Họp mặt đoàn đại biểu dự Đại hội các dân tộc thiểu số lần II
Chiều 1-12, Ban dân tộc tỉnh tổ chức họp mặt Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 4-12.
Cùng dự có Phó bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường, lãnh đạo Ban dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh…
Phó bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban dân tộc tỉnh trao đổi chia sẻ sau cuộc họp mặt.
Tham dự đại hội lần này, Đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai gồm có 17 đại biểu chính thức (trong đó có 1 đại biểu khách mời) đại diện cho gần 190 ngàn người dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.
Phát biểu tại buổi họp mặt, đồng chí Quản Minh Cường, Phó bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận máu thịt, không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng, Nhà nước, tỉnh luôn quan tâm tạo điều kiện, chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng phấn khởi là những năm qua dù còn có những khó khăn nhất định song đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã ngày càng cải thiện và nâng cao.
Đồng chí Quản Minh Cường cho rằng, đại hội dân tộc thiểu số toàn quốc là sự kiện chính trị hết sức trọng đại, vì vậy các đại biểu tham dự cần tích cực nghiên cứu đóng góp cho đại hội và lĩnh hội quyết tâm thư của đại hội để về tuyên truyền, lan tỏa trong đồng bào dân tộc mình. Cùng với đó, tiếp tục nỗ lực phát huy tốt vai trò người uy tín trong đồng bào, xứng đáng là tấm gương sáng, là cầu nối nhân dân với Đảng nhằm phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đồng chí Phó bí thư Tỉnh ủy đề nghị trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đạt được để làm tốt công tác tham mưu thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vào sự phát triển
Những ngày này, 100% ấp, khu phố trong tỉnh đều tổ chức các hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhiều hình thức, nội dung phong phú...
Video đang HOT
Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng và Phó chủ tịch thường trực phụ trách Ủy ban MTTQVN tỉnh Bùi Quang Huy cùng lãnh đạo Thành ủy Long Khánh trò chuyện với nhân dân KP.6, P.Xuân An trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2020. Ảnh: Nguyệt Trinh
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2020 còn trở nên đặc biệt ý nghĩa khi đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam. Cấp ủy, chính quyền các cấp và 100% khu dân cư đã chuẩn bị sớm, chu đáo, thể hiện đúng ý nghĩa của ngày hội, thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, tiếp tục huy động và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn, cùng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển của tỉnh.
* Gắn kết, tôn vinh giá trị cao đẹp
Phó chủ tịch thường trực phụ trách Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bùi Quang Huy cho biết, điểm mới của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2020 chính là gắn kết và tôn vinh những giá trị cao đẹp nhất của truyền thống đại đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của dân tộc, của đồng bào.
"Nếu những năm trước, Ngày hội Đại đoàn kết được tổ chức có phần còn sơ cứng; có nơi giống như cuộc họp hoặc hội nghị tiếp xúc cử tri... thì năm nay những điều này đã cơ bản được khắc phục khi người dân tham gia đông hơn, vui hơn. Ngày này thực sự trở thành ngày hội, góp phần nhân lên những giá trị văn hóa cao đẹp của truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước" - đồng chí Bùi Quang Huy nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Xuân Hóa (ngụ KP.6, P.Xuân An, TP.Long Khánh) cho hay, trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm nay, người dân KP.6 rất vui mừng được đón người đứng đầu chính quyền tỉnh về cùng dự. "Nghe chia sẻ, phát biểu của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng với người dân tại ngày hội, chúng tôi thực sự vui và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp, tiếp tục đoàn kết xây dựng KP.6 đạt các tiêu chí chuẩn của đô thị văn minh hiện đại" - ông Nguyễn Xuân Hóa nói.
Theo đồng chí Bùi Quang Huy, trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2020, hầu hết các khu dân cư đều tổ chức được bữa cơm đại đoàn kết. Đồng chí Bùi Quang Huy chia sẻ: "Ý nghĩa quan trọng nhất của bữa cơm này mang giá trị của tình làng, nghĩa xóm. Trong bữa cơm đại đoàn kết, người dân có thể nói được với nhau nhiều hơn về tình đồng chí, nghĩa đồng bào, về sự yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng".
Năm 2020 còn là năm xảy ra nhiều dịch bệnh, thiên tai: Đại dịch Covid-19; bão, lũ ở miền Trung đã làm nhiều người chết, nhiều gia đình mất nhà, cửa, cha mẹ, vợ chồng ly tán... Vì vậy, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc còn là dịp để nhân dân chia sẻ, thấm thía ý nghĩa của tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Điều này được thể hiện rất rõ trong việc huy động hàng tỷ đồng ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ vừa qua.
Tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do bão lũ, ông Nguyễn Long Bôn, đại diện Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) cho rằng, mỗi khi khó khăn, truyền thống đoàn kết dân tộc lại được nhân lên và tỏa sáng ở mọi vùng miền của đất nước.
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn (thứ năm từ trái sang) dự chung vui và trò chuyện với người dân ấp Hòa Bình, xã Túc Trưng, H.Định Quán trong Ngày hội đại Đoàn kết toàn dân tộc năm 2020. Ảnh: Nguyệt Trinh
"Cán bộ nhân viên, người lao động trong tổng công ty tích cực hưởng ứng tinh thần chống dịch như chống giặc mà Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi và truyền thống "lá lành đùm lá rách" chung tay hỗ trợ đồng bào miền Trung. Dù phần quà tặng ủng hộ không nhiều nhưng mang ý nghĩa lớn, kết nối thêm tình cảm, truyền thống đoàn kết của nhân viên, người lao động công ty đối với đội ngũ y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch; đồng thời làm vơi bớt những đau thương mà đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu" - ông Nguyễn Long Bôn bộc bạch.
Tại Ngày hội Đại đoàn kết năm 2020, các đồng chí cán bộ lãnh đạo sinh sống trên địa bàn dù công tác ở nơi khác nhưng đã về sinh hoạt chung vui với người dân. Qua đó, mối quan hệ giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân càng thêm gắn bó; việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vào xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng chặt chẽ. Nói như Phó chủ tịch thường trực phụ trách Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bùi Quang Huy: "Việc này còn là một phép thử để từng cán bộ, đảng viên trên các cương vị công tác của mình tự soi lại trách nhiệm của mình với nhân dân, với khu vực sinh sống. Chính vì vậy, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2020 thực sự trở thành điểm kết nối đồng bào, một ngày để người ta đến với nhau, yêu thương, đùm bọc nhau nhiều hơn"...
* Xây dựng nông thôn mới nâng cao, đô thị văn minh
Tính đến cuối năm 2019, 100% đơn vị cấp xã, 100% đơn vị cấp huyện trong tỉnh đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong đó có 43 xã nông thôn mới nâng cao và là tỉnh đầu tiên khu vực phía Nam có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn cho rằng, thành quả này đã khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và đặc biệt là truyền thống đoàn kết toàn dân tộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. "Truyền thống này được phát huy cao độ, thông qua các hoạt động trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc mà tôi được chứng kiến. Ở độ tuổi 60-70 nhưng người dân vẫn cất vang lời ca tiếng hát... "Ý Đảng" hợp với "lòng dân" tạo nên cuộc sống đầy đủ về vật chất, vui tươi về tinh thần và tiếp tục tỏa sáng truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc" - đồng chí Hồ Thanh Sơn nhấn mạnh.
Dự Ngày hội Đại đoàn kết tại ấp 9, xã Sông Ray (H.Cẩm Mỹ), đồng chí Trần Trung Nhân, Ủy viên Ban TVTU, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy ghi nhận, với quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền và truyền thống đoàn kết của người dân nên trong năm 2020 ấp 9 đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, đặc biệt nhân dân góp sức hoàn thành 10 nhánh đường nông thôn mới nâng cao với tổng chiều dài trên 2km.
Đồng chí Trần Trung Nhân nhận xét: "Những thành quả này đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân. Giao thông nông thôn thuận lợi, người dân còn đồng lòng tập trung xây dựng khu dân cư kiểu mẫu với 6 tuyến đường trồng hoa, cây cảnh sáng, xanh, sạch, đẹp. Qua đó cho thấy ý Đảng, lòng dân được hòa quyện tạo nên thành quả trong xây dựng nông thôn mới mà nhân dân ấp 9 đang được hưởng thụ".
Theo ông Nguyễn Duy Khánh, Trưởng ban vận động ấp 9, điều làm nên thành công trong xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn chính là nơi đây chi bộ, ban ấp đã phát huy tốt quy chế dân chủ cơ sở. Tất cả chủ trương liên quan đến làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới, cuộc sống người dân... đều được người dân bàn thảo kỹ lưỡng, lên phương án thực hiện và giám sát hiệu quả.
Nhờ đó, hiện nay, ấp 9 đã xây dựng được 6 tuyến đường kiểu mẫu sáng, xanh, sạch, đẹp; trồng 600 cây cảnh với số tiền 14,4 triệu đồng; lắp đặt hệ thống điện thắp sáng 7,5km đường nông thôn, làm trụ treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng dọc các tuyến đường bê tông, lắp đặt 10 camera an ninh...
Cũng là một trong 24 khu dân cư tiêu biểu được chọn để các đồng chí lãnh đạo tỉnh về dự chung vui trong Ngày hội Đại đoàn kết, KP.Đồng Nai (P.Hóa An, TP.Biên Hòa) là khu dân cư điển hình tiêu biểu trong xây dựng đô thị văn minh.
Biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của khu dân cư ấp Bàu Cá, xã Trung Hòa, H.Trảng Bom. Ảnh: Công Nghĩa
Theo ông Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng ban công tác Mặt trận KP.Đồng Nai, điểm nổi bật là chi bộ, ban ấp đã phát huy vai trò tiên phong trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng khu phố văn minh, hiện đại. Từ một địa bàn có đông công nhân lao động thuê trọ, sinh sống, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trước đây, đến nay toàn khu phố chỉ còn 2 hộ nghèo; nhân dân đoàn kết lắp đặt hơn gần 30 camera theo dõi, quan sát nên tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, người dân và công nhân lao động yên tâm làm ăn, sinh sống...
Theo đồng chí Bùi Quang Huy, những nỗ lực trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh chính là giảm hộ nghèo một cách bền vững. Đến nay, Đồng Nai đã hoàn thành việc xây dựng nhà đại đoàn kết, xóa nhà dột, nhà tạm cho người nghèo. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm mạnh, từ 1,76% năm 2016 xuống 0,04% cuối năm 2020.
"Thành quả nông thôn mới và đô thị văn minh chỉ có giá trị khi đời sống người dân được nâng cao; không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, cận nghèo. Người dân được tiếp cận các dịch vụ xã hội đa chiều về thông tin, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội... tiếp tục khẳng định chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước và sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân" - đồng chí Bùi Quang Huy nhấn mạnh.
Lâm Đồng: Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết khu dân cư tiêu biểu Ngày 16/11, Thôn 8A,xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm ( Lâm Đồng) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020). Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Bảo Lâm trao bằng công nhận khu dân cư tiêu biểu cho Thôn 8A. Dự ngày hội...