Hợp tác đào tạo nghề: Cơ hội cho nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo ông Vũ Hoài Phương – Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Huế, việc hợp tác đào tạo nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nước ngoài giúp các trường trong nước tiếp cận và chuyển đổi đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
12 nghề chất lượng cao được đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Australia đều là những nghề xã hội đang có nhu cầu lớn.
Là một trong số 724 sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo nghề chất lượng cao, cấp độ quốc tế theo chương trình chuyển giao của Australia, Hoàng Văn Hà, sinh viên Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội ra trường với 2 tấm bằng trong tay đang có nhiều cơ hội làm việc với mức lương khởi điểm từ hàng chục triệu đồng/tháng. Trong đó, một bằng do chính cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp, một bằng do Học viện Chisholm của Australia cấp. Bên cạnh đó, học viên còn sở hữu trình độ tiếng Anh tương đương B1 đến B2 theo khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu, có kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp cần.
Khẳng định mình hoàn toàn tự tin khi tham gia thị trường lao động, em Hoàng Văn Hà cho biết: “Trong quá trình học, chúng em được học các thiết bị của Úc chuyển giao cho Việt Nam, đó đều là các thiết bị tiên tiến. Ngoài ra trong suốt quá trình học còn được đi tới các doanh nghiệp thực hành, được các chuyên gia của Úc hướng dẫn… Sau khi ra trường, nhà trường tạo điều kiện tối đa cho công tác tìm kiếm việc làm, đảm bảo đầu ra cho sinh viên” .
Trong khi đó, sinh viên Nguyễn Tiến Thịnh (Trường CĐ Cơ điện Bắc Ninh) cho biết mặc dù vừa được cầm bằng tốt nghiệp nhưng đã nhận được nhiều lời mời đi làm của các doanh nghiệp: “Khi thi đầu vào, chương trình đã yêu cầu chúng ta đạt chứng chỉ ngoại ngữ B1 châu Âu. Sau khi học 2,5 năm chuyên ngành thì tiếng Anh của chúng em có thể tự tin xin việc cả ở Australia và Việt Nam. Nếu sang châu Âu, cần học thêm chứng chỉ là có thể sử dụng bằng này luôn. Đó là cơ hội lớn đối với những sinh viên vừa ra trường như em”.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH), tổng kết chương trình đào tạo thí điểm 12 nghề chất lượng cao cấp quốc tế theo chương trình chuyển giao của Australia đã giúp cho 25 cơ sở GDNN tiếp cận và làm chủ được công nghệ đào tạo tiên tiến của Australia. Trong đó hơn 350 nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Ông Vũ Hoài Phương cho rằng, điều này giúp nâng cao đáng kể chất lượng đào tạo nghề cho các trường. “Cái mới nhất của chương trình là tiếp cận và đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi một số trường còn đang loay hoay thì chương trình này giúp chúng ta biết phải chuyển đổi theo hướng nào, đó là kết quả rất lớn”- ông Vũ Hoài Phương nhấn mạnh.
Với quy trình được đào tạo được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia của Australia, ông Stephen Marks- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Học viện Chisholm, Australia nhấn mạnh sự nỗ lực của các cơ sở GDNN đã cung ứng cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao: “Suốt 6 năm qua, chúng tôi cùng Tổng cục GDNN thiết kế chính sách chương trình đào tạo nghề chất lượng cao cấp độ quốc tế phù hợp với Việt Nam để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chúng tôi đã đào tạo được 350 giảng viên cả trong lĩnh vực đào tạo nghề và đào tạo năng lực. Trong những năm qua các chuyên gia của Australia đã làm việc với từng trường CĐ một và kết quả ngày hôm nay là hoàn toàn xứng đáng”.
Video đang HOT
Trước đó, phía Australia đã thực hiện chuyển giao 12 bộ chương trình của 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế từ Học viện Chisholm, bang Victoria, Australia. Bộ LĐTBXH đã tổ chức đưa giáo viên chuyên môn 12 nghề của 25 trường đi đào tạo, bồi dưỡng tại Australia để đảm bảo chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện Chisholm và Chính phủ Australia. Đến nay, đã có khoảng 350 giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Australia; trong đó có nhiều giáo viên đã được Học viện Chisholm kiểm định, đánh giá và đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ năng lực để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo thí điểm theo quy định của Học viện Chisholm. Về cơ bản các trường đã đáp ứng đủ số lượng giáo viên giảng dạy chuyên môn cho đào tạo thí điểm.
Chương trình đào tạo thí điểm được thực hiện từ tháng 9/2016 để bắt đầu học bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên đạt chuẩn đầu vào B1 theo Khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu và tổ chức học các môn học chung theo quy định của Việt Nam. Kết quả đạt được, ngay sau khi tốt nghiệp có 477 trên tổng số 724 sinh viên được các tập đoàn nước ngoài, doanh nghiệp lớn tuyển dụng. Trong đó có 214 em làm việc trong các công ty liên doanh nước ngoài, 204 em làm việc tại các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp khác của Việt Nam, 19 sinh viên tự khởi nghiệp, 40 sinh viên đang làm thủ tục ra nước ngoài làm việc.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân khẳng định đây là bước thành công lớn cần tiếp tục nhân rộng: “Thành công lớn nhất là sự lan tỏa của công nghệ này và trên diện rộng và trở thành chương trình đào tạo các trường làm chủ được với sự hỗ trợ tiếp tục của các đối tác quốc tế, đặc biệt là Chisholm. Các trường được tự chủ trong việc tiếp tục tuyển sinh sau này”.
12 nghề chất lượng cao được đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao từ Australia đều là những nghề xã hội đang có nhu cầu lớn như quản trị nhà hàng khách sạn, cơ điện tử, công nghệ thông tin, sinh viên tham gia chương trình đào tạo này có mức thu nhập từ 10 triệu đồng/tháng là con số nhiều người mơ ước.
Lam Nhi
Theo daidoanket
Học viện Chisholm (Australia): Trao bằng tốt nghiệp nghề trọng điểm cấp độ quốc tế cho 19 sinh viên Hà Tĩnh
Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ bế giảng lớp Cao đẳng Cơ điện tử cấp độ quốc tế theo bộ chương trình chuyển giao từ Học viện Chisholm (Australia).
Ông Chris Ho, Giám đốc Dự án Học viện Chishom (Australia) trao bằng tốt nghiệp cho các học viên
Trước đó, năm 2016, Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh được lựa chọn một trong 25 trường tham gia đào tạo thí điểm 12 nghề cấp độ quốc tế theo bộ chương trình được chuyển giao từ Học viện Chisholm (Australia). Theo đó, nhà trường được tổ chức đào tạo nghề Cơ điện tử khóa học từ 2016 - 2019 gồm 2 giai đoạn: Đào tạo tiếng Anh và đào tạo các mô-đun chuyên ngành được chuyển giao.
Trong quá trình đào tạo, các sinh viên được giảng dạy bằng tiếng Anh với trang thiết bị, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, hiện đại; đội ngũ giáo viên trình độ cao được đào tạo tại Australia. Ngoài ra, định kỳ các chuyên gia từ Học viện Chisholm đã trực tiếp làm việc tại nhà trường để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo của trường. Qua đó đánh giá, kiểm định và duy trì việc bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như việc hoàn thiện hồ sơ năng lực của giáo viên theo yêu cầu.
Ông Nguyễn Trọng Tấn, Hiêu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh khẳng định, mô hình đào tạo theo bộ chương trình chuyển giao từ học viện Chisholm đặc biệt hiệu quả
Đặc biệt, lớp Cao đẳng Cơ điện tử của Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh được đánh giá dẫn đầu về chất lượng đào tạo, 100% sinh viên đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh B1 theo chuẩn châu Âu trước khi tổ chức đào tạo chuyên ngành. Sinh viên của Nhà trường luôn được chuyên gia của Học viện Chisholm đánh giá cao về trình độ ngoại ngữ, tay nghề cũng như các kỹ năng khác.
Kết thúc khóa học, có 19/20 sinh viên hoàn thành tất cả các tiêu chuẩn năng lực đề ra (có một sinh viên vì lý do cá nhân không thể tham gia hết chương trình). Kết quả có 5 sinh viên đạt loại xuất sắc, 12 sinh viên đạt loại giỏi và 2 sinh viên đạt loại khá. Đặc biệt, có 11 sinh viên đạt trình độ tiếng Anh IELTS trên 5.5 (đủ điều kiện để làm việc tại Australia).
Bà Lê Thị Mai Hoa, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chúc mừng các em học sinh trong lễ nhận bằng tốt nghiệp, đồng thời ghi nhận những thành tích mà nhà trường và Dự án học viện Chisholm đạt được trong thời gian qua
Phát biểu tại lễ bế giảng, Ông Chris Ho, Giám đốc dự án của Học viện Chisholm gửi lời cảm ơn chân thành đến các giáo viên, điều phối viên, các phòng ban hành chính và ban giám hiệu nhà trường vì những nỗ lực cho sự hợp tác thành công trong việc tiếp nhận, áp dụng và đào tạo các bộ chương trình của Chisholm.
Ông Chris Ho cũng nhắn nhủ đến các bạn sinh viên: "Hôm nay chỉ là khởi đầu của những kỳ vọng mỗi bạn sinh viên sẽ có một sự nghiệp thành công. Bây giờ mọi thứ đều tùy thuộc vào bạn, mang những gì các bạn đã học được để tạo nên sự khác biệt cho bản thân, gia đình và đất nước của các bạn. Và đừng bao giờ quên rằng, học tập luôn là sự học suốt đời, bởi các bạn phải luôn luôn phát triển kiến thức và kỹ năng của mình, mở rộng những chân trời xa hơn của chính các bạn."
Sinh viên nhận bằng tốt nghiệp tự tin vào đời
Các hoạt động xúc tiến giải pháp việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng đã được Nhà trường triển khai từ trước, qua việc khảo sát nhu cầu của các em để chủ động trong công tác kết nối với các doanh nghiệp FDI và những doanh nghiệp đòi hỏi lao động có trình độ tay tay nghề bậc cao, đãi ngộ tốt với người lao động.
Theo baodansinh
Chuẩn bị gì trước khi du học Australia? Hai tiếng du học nghe sang, nhưng thực tế không hoàn toàn màu hồng, có bạn từng thốt lên "tưởng được một trời tri thức ai dè một trời lo âu". Từng học cử nhân Kế toán và thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Đại học Victoria (Melbourne, Australia), chị Trương Nguyễn Thoại Giang (48 tuổi, quê Bình Dương, hiện làm việc...