Hợp nhất Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng
Bộ GD&ĐT ban hành Văn bản hợp nhất Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Ảnh minh hoạ/internet
Một trong những điểm nhấn của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non) là quy định về tổ chức tuyển sinh. Cụ thể:
Nếu sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, xét tuyển; các cơ sở đào tạo thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau: Xác định và công bố công khai tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành; trong đó, Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội là các bài thi; các môn thi thành phần của bài thi Khoa học Tự nhiên, bài thi Khoa học Xã hội là môn thi;
Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Bộ GD&ĐT để quy định cụ thể và công bố công khai điều kiện xét tuyển thẳng; điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2; khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này;
Các cơ sở đào tạo có thủ tục sơ tuyển, tổ chức thi đánh giá năng lực, tổ chức thi năng khiếu và các hình thức thi khác kết hợp với sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ghi rõ trong Đề án tuyển sinh và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, trên phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa; phải thực hiện quy trình xét tuyển quy định tại khoản 6 Điều 10 của Quy chế này.
Nếu không sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, các cơ sở đào tạo thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau: Lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh gồm: Thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
Video đang HOT
Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: Ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xét tuyển và thông báo thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh.
Nếu sử dụng kết quả thi tuyển sinh của cơ sở đào tạo khác hoặc của tổ chức khảo thí uy tín trên thế giới để xét tuyển phải quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành);
Đảm bảo các yêu cầu: Công bố Đề án tuyển sinh đúng quy định, không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; đảm bảo công bằng (lấy kết quả từ cao xuống thấp), công khai, minh bạch trong tuyển sinh; không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xã hội.
Các cơ sở đào tạo sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh. Các cơ sở đào tạo thực hiện kết hợp các phương thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức.
Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề nếu cơ sở đào tạo sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập THPT được ghi trong học bạ do hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên cấp hoặc trong học bạ/bảng điểm về việc học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành cấp cho người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và/hoặc với điểm của cơ sở đào tạo tổ chức sơ tuyển, thi tuyển (theo quy định Điều 12 Quy chế tuyển sinh) thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập THPT phải đảm bảo các ngưỡng theo quy định của Quy chế này. Cụ thể:
Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT của cơ sở đào tạo tối thiểu bằng điểm trung bình cộng tổ hợp các bài thi/môn thi theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định;
Xét tuyển trình độ đại học sử dụng kết quả học tập THPT: Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển được quy định như sau:
Đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng – Hàm – Mặt, Dược học tối thiểu là 8,0 trở lên;
Đối với các ngành: Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 trở lên;
Đối với ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao tối thiểu là 6,5 trở lên. Nếu đối tượng dự tuyển là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đoạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế hoặc có điểm thi năng khiếu do cơ sở đào tạo tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên;
Đối với ngành Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật tối thiểu là 6,5 trở lên. Nếu đối tượng dự tuyển có điểm thi năng khiếu do cơ sở đào tạo tổ chức đạt loại xuất sắc (từ 9,0 trở lên theo thang điểm 10,0) thì điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu là 5,0 trở lên.
Xét tuyển trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non sử dụng kết quả học tập THPT: Điểm bài thi/môn thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng các bài thi/môn thi xét tuyển tối thiểu là 6,5 trở lên.
Trường hợp xét tuyển từ điểm sơ tuyển, thi tuyển do cơ sở đào tạo tổ chức với điểm thi tốt nghiệp THPT và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 và việc thi tuyển phải thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
Các cơ sở đào tạo có thể tổ chức nhiều đợt tuyển sinh trong năm nhưng phải công bố cụ thể trong Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
Quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 có gì mới?
Chiều 25/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.
Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BGDĐT ngày 1/6/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7/5/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/7/2021.
Quy chế tuyển sinh trình độ đại học sửa đổi cập nhật thông tin phù hợp với tình hình mới. Ảnh: Lê Phú.
Quy chế tuyến sinh sửa đổi bên cạnh cập nhật nội dung của các văn bản: Luật, Nghị định, Pháp lệnh người có công đã có hiệu lực, thống nhất các văn bản thuật ngữ thì có một số điểm mới thay đổi so với năm 2020, cụ thể:
Với việc xét tuyển, quy chế bổ sung phương thức thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến. Sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần (so với năm 2020 thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần).
Theo Quy chế này, Bộ GD&ĐT quy định chặt chẽ hơn về việc các UBND các địa phương khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đặt hàng đào tạo nhân lực cho tỉnh, đối tượng là học sinh các vùng trên. Cụ thể, thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên và học 3 năm cấp trung học phổ thông tại địa phương, cam kết làm việc tại tỉnh sau khi tốt nghiệp; Chủ tịch UBND cấp tỉnh đặt hàng chịu trách nhiệm giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.
Ngoài giấy chứng nhận kết quả thi THPT, các trường không được dùng bất cứ một hình thức nào khác để thay thế giấy chứng nhận xác định nhập học.
Để xét tuyển đợt 1, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non chỉ được chọn một trong hai phương thức: Đăng ký trực tiếp trên Phiếu đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển hoặc đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn của sở GD&ĐT và nộp lệ phí đăng ký xét tuyển. Trong các đợt xét tuyển sau đợt 1, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
Quy chế tuyển sinh mới bổ sung các điều kiện ưu tiên đối tượng với thí sinh đủ điều kiện theo pháp lệnh của Thường vụ Quốc hội có hiệu lực từ 1/7/2021.
Cũng theo quy chế này, Bộ GD&ĐT quản lý cơ sở dữ liệu xét tuyển chung toàn quốc; xây dựng, duy trì và vận hành Cổng thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh. Do đó, những vấn đề như: Chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh, cơ sở dữ liệu về kết quả thi tốt nghiệp THPT, hệ thống nhập dữ liệu thống kê nguyện vọng của thí sinh và các thông tin khác cần thiết cho công tác tuyển sinh được Bộ GD&ĐT cập nhật.
Quy định tuyển thẳng, xét tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào dự bị đại học Theo dự thảo, phương thức tuyển sinh vào học dự bị đại học (DBĐH) bằng hình thức tuyển thẳng và xét tuyển. Ảnh minh họa Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ...