Hợp tác GD-ĐT là điểm sáng trong mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam – LB Nga
Chiều 28/5 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, diễn ra Diễn đàn hiệu trưởng đại học Việt Nam- LB Nga lần thứ nhất. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ các hoạt động liên quan đến GD của Năm hợp tác Việt Nam-LB Nga.
Hai thứ trưởng chứng kiến lễ kí kết hợp tác giữa các trường đại học của hai nước
Dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học LB Nga Medvedev Alexey Mikhailovich; Đại sứ Liên bang Nga Konstantin Vasilievich Vnukov cùng đại diện lãnh đạo các cơ sở GDĐH của LB Nga và Việt Nam.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Lê Hải An cho biết: Diễn đàn hiệu trưởng đại học Việt Nam – LB Nga được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác về GD-ĐT giữa Việt Nam và LB Nga. Đây là điểm nhấn trong các hoạt động của Năm hợp tác Việt Nam-LB Nga.
Diễn đàn với sự tham dự của 30 cơ sở GDĐH của LB Nga và 40 cơ sở GDĐH của Việt Nam, là cơ hội quý báu để tiếp tục mở rộng các mối quan hệ, thúc đẩy hợp tác sâu sắc hơn nữa giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai nước.
Đại biểu tham dự diễn đàn
Cùng với 90 văn bản hợp tác giữa các cơ sở GDĐH hai nước đã ký kết còn hiệu lực, 16 văn bản sẽ được ký mới ngay tại Diễn đàn lần này là minh chứng cho sự quan tâm của các cơ sở GDĐH trong việc khai thác tiềm năng và cơ hội hợp tác về GD-ĐT giữa hai nước.
Thứ trưởng Lê Hải An nhấn mạnh: Hợp tác về GD-ĐT là điểm sáng trong mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và LB Nga. Số lượng học bổng LB Nga cấp cho công dân Việt Nam tăng dần hàng năm và đã tăng đáng kể từ 795 học bổng năm 2015 đến 965 học bổng vào năm 2019.
Thứ trưởng Lê Hải An phát biểu khai mạc tại diễn đàn
Đồng thời, phía Việt Nam cũng tiếp tục cử lưu học sinh đi học tại Nga. Hiện nay Liên bang Nga là nước được Việt Nam cử số lượng SV và cán bộ sang học tập và nghiên cứu nhiều nhất trong số gần 50 nước tiếp nhận lưu học sinh diện Hiệp định.
Video đang HOT
Hiện nay có hơn 6.000 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Liên bang Nga ở mọi bậc học, trong đó có khoảng 3.000 lưu học sinh diện tự túc.
Về phía Việt Nam, Bộ GD&ĐT và các cơ sở GDĐH của Việt Nam cũng luôn sẵn sàng tiếp nhận và đào tạo lưu học sinh LB Nga. Đến nay đã có hơn 250 SV và GV Nga sang thực tập tiếng Việt tại Việt Nam và khoảng gần 50 SV đại học và sau đại học tại Việt Nam.
Ngoài ra, hai bên cũng có những hoạt động hợp tác khác như tổ chức các kỳ thi Olympic tiếng Nga, Olympic Toán học, Vật lý và Tin học cho học sinh các trường phổ thông; bồi dưỡng giáo viên tiếng Nga cho Việt Nam.
Các đại biểu tham dự diễn đàn
Thứ trưởng Lê Hải An mong muốn với những ý tưởng, đề xuất và cam kết giữa các cơ sở giáo dục đại học tại Diễn đàn này, hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và LB Nga sẽ phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Tại Diễn đàn, Hiệu trưởng các trường đại học của hai nước tập trung trao đổi, thảo luận về các vấn đề nhằm tăng cường các chương trình liên kết đào tạo, trong đó ưu tiên các lĩnh vực mà LB Nga có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như năng lượng, công nghệ thông tin, luật, giao thông, kinh tế – quản lý, nông nghiệp, nghiên cứu về biển, thủy sản, và môi trường.
Hai bên đẩy mạnh trao đổi sinh viên thông qua việc hợp tác các cơ sở giáo dục đại học của 2 nước, đồng thời công nhận tín chỉ và văn bằng của nhau. Tăng cường trao đổi giảng viên thông qua việc sử dụng hiệu quả chương trình học bổng hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ.
Có 16 văn bản được kí kết giữa các trường đại học hai nước tại diễn đàn
Vấn đề hai bên cùng quan tâm là hình thành các nhóm nghiên cứu quốc tế xuất sắc với sự tham gia của giảng viên, nhà khoa học của 2 nước, trong đó có việc đồng hướng dẫn nghiên cứu sinh, phối hợp nghiên cứu và công bố khoa học. Chủ động kết nối với doanh nghiệp để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong HS, SV.
Hai bên sẽ cụ thể hóa các thỏa thuận hợp tác đã ký bằng các kế hoạch chi tiết đảm bảo tính thiết thực, khả thi và đạt được hiệu quả cao nhất. Định kỳ rà soát, đánh giá tình hình triển khai các thỏa thuận hợp tác đã ký.
Lan Anh
Theo GDTĐ
Khai mạc Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2019: Đề thi THPTQG 2019 vẫn bám sát chuẩn kiến thức, chủ yếu là chương trình lớp 12
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An nhấn mạnh điều này tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2019 được tổ chức sáng nay (17/3), tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Chương trình do Bộ GD&ĐT phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức.
Đề thi sẽ có sự phân hóa
"Ngày hội Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp là một cơ hội rất tốt để thí sinh, phụ huynh tiếp cận đầy đủ và chính xác thông tin về tuyển sinh- hướng nghiệp năm 2019 trước khi đưa ra quyết định quan trọng cho lựa chọn của mình."
Thứ trưởng Lê Hải An
Theo Thứ trưởng Lê Hải An, phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 về cơ bản vẫn giữ nguyên so với 2018, Bộ GDĐT chỉ tập trung điều chỉnh các vấn đề kỹ thuật liên quan đến chấm thi, tăng cường các khâu giám sát để đảm bảo kỳ thi được tổ chức an toàn, hiệu quả, công bằng, khách quan hơn.
Đề thi năm nay vẫn bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh.
Thứ trưởng Lê Hải An phát biểu tại Ngày hội
Về công tác tuyển sinh năm 2019, Thứ trưởng cho biết, vừa qua Bộ GD&ĐT đã ban hành 02 thông tư quan trọng, đó là: Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy và Thông tư sửa đổi bổ sung một số điều quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng, các ngành đào tạo giáo viên; trình độ đại học, thạc sĩ.
Theo đó, Quy chế tuyển sinh đại học năm nay ngoài việc bổ sung quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng với khối ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và bắt buộc thí sinh đã xác nhận nhập học phải nộp bản gốc giấy chứng nhận điểm thi thì vẫn giữ ổn định như năm 2018.
Các trường đại học công khai, minh bạch thông tin
Trao đổi với các phụ huynh và học sinh, Thứ trưởng chia sẻ: Nhu cầu học tập trong đó có nhu cầu học tập ở bậc đại học là nhu cầu chính đáng.
Tuy nhiên, để chọn được chương trình đào tạo, ngành nghề phù hợp với sở trường, năng lực và đem lại cơ hội nghề nghiệp tốt sau khi ra trường đòi hỏi các em có được đầy đủ thông tin, bao gồm thông tin về chất lượng đào tạo của các chương trình, môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, nhất là đội ngũ giảng viên của các trường, các chương trình đào tạo mà các em có ý định đăng ký.
Cắt băng khai mạc Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2019
Đây là một điểm mà trong những năm qua, Bộ GD ĐT đã tập trung chỉ đạo các trường đại học công khai, minh bạch thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng, về kiểm định chất lượng của nhà trường và các chương trình đào tạo của trường.
"Ngoài việc có được thông tin đẩy đủ về các chương trình đào tạo, các em cũng cần nằm được xu hướng nghề nghiệp, những ngành nghề mà xã hội sẽ có nhu cầu cao trong giai đoạn tới."
Thứ trưởng Lê Hải An
Để có được thông tin cụ thể về các trường đại học và chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong và ngoài nước, các vị phụ huynh và các em học sinh có thể tham khảo thông tin trên web tuyển sinh của Bộ GDĐT.
Hàng nghìn học sinh, phụ huynh đến tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2019
Để có được các thông tin này, cần có sự tư vấn, hướng nghiệp của các nhà tuyển dụng, các cơ sở đào tạo, đồng thời quý phụ huynh và các em học sinh cũng có thể tham khảo thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của Việt Nam và khu vực.
Phối hợp tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh 2019 năm nay, Bộ GD-ĐT đã cử đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, chuyên viên vững về chuyên môn, nắm chắc về chính sách thi THPT quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng tham gia các hoạt động tư vấn. Các chuyên gia tư vấn của các trường đại học, các nhà tuyển dụng cũng sẽ giúp cho các em có nhiều thông tin để tự tin đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc chọn ngành nghề, chọn trường cho mình.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Góp ý Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GD đại học Chiều 12/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An chủ trì Toạ đàm góp ý cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Thứ trưởng Lê Hải An chủ trì buổi tọa đàm Cùng dự có lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng của Bộ GD&ĐT, giám đốc...