Họp phụ huynh, giật mình nghe ước mơ con trẻ
‘Ba ơi, hè này con muốn về quê thăm bà nội vì con nhớ bà, nhớ cánh đồng quê thơm mát…Con sẽ cố gắng được điểm 10 để ba dẫn con về quê chơi’, cô giáo đọc ước mơ một học sinh cuối buổi họp phụ huynh.
“Hè này con muốn được về quê” – Ảnh: T.HUỆ
Buổi họp phụ huynh cuối năm cho cậu con trai học lớp 5 ở Trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh, TP Biên Hòa (Đồng Nai) sáng chủ nhật qua đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong tôi.
Theo thư mời, buổi họp diễn ra lúc 8h30. Khi đến giờ, loa phát thanh cất lên thông báo thì giáo viên chủ nhiệm tiến hành họp ngay. Chỉ vậy thôi cũng gây ấn tượng với việc “mời giờ nào họp giờ đó”, tránh tình trạng “giờ dây thun”, thể hiện nét đẹp văn hóa đúng giờ, tôn trọng người khác, đặc biệt là số đông phụ huynh đã đến đúng giờ họp.
Buổi họp diễn ra được khoảng 20 phút, chúng tôi thấy có một cô giáo đi điểm danh để biết số phụ huynh đi họp của từng lớp. Giáo viên chủ nhiệm cho hay việc này nhằm mục đích phần nào biết được sự tương tác giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh và cũng tránh tình trạng điểm danh “ảo”. Đó là ấn tượng thứ hai.
Ấn tượng thứ ba, cũng là ấn tượng sâu sắc nhất, là ước mơ của những cô cậu học trò trong dịp hè được “gói” trong “lá thư ước mơ” mà các em học sinh viết gửi cô giáo.
Video đang HOT
Có những ước mơ được trình bày như một bài văn, có mở có kết, phần lớn là viết trực tiếp bằng một đoạn văn. Vì thời gian không cho phép nên cô chỉ đọc ước mơ của một số cháu, trong đó có ba ước mơ khiến chúng tôi thích thú, xen lẫn… giật mình.
Ước mơ thứ nhất mong nhận được một quả bóng đá. Trong thư cháu viết rằng Noel vừa rồi cháu ước ông già Noel tặng một quả bóng nhưng cháu không được tặng, cháu mong hè này được cha mẹ tặng quả bóng.
Sau khi đọc xong, cô nói với phụ huynh (cô chỉ đọc thư, không nêu tên học sinh và phụ huynh) hãy thực hiện ước mơ này của cháu.
Ước mơ thứ hai là được về quê. Trong thư cháu viết: “Bức thư kính gửi ba. Ba ơi, hè này con muốn về quê thăm bà nội vì con nhớ bà, nhớ những cánh đồng quê thơm mát và những ngôi mộ cổ kính của tổ tiên và con nhớ những vườn cây ăn quả của bà. Con sẽ cố gắng được điểm mười và giấy khen để ba dẫn con về quê chơi”.
Có lẽ đây là ước mơ của không ít đứa trẻ, nhất là những đứa trẻ đã từng được về quê thả hồn với “bầu trời tuổi thơ rộng lớn”.
Ước mơ thứ ba là muốn trở thành… ngôi sao bóng đá bắt đầu từ một đôi giày thể thao. Trong thư cháu viết rằng rất biết ơn công lao cha mẹ, đồng thời trích dẫn bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn… Đoạn kết với ước mơ: “Trước khi lên lớp sáu, con rất mong muốn có được đôi giày thể thao để dịp hè đi đá bóng”.
Những ước mơ thật hồn nhiên nhưng rất ý nghĩa đối với tâm hồn trẻ thơ mà người lớn cũng cần phải… ngẫm.
Thiết nghĩ dù bận rộn, cuộc sống còn khó khăn nhưng các bậc phụ huynh cần quan tâm, chia sẻ với con cái từ những điều giản dị của các con.
THÁI HOÀNG
Theo tuoitre.vn
Sẽ không còn tái diễn "mưa" điểm 10?
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 sẽ diễn ra. Với nhiều điểm mới đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh, trong đó có việc đề thi được mở rộng thêm phần kiến thức lớp 11 và có độ phân hóa cao hơn, dư luận đang kỳ vọng hiện tượng "mưa" điểm 10 sẽ không còn tái diễn.
Năm 2018, đề thi sẽ có độ phân hóa cao hơn.
Theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố, Kỳ thi sẽ gồm 5 môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Các bài thi bắt buộc mà thí sinh phải làm gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tự chọn: Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội. Bài thi Ngoại ngữ gồm 50 câu trắc nghiệm, thời gian 60 phút.
Thí sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật. Bài thi Toán gồm 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Bài thi Ngữ văn được ra theo phương pháp tự luận, thời gian làm bài 120 phút.
Các bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội cũng được ra theo phương pháp trắc nghiệm, tổng thời gian làm bài là 150 phút. Mỗi môn trong tổ hợp có 40 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Sau khi làm hết môn này sẽ thu đề và phát môn tiếp theo, thời gian nghỉ giữa 2 môn liên tiếp trong cùng tổ hợp là 10 phút. Để được xét tốt nghiệp THPT, thí sinh phải làm 4/5 bài thi hoặc làm cả 5 bài.
Khi lựa chọn cả 2 bài thi tự chọn (tức chọn làm cả 5 bài thi), thí sinh sẽ phải dự thi tất cả các buổi thi, nếu bỏ một trong 2 bài tự chọn sẽ bị coi là bỏ thi và không được xét công nhận tốt nghiệp, đồng nghĩa việc không được xét tuyển vào đại học. Như vậy, nếu so với kỳ thi năm 2017, quy chế thi, đặc biệt là quy trình lựa chọn và làm bài thi tổ hợp được tổ chức chặt chẽ và đảm bảo công bằng hơn.
Về đề thi, lãnh đạo Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết: Đề thi năm nay nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 nhưng chủ yếu ở lớp 12. Đề thi sẽ có 2 phần: Phần thuộc khối kiến thức cơ bản, chiếm hơn 50%, phần còn lại là nâng cao để phân hóa thí sinh. Bộ GD&ĐT cũng cho hay, đề thi năm nay sẽ tăng số câu hỏi phân hóa để bảo đảm tính phân hóa khi xét tuyển vào các trường đại học.
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên, học sinh cũng nhận định, đề thi tham khảo các môn thi được Bộ công bố ngày 24-1 vừa qua cho thấy đề thi khó hơn hẳn so với năm trước, số thí sinh đạt điểm cao (điểm tuyệt đối) dự báo sẽ giảm, đặc biệt là sẽ không còn hiện tượng "mưa điểm 10" như đã từng xảy ra trong kỳ thi THPT năm 2017.
Cùng với việc siết chặt quy chế thi như nghiêm khắc với các thí sinh vi phạm quy chế, trừ từ 25-50% điểm thi đối với các thí sinh bị khiển trách, cảnh cáo, điểm ưu tiên khu vực cũng đã được Bộ GD&ĐT điều chỉnh giảm đi 50% so với các năm trở về trước, điểm thi cũng được làm tròn đến hai chữ số thập phân.
Lý giải về những thay đổi này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: "Sau một số năm, độ chênh lệch vùng miền không còn quá cao nữa nên mức điểm này hạ xuống để phù hợp với sự phát triển của các vùng khó khăn. Cụ thể, ở khu vực 1 điểm ưu tiên sẽ là 0,75, ở khu vực 2 là 0,5 và khu vực 2 nông thôn là 0,25. Ngoài ra, môn thi tự luận duy nhất còn lại ở kỳ thi THPT quốc gia là Ngữ văn sẽ làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Như vậy, sẽ không còn những trường hợp các mức điểm lẻ khác nhau đều quy về bằng nhau theo các mức 0; 0,25; 0,5; 0,75 như trước. Chẳng hạn, một thí sinh đạt 4,99 điểm, nếu theo quy định cũ, điểm của thí sinh này sẽ được làm tròn thành 5 điểm. Còn theo quy định mới, điểm vẫn được giữ nguyên là 4,99. Điều này sẽ đảm bảo công bằng hơn cho thí sinh và sự cạnh tranh giữa các em khi xét tuyển vào đại học cũng sẽ quyết liệt hơn".
Theo Cand.com.vn
Trường ĐH báo điểm cho phụ huynh bằng... tin nhắn Một trường ĐH tại TP.HCM đã làm một việc hiếm thấy là nhắn tin kết quả học tập từng học kỳ của sinh viên tới phụ huynh. Ảnh chụp tin nhắn trường gửi cho phụ huynh Ngay sau Tết Nguyên đán, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tiến hành thông báo điểm tích lũy học kỳ 1 năm học 2017-2018 cho phụ huynh...