển khai Nghị định 115 có quá nhiều bất cập"
Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định cũng bức xúc: "Ngành giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo nhưng lại không có quyền điều động giáo viên, tiền cũng không do ngành giáo dục quản lý mà phụ thuộc vào UBND huyện. Một giám đốc sở GD-ĐT khác cho biết nhiều lãnh đạo phòng GD-ĐT ở các huyện phàn nàn rằng một khi không được giao quyền tự chủ thì cũng đồng nghĩa với việc đừng mơ đến tự chịu trách nhiệm. Bất cập xảy ra ở các khâu, từ biên chế, tuyển chọn nguồn giáo viên... và đặc biệt là vấn đề tự chủ về tài chính, tái đầu tư cho cơ sở vật chất. "Việc tuyển dụng công chức giao cho UBND huyện thì đa phần chỉ tuyển ở địa phương mình mà không nhận con em nơi khác, tạo kẽ hở cho chuyện nể nang, quen biết" - giám đốc sở này nói thêm.
Nặng về hành chính
Ông Nguyễn Xuân Trạch, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp, cho rằng sức ì nội tại lớn chính là một trong những cản trở quá trình đổi mới. "Sức ì này ở trong tư duy, nhận thức. Cũng có những cán bộ, giáo viên nhận thức sức ì đó nhưng không muốn đổi mới vì sợ mua dây buộc mình" - ông Trạch nói.
Theo ông Trạch, tiêu cực đã tràn vào nhà trường, việc tuyển dụng, đề bạt cán bộ còn nhiều bất cập. Ở cấp sau ĐH thường gọi là "học giả". Mục đích của người học lúc này không phải là tích lũy kiến thức, kỹ năng mà là tích lũy bằng cấp. Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết trường này sẵn sàng cam kết về chất lượng đào tạo với xã hội nhưng hiện đang có tình trạng đánh đồng về bằng cấp mà việc đánh giá kết quả học tập ở các trường ĐH lại có sự chênh lệch nhau, trường đánh giá "chặt", trường đánh giá "lỏng". Do vậy, sinh viên ra trường gặp khó khăn khi đi xin việc.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận kêu gọi các hiệu trưởng tôn trọng thương hiệu, uy tín của trường mình cũng như chất lượng bằng cấp. "Bằng giỏi nhiều quá thì xã hội không tin. Chúng tôi đang cân nhắc có nên miễn thi cái này, cái khác với những người tốt nghiệp bằng giỏi hay không" - người đứng đầu ngành giáo dục nói.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng những yếu kém của giáo dục là chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh. "Chúng ta chưa hài lòng với chất lượng nhân lực mà nguyên nhân do tư duy giáo dục chậm đổi mới. Giáo dục còn nặng về hành chính, chưa tạo được sự chủ động, đòi hỏi từ bên trong của ngành giáo dục, đó chính là sức ì lớn" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Lao động
Thiếu kỹ năng, sinh viên mất nhiều cơ hội Có không ít sinh viên học rất giỏi nhưng ra trường không làm được việc, trong khi nhiều bạn chỉ học trung bình hoặc khá lại làm việc rất hiệu quả, thành công. Một điểm mấu chốt là kỹ năng, yếu tố mà vẫn bị sinh viên coi nhẹ Do thiếu kỹ năng nên sinh viên (SV) Việt Nam đang đánh mất nhiều...