Hợp tác kinh tế Nga – Trung: Triển vọng và thách thức sau xung đột ở Ukraine
Các biện pháp trừng phạt quy mô lớn mà phương Tây nhằm vào Nga có thể khiến nước này ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Nga Putin tại cuộc gặp ở Bắc Kinh trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Khoa học Chính trị Ivan Timofeev, chuyên gia tại Hội đồng các vấn đề Quốc tế Nga, bình luận trên trang web của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai mới đây rằng, theo một số thông số, Nga không có lựa chọn thay thế nào hoặc ít nhất là lựa chọn tối ưu nhất. Sự hợp tác như vậy có thể được hỗ trợ bởi mối quan hệ chính trị cấp cao chưa từng có, quan hệ đối tác kinh tế đã được thiết lập, nhu cầu khách quan của Nga đối với hàng hóa và công nghệ Trung Quốc, và lợi ích có đi có lại của Trung Quốc đối với thị trường tự do của Nga. Sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ cũng đóng một vai trò nhất định.
Nhưng đồng thời, ông Timofeev lưu ý Nga nên chuẩn bị cho thực tế là quá trình hợp tác sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguy cơ bị Mỹ trừng phạt thứ cấp đối với các công ty Trung Quốc cần được chú ý. Trung Quốc đang hội nhập cao với nền kinh tế toàn cầu. Nguy cơ mất thị trường tại Mỹ, EU hoặc các nước khác do các biện pháp hạn chế là một yếu tố quan trọng, khiến giới kinh doanh Trung Quốc thận trọng trong quan hệ với Nga.
Nhu cầu làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế Nga – Trung sau ngày 24/2/2022 của Moskva được xác định bởi các yếu tố sau:
Đầu tiên, Nga cần thay thế hàng nhập khẩu của phương Tây trên thị trường của mình. Nguồn cung đã hạn chế do các lệnh trừng phạt hoặc tẩy chay không chính thức, đặc biệt đối với hàng hóa công nghệ cao và thiết bị công nghiệp. Chúng bao gồm thiết bị điện tử, thiết bị lọc dầu, các loại máy móc và các bộ phận đi kèm. Ngành công nghiệp của Trung Quốc là ngành đa dạng nhất trong số các quốc gia vẫn thân thiện với Nga và có khả năng đảm bảo nguồn cung cấp như vậy, và về lâu dài, là cơ sở để tạo ra các chuỗi giá trị quan trọng hơn.
Thứ hai, Nga cần thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của mình, vốn đang bị loại khỏi EU, Mỹ và các nước khác. Trong số các mặt hàng chính là dầu mỏ, than đá, các sản phẩm luyện kim đen, và trong dài hạn – khí đốt và các hàng hóa khác. Mặc dù Trung Quốc khó có thể tiếp nhận toàn bộ khối lượng hàng xuất khẩu của Nga, nhưng thị trường của họ sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Video đang HOT
Thứ ba, Nga cần một cơ chế hiệu quả để thực hiện các giao dịch tài chính với các đối tác nước ngoài. Nhiệm vụ tối thiểu là xây dựng các cơ chế tài chính đáng tin cậy cho thương mại song phương. Một nhiệm vụ phức tạp hơn là sử dụng đồng Nhân dân tệ cho các giao dịch với các nước thứ ba. Cả hai nhiệm vụ đều khó khăn, nhưng rất quan trọng đối với quan hệ đối tác với Trung Quốc trong điều kiện mới.
Trong khi đó, Trung Quốc có thể quan tâm đến việc phát triển quan hệ với Nga do các điều kiện sau:
Thứ nhất, các biện pháp trừng phạt giải phóng đáng kể thị trường Nga. Trước đây, chúng rất khó bị thay thế do mối quan hệ tốt của Nga với các đối tác phương Tây. Ngày nay, thị trường Nga được giải phóng ngay lập tức do các lệnh trừng phạt và tẩy chay của các doanh nghiệp. Tất nhiên, thị trường Nga không thể so sánh với thị trường Mỹ và EU. Nó sẽ bị thu hẹp do sự suy thoái kinh tế không thể tránh khỏi do áp lực kinh tế cực đoan gây ra. Tuy nhiên, ngay cả trong những điều kiện như vậy, thị trường nội địa vẫn mang lại cơ hội mới cho các công ty Trung Quốc.
Chuyến tàu chở hàng đầu tiên nối St.Petersburg của Nga với Thành Đô của Trung Quốc. Ảnh: THX
Thứ hai, Trung Quốc có cơ hội nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu thô của Nga với mức chiết khấu. Nga sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu thô cho nền kinh tế Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc có thể từng bước củng cố vai trò là một trung tâm tài chính quốc tế lớn. Nếu đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền chủ chốt của các giao dịch quốc tế đối với Nga, thì vai trò này của Trung Quốc chắc chắn sẽ ngày càng lớn.
Một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của hợp tác Nga – Trung:
Trước hết, khối lượng thương mại và quan hệ kinh tế đã được hai bên tích lũy. Chúng tạo thành một cơ sở vững chắc để phát triển hơn nữa. Môi trường chính trị cũng rất quan trọng. Nếu trong quan hệ với EU và các nước phương Tây, thương mại đôi bên cùng có lợi trong thập kỷ rưỡi qua ngày càng chịu nhiều sức ép từ các yếu tố chính trị, thì trong quan hệ với Trung Quốc, các điều kiện chính trị đã được cải thiện suốt những năm qua. Rốt cuộc, chính chính trị đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ quan hệ giữa Nga và phương Tây trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.
Bối cảnh rộng lớn hơn của quan hệ Mỹ – Trung cũng đóng một vai trò nhất định. Những tuyên bố chống Trung Quốc của Mỹ dù đã giảm kể từ khi Donald Trump rời nhiệm sở. Tuy nhiên, mâu thuẫn chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ không suy giảm. Bắc Kinh và Washington vẫn là đối thủ chiến lược. Cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây tạo cơ hội cho Trung Quốc củng cố vị thế của mình thông qua quan hệ đối tác sâu rộng hơn với Nga.
Tuy nhiên, hợp tác Nga – Trung có một số khó khăn:
Đầu tiên là liên quan đến đại dịch COVID-19 đang diễn ra. Trung Quốc đã trải qua một làn sóng đại dịch mới. Các cơ quan chức năng của Trung Hoa buộc phải duy trì mức độ hạn chế cao, ảnh hưởng đến các mối liên hệ kinh doanh trước mắt.
Khó khăn thứ hai là lớn hơn. Các doanh nghiệp Trung Quốc e ngại các biện pháp trừng phạt thứ cấp, cũng như bị chính quyền Mỹ phạt hành chính và hình sự nếu vi phạm chế độ trừng phạt của Mỹ, cũng như các biện pháp hạn chế của các nước khác. Một tình huống như vậy có thể nảy sinh, ví dụ, trong trường hợp các công ty Trung Quốc và các đối tác Nga thực hiện giao dịch bằng đồng USD hoặc thậm chí là euro.
Một kịch bản khác là việc cung cấp cho Nga hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép của Mỹ và đồng thời nằm trong sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ (ví dụ, hàng điện tử). Việc chính quyền Mỹ truy tố hành chính và hình sự đối với công ty ZTE của Trung Quốc rõ ràng đã có tác động tâm lý nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Trung Quốc. Mỹ cáo buộc ZTE cung cấp thiết bị với các linh kiện của Mỹ cho Iran mà không được phép và bỏ qua chế độ kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Do đó, ZTE cam kết sẽ trả hơn 1 tỷ USD tiền phạt cho một số cơ quan chính phủ Mỹ. Nỗ lực truy tố Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu của nhà chức trách Mỹ cũng có tác động tương tự.
Một yếu tố cơ bản quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng cường hợp tác Nga-Trung là kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa và luật pháp Trung Quốc. Việc thiếu những kỹ năng như vậy sẽ ngăn cản các doanh nghiệp Nga tìm kiếm thị trường ở Trung Quốc, thu hút các khoản đầu tư và nhà cung cấp của Trung Quốc hoặc tiến hành các cuộc đàm phán hiệu quả. Nhìn bề ngoài, các kỹ năng văn hóa chỉ là thứ yếu so với cơ sở hạ tầng tài chính, hành lang giao thông và các điều kiện khác. Tuy nhiên, nếu không có chúng, hai bên sẽ khó có thể tin tưởng vào sự phát triển trong nhiều thập kỷ tới.
Giới chuyên gia Hàn Quốc khuyến nghị phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 nội địa
Ngày 27/6, Bộ An toàn thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) cho biết GBP510, vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên do nước này sản xuất chuẩn bị được lưu hành thương mại sau khi được một nhóm cố vấn của chính phủ gồm các chuyên gia dược phẩm khuyến nghị cấp phép.
Vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm SK Bioscience của Hàn Quốc phát triển. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Vaccine GPB510 do Công ty dược phẩm SK Bioscience của Hàn Quốc phối hợp với Đại học Y khoa Washington (Mỹ) phát triển. Loại vaccine này được khuyến nghị cấp phép lưu hành trong một cuộc họp của Ủy ban Đánh giá dược phẩm trung ương thuộc MFDS diễn ra ngày 26/6 sau khi đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thành công. Ủy ban này kết luận vaccine do Hàn Quốc phát triển đã cho thấy khả năng tạo miễn dịch hiệu quả.
Theo các quan chức Hàn Quốc, chỉ có một trường hợp xuất hiện phản ứng phụ nghi ngờ liên quan đến bệnh viêm cầu thận, nhưng bệnh nhân sau đó đã hồi phục. Do vậy, ủy ban trên khuyến nghị chính phủ theo dõi các phản ứng phụ được ghi nhận sau khi vaccine được phê duyệt.
Người đứng đầu Viện Đánh giá an toàn thực phẩm và dược phẩm quốc gia Hàn Quốc, Seo Kyung-won, cho biết nhà chức trách nước này dự kiến sẽ quyết định có cấp phép lưu hành vaccine GBP510 hay không trong vòng 1 tuần tới.
Không giống như các loại vaccine phòng COVID-19 được bào chế theo công nghệ mRNA, vector virus hoặc virus bất hoạt, GPB510 được phát triển từ các protein hình thành các hạt siêu nhỏ kèm các mảnh của virus SARS-CoV-2. Các hạt nano này được các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Washington thiết kế và được SK Bioscience cùng GlaxoSmithKline đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Theo các chuyên gia, GPB510 là loại vaccine thế hệ thứ hai, an toàn và hiệu quả ở liều lượng thấp, dễ sản xuất trên quy mô lớn, dễ bảo quản mà không cần nhiệt độ lạnh sâu, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành tiêm chủng trên quy mô toàn cầu. Đây là loại vaccine gồm 2 liều và tiêm cách nhau 4 tuần. Hiện Chính phủ Hàn Quốc đã ký thỏa thuận mua 10 triệu liều vaccine này để sử dụng trong nước.
Tình huống khó xử chiến lược của Slovakia do xung đột Nga-Ukraine Chính phủ Slovakia đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khiến việc tiếp tục hỗ trợ Kiev gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi cuộc xung đột tiếp tục kéo dài ở Ukraine. Thủ tướng Slovakia Heger (giữa, áo phao) trong chuyến thăm Kiev. Ảnh: AP Tiến sĩ Krzysztof Dębiec bình luận trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông...