Họp phụ huynh đầu năm: Tìm cách phối hợp hiệu quả để giáo dục học sinh
Nội dung của cuộc họp CMHS đầu năm nhằm tìm cách phối hợp hiệu quả giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 trong năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Họp CMHS đầu năm tại trường tiểu học Nguyễn Du ( quận Hoàn Kiếm)
Phối hợp hiệu quả để giáo dục học sinh
Bà Bùi Thị Diệu Ngọc – Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Du (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: Tại cuộc họp đại diện CMHS các lớp, hiệu trưởng đã thay mặt nhà trường phổ biến về đặc điểm tình hình nhà trường, các công việc nhà trường chuẩn bị để cho các con được đi học trong môi trường an toàn.
Bên cạnh đó, nhà trường quán triệt những nội dung mà các cán bộ, giáo viên, nhân viên và CMHS đều phải nghiêm túc thực hiện về công tác phòng dịch Covid 19; công tác thu chi đầu năm học, hoạt động ban đại diện CMHS. Việc triển khai của nhà trường đã nhận được sự nhất trí cao từ 30/30 đại diện CMHS các lớp về định hướng giáo dục, về công tác bán trú và công tác thu-chi.
Cũng tại buổi họp này, hiệu trưởng đã truyền đạt tới đại diện CMHS các lớp một số nội dung chính của Chương trình GDPT 2018; việc triển khai áp dụng chương trình đó với lớp 1. Qua phần phổ biến của cuộc họp này, đại diện CMHS đã nắm rõ hơn về toàn bộ các hoạt động trong trường, để từ đó có thể phối hợp cùng cô giáo chủ nhiệm triển khai tại lớp có hiệu quả.
Trong buổi họp đầu năm, giáo viên chủ nhiệm phổ biến các văn bản quy định, nội quy nhà trường, chia sẻ những cảm nhận của cô trò trong tuần đầu học tập, giới thiệu các môn học và yêu cầu cần đạt, sau đó cùng CMHS trao đổi về việc kết hợp giáo dục học sinh và cách thức làm việc giữa CMHS và giáo viên.
Mỗi lớp cũng sẽ bầu ra Ban đại diện phụ huynh của lớp để cùng tham gia vào các hoạt động tại trường Tiểu học Nguyễn Du và thực hiện đúng qui định theo thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của bộ Giáo dục và đào tạo ban hành về điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đặc biệt nhất có lẽ là buổi họp CMHS khối lớp 1, sau 1 tuần triển khai dạy học theo chương trình mới, giáo viên chủ nhiệm đã chia sẻ rất nhiều điều thú vị về các con, cũng như truyền thông tốt để CMHS hiểu và tương tác hiệu quả với chương trình GDPT 2018.
Học sinh lớp trường tiểu học Mậu Lương (quận Hà Đông)
Tránh lạm thu núp bóng tự nguyện
Còn tại trường Tiểu học Mậu Lương (phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội), ngày 20/9 tới đây, phụ huynh toàn trường sẽ có buổi họp phụ huynh đầu tiên của năm học mới 2020-2021. Trong cuộc họp này, nội dung chủ yếu là tìm cách phối hợp hiệu quả giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 trong năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
Bà Mai Thị Kim Dung – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để tránh dư luận không tốt về công tác thu – chi đầu năm học, nhà trường thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản theo chủ trương, quy định. Giải thích và làm rõ đầu mục các khoản thu theo diện bắt buộc, thu hộ, tự nguyện… để phụ huynh biết.
Bà Dung thông tin về các khoản thu nhà trường sẽ triển khai đến phụ huynh bao gồm: Tiền chăm sóc bán trú, tiền ăn, bảo hiểm, sữa học đường, nước uống. Năm học này, trường Tiểu học Mậu Lương dự kiến sẽ không có quỹ hội, quỹ trường do trường mới được thành phố đầu tư xây dựng mới, cơ sở vật chất đã rất đồng bộ, khang trang, sạch đẹp.
Đặc biệt, để tránh trường hợp núp bóng “tự nguyện” các khoản thu quỹ lớp nhà trường yêu cầu Ban đại diện phụ huynh học sinh kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch hoạt động và triển khai cho học sinh, trên cơ sở đó dự trù số kinh phí thực hiện là bao nhiêu.
Nhà trường sẽ xem xét, điều chỉnh hợp lý nhất cả về các nội dung hoạt động lẫn các khoản thu. Sau đó Đại diện Ban phụ huynh học sinh thông qua phụ huynh học sinh cả lớp. Nếu có được sự đồng thuận và tự nguyện thì Đại diện Ban phụ huynh học sinh mới được tiến hành thu.
Phụ huynh Tiểu học trị trấn Nghĩa Đàn "hoa mắt" với nhiều khoản đóng khó hiểu
Vào lớp 1 chưa đầy một tuần nhưng phụ huynh tại trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn (Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã hoa mắt vì tiền đóng đầu năm.
Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn thư của một số phụ huynh có con học lớp 1 tại trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn (huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) nêu tình trạng các khoản đóng góp ở trường này "khó hiểu" và quá nhiều.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, các khoản thông báo đóng góp đầu năm đã khiến phụ huynh "hoa mắt" khi tổng số tiền đầu cấp của lớp 1 tại trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn tổng số lên đến 4.665.000 đồng.
Đây là số tiền lớn với nhiều phụ huynh ở huyện miền núi Nghĩa Đàn. Dù chưa phải nộp nhưng nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng vì số tiền lớn, nhiều gia đình đang tìm cách chạy vạy lo cho các con.
Trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn từ trên cao: Ảnh: Truyền hình Nghệ An.
Cụ thể số tiền phụ huynh các em học lớp 1 liệt kê gồm rất nhiều tiền mà được cho là rất khó hiểu như:
- Tiền mua bản quyền kỹ năng sống cho trẻ: 450.000 đồng
- Tiền bảo vệ trường 150.000 đồng
- Quỹ trường 100.000 đồng
- Tiền tăng buổi cho cô: 810.000 đồng
- Tiền mua ti vi dạy học 290.000 đồng
- Tiền xây dựng nhà ăn, nhà xe: 380.000 đồng
Bên cạnh đó là các khoản tiền:
- Tiền vở viết 10 quyển: 75.000 đồng
- Đồ đồng phục 4 cái: 375.000 đồng
- Áo khoác đồng phục: 150.000 đồng
- Sách giáo khoa 730.000 đồng
- Quỹ lớp 400.000 đồng
- Tiền lắp quạt lớp 5 cái: 30.000 đồng
Phản hồi đến tòa soạn, một số phụ huynh không hiểu vì sao mỗi một học sinh phải đóng số tiền bản quyền kỹ năng sống nhiều đến thế, bên cạnh đó việc mua ti - vi, xây dựng nhà ăn nhà xe, bảo vệ...học sinh có phải đóng nhiều đến như vậy.
Số tiền mà phụ huynh học sinh thống kê gửi đến tòa soạn. Ảnh: LC
Bên cạnh đó, theo phụ huynh phản ánh, việc xã hội hóa mua ti vi chưa có sự thống nhất nhưng nhà trường vẫn thông báo thu.
Dù nhà trường chưa tiến hành thu nhưng các phụ huynh rất bức xúc nhưng không dám ý kiến vì con mới vào đầu cấp sợ ảnh hưởng đến việc học của các con.
Theo một số phụ huynh có con học tại trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn cho biết, vào học được 1 tuần rồi nhưng các con vẫn chưa có sách để học.
Với các phản ánh trên, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) xác minh về việc thu đầu năm tại trường Tiểu học Thị trấn Nghĩa Đàn.
Qua điện thoại, ông Hùng cho biết khi nhận được thông tin từ Tạp chí Giáo dục Việt Nam, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Đàn đã cho người đi xác minh thông tin.
Ngoài những khoản thu theo quy định nhà nước, nhà trường đưa ra những số tiền thỏa thuận.
Nói về số tiền 450.000 đồng bản quyền kỹ năng sống, ông Hùng cho biết: "Tiền kỹ năng sống đó là bản quyền kỹ năng sống Cooky, phụ huynh nào muốn cho con học thì mới đăng ký và sẽ đóng tiền đó.
Quỹ lớp 400.000 đồng và quỹ trường 10.000 đồng ông Hùng cho biết số tiền đó không có mà là sự thỏa thuận từng lớp, không có việc bổ đầu.
Còn tiền mua ti - vi ông Hùng cho biết đây mới chỉ là tiền thỏa thuận, trước đây trường cũng đã mua một số ti-vi nhưng vẫn còn một số phòng chưa có nên đang thỏa thuận.
Ông Hùng cũng cho biết, tổng số tiền lên đến 4.665.000 đồng là không có.
"Tùy từng phụ huynh họ sẽ đóng theo từng mục nhà trường đặt ra. Không phải bổ đều cho tất cả phải tham gia. Có học sinh đi xe đạp thì phải thu theo quy định", ông Hùng cho biết.
Nhấn mạnh lại một lần nữa, vị trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Đàn cho biết: "Phòng đã yêu cầu nhà trường báo cáo nội dung các khoản thu đầu năm học nhưng nhà trường có báo cáo lại có những khoản thu thỏa thuận mới đưa ra bàn thôi. Chưa thống nhất để thu. Nếu có đơn thư phòng sẽ tham mưu thành lập đoàn để kiểm tra".
Trường tiểu học Thị trấn Nghĩa Đàn (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) là đơn vị đầu tiên của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nghĩa Đàn đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, giai đoạn 2015 - 2020.
Trường hiện có 22 phòng học và đầy đủ phòng chức năng... đáp ứng nhu cầu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.
(Nguồn: Đài Truyền thanh truyền hình Nghĩa Đàn)
Mới đầu năm học, phụ huynh đã sục sôi chuyện quỹ lớp: Từ nộp thêm tiền dưới dạng ủng hộ nhà trường đến những người thích dùng tiền quỹ theo ý riêng Chị Phương cho biết, trường con chị học có quy định mỗi năm phụ huynh không nộp quá 500 ngàn đồng bao gồm cả tiền quỹ lớp quỹ trường. Tuy nhiên, năm nào chị cũng phải nộp gấp đôi, gấp rưỡi khoản tiền đó. Năm học mới 2020-2021 đã bắt đầu được hơn 1 tuần. Thời điểm này, nhiều trường học trong cả...