Hớp hồn trai Séc ngay buổi đầu, mẹ Việt đơn thân mãn nguyện nhìn chồng đối xử với con riêng
Quãng thời gian làm mẹ đơn thân, Trang từng bị khủng hoảng tâm lý dẫn đến trầm cảm rất nặng.
Khi quyết định làm mẹ đơn thân, Trang Nguyễn (26 tuổi, đang sống tại New Zealand) đã từng nghĩ sẽ ở vậy nuôi con bởi cô biết từng lỡ dở một lần đò, lại có con trai riêng sẽ khó tìm được hạnh phúc thực sự. Chưa kể, tâm lý của người đi qua đổ vỡ giống như “con chim sợ cành cong”, cảm thấy rụt rè và rất khó mở lòng mình. Thế nhưng, khi Honza, (33 tuổi, người Séc) xuất hiện, anh đã dùng sự chân thành của mình để làm thay đổi mọi suy nghĩ của bà mẹ đơn thân.
Hiện tại, Trang đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc bên Honza cùng bé Ethan (6 tuổi – con trai riêng) và cô con gái Jessica (hơn 1 tuổi) xinh xắn, cũng là trái ngọt tình yêu của hai vợ chồng. Nhìn tổ ấm nhỏ của hiện tại, nhìn sự quan tâm chăm sóc của ông xã dành cho 2 con, nhiều người đều vui và chúc mừng hạnh phúc tới bà mẹ Việt, bởi sau tất cả, cô và con trai đã tìm một người đàn ông che chở thực sự.
Tổ ấm nhỏ của gia đình Trang tại New Zealand.
Trang tâm sự, 7 năm trước cô và người chồng cũ cùng là du học sinh và gặp nhau ở thành phố Queenstown của New Zealand. Cưới được hai năm thì cuộc hôn nhân nhanh chóng đổ vỡ do thể tìm được sự không đồng điệu trong suy nghĩ.
Sớm chứng kiến hạnh phúc của bố mẹ không trọn vẹn, bé Ethan khá biết điều, rất hiểu chuyện và hiếu thảo. Bé tự biết tiết kiệm tiền Tết hoặc tiền bé được người khác cho, sau đó dành tiền đó mua quà và đồ ăn ngon cho mẹ. Cô cũng không quên dạy con về đức tính tự lập và tự giác phải biết đứng lên bằng đôi chân của mình sau vấp ngã.
Một mình vừa gánh thiên chức làm mẹ, vừa phải làm tròn trách nhiệm người cha, quãng thời gian làm mẹ đơn thân với Trang là cả một hành trình dài. Những ngày tháng sau ly hôn cô gặp vô vàn khó khăn trong việc phải làm sao để con không cảm nhận thấy nỗi đau và nỗi mất mát của mẹ. Cô đã phải kìm chế cảm xúc để không khóc trước mặt con.
Video đang HOT
Giữa lúc chới với giữa những hỗn độn của cuộc sống thì Trang vô tình quen Honza vào chiều cuối đông trong bữa tiệc một người bạn.
Bà mẹ giãi bày: ” Thật sự đó là quãng thời gian kinh khủng nhất của cuộc đời mình. Mình đã mất ngủ kéo dài, cực kỳ cô độc và bị trầm cảm rất nặng. Nhưng mình đều phải cố gắng chống chọi để vượt qua mọi đau đớn nơi đất khách quê người. Mình không dám chia sẻ với ai vì xấu hổ và vì sợ người đời bàn tán đến tai bố mẹ để họ phải buồn. Có những hôm nằm ôm con vào lòng mà đau xót, thở không được vì cảm thấy mình quá yếu đuối và thất bại. Thậm chí, có lúc khủng hoảng quá mình phải gửi con về để bà ngoại chăm giúp”.
Lần đầu làm mẹ lại đơn thân nuôi con, đối diện với mọi bỡ ngỡ Trang đều phải hỏi kinh nghiệm từ người thân qua điện thoại và tìm hiểu trên mạng. Khi bé bắt đầu biết nói Trang dạy con 2 từ quan trọng nhất của cuộc sống là “Xin lỗi và cám ơn” vì theo cô chỉ khi con người biết ơn và biết lỗi thì mới trưởng thành.
Cả gia đình thường xuyên có những chuyến trải nghiệm cùng nhau.
Giữa lúc chới với giữa những hỗn độn của cuộc sống thì Trang vô tình quen Honza vào chiều cuối đông trong bữa tiệc một người bạn. Sau ngày hôm đó, những cuộc gặp gỡ và trò chuyện ngày một nhiều hơn, cả hai tìm được nhiều điểm tương đồng và trái tim bắt đầu đập loạn nhịp.
Dẫu vậy, đối với một người đã từng trải qua đổ vỡ hôn nhân, để yêu và được yêu là một điều gì đó không hề đơn giản. Cái cảm giác sợ hãi của sự đau khổ, sợ hãi việc người mới sẽ không đối xử tốt với con mình, và vô vàn những nỗi sợ khác. Nhưng Trang cảm nhận được từ ở Honza một sự ấm áp và chân thành vô hình.
Ấn tượng ban đầu của Trang về chàng thanh niên mang quốc tịch Séc là người rất chân thành, rộng lượng, không chỉ vậy, anh còn yêu con riêng của Trang như con đẻ của mình. Biết Trang từng trải qua cuộc hôn nhân không trọn vẹn và tự ti, hạ thấp giá trị của bản thân nên Honza luôn dành cho cô sự quan tâm đặc biệt để cô có thêm niềm tin vào tình yêu.
Honza rất quý Ethan, lúc nào cũng quấn nhau như đôi bạn thân.
ến bây giờ, cô vẫn nghĩ chuyện tình yêu của mình giống như duyên sắp đặt, bởi trong số rất nhiều người từng tiếp xúc, Trang lại như mở lòng với Honza hơn. Bà mẹ đơn thân bị cảm động khi nghe Honza nói rõ với mọi người rằng vì anh yêu cô, có con cũng không sao. Anh sẽ coi Ethan như con anh và anh cũng yêu cầu mọi người trong nhà phải tôn trọng quyết định của anh.
“Honza rất quý Ethan, lúc nào cũng quấn nhau như đôi bạn thân. Ethan rất thích đi chơi, đạp xe và nghe Honza đọc sách cho nghe. Honza luôn là người nghĩ ra những phương pháp dạy Ethan đọc sách, viết chữ, chơi thể thao. Nhìn cái cách anh quan tâm và yêu thương Ethan, mình cảm thấy mãn nguyện. Anh ấy là người đàn ông có chính kiến, mạnh mẽ nên mình rất tin tưởng và sẵn sàng gật đầu để dành cơ hội cho cả hai đem lại hạnh phúc cho nhau” – Cô nói.
Sau khi đã về chung một nhà, Trang không chỉ tìm được ý trung nhân của đời mình mà cô còn thấy mình như tìm được “cộng sự” trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Từ ngày có thêm bé Jessica, Trang và ông xã chia ca ra để chăm sóc con.
Khi mới sinh con gái thứ 2, để có thời gian chăm sóc bản thân và hồi phục cơ thể nhanh hơn, Trang thường hút sữa ra để chồng có thể giúp cô cho con bú. Theo cô, làm vậy còn giúp chồng tạo được sợi dây liên kết tốt hơn với con, đồng thời giúp anh hiểu được nỗi vất vả của việc chăm sóc con cái, từ đó có sự san sẻ, hỗ trợ công việc trong gia đình.
Trang rất hài lòng với những gì thuộc về hiện tại khi mỗi ngày được chồng yêu thương, được nhìn thấy các con lớn khôn và ngoan ngoãn.
Chưa hết, từ ngày đến với cuộc hôn nhân mới, Trang còn được chồng tin tưởng tuyệt đối và ủng hộ Trang trong tất cả các quyết định, vì với Honza “Chỉ cần vợ vui anh sẵn sàng làm tất cả”. Cô xúc động nói: “Tình yêu của anh không phải như tiểu thuyết ngôn tình, cũng không phải là sự lãng mạn ảo tưởng một lúc huy hoàng rồi lại tắt. Ở anh Trang luôn cảm nhận được sự ấm áp, vững vàng và độc lập. Lúc Trang thật sự yêu anh là khi anh trả lời “Anh không biết có thể yêu thương con em như con ruột của anh không nhưng thời gian sẽ thay anh trả lời em tất cả”. Không màu mè nhưng lại rất thật với cảm xúc của mình. Câu anh nói Trang thích nhất đó chính là “Em yên tâm”. Nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Ngoài ra, mỗi lần được nghe anh nói: “Anh chuyển khoản rồi” là Trang lại sướng rơn”.
Nói về cuộc sống hôn nhân, Trang thổ lộ, cô rất hài lòng với những gì thuộc về hiện tại khi mỗi ngày được chồng yêu thương, được nhìn thấy các con lớn khôn và ngoan ngoãn. Mỗi khi gặp khó khăn, cả hai lại luôn bên cạnh động viên nhau cùng vượt qua. ối với Trang, để có được cuộc sống như hiện tại đó là sự chân thành, sẻ chia cùng nhau vẽ nên bức tranh có tên: “Hạnh phúc”.
Trang cũng không quên nhấn mạnh rằng phụ nữ luôn phải tin và yêu thương bản thân mình. Đừng bao giờ từ bỏ và hạ thấp giá trị chỉ vì những bất hạnh xảy ra, hãy luôn ngẩng cao đầu kiêu hãnh, hạnh phúc sẽ tự tìm đến vì cuộc sống này rất công bằng, một cánh cửa khép lại chắc chắn sẽ có một cơ hội khác mở ra.
Tập huấn về can thiệp trợ giúp người khuyết tật cho cán bộ cơ sở
Từ ngày 29-3 đến ngày 1-4, tại Khách sạn Hòa Bình (TP.Biên Hòa), Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam và Sở Y tế phối hợp tổ chức lớp tập huấn "Mô hình can thiệp toàn diện cho người khuyết tật".
Quang cảnh lớp tập huấn
Tham gia lớp tập huấn, 116 học viên là cán bộ chuyên trách phục hồi chức năng và cộng tác viên đang làm việc tại các xã, phường, ấp, khu phố của TP.Biên Hòa cùng các huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Trảng Bom đã được báo cáo viên của Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam, Sở Y tế truyền đạt những nội dung liên quan đến: can thiệp phục hồi chức năng cho người khuyết tật, các kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng cơ bản dành cho người khuyết tật tại cộng đồng, hỗ trợ tâm lý - xã hội và quản lý trường hợp đối với người khuyết tật, liệu pháp nhận thức hành vi trong trợ giúp người khuyết tật bị khủng hoảng tâm lý...
Sau lớp tập huấn này, Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam và Sở Y tế sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn tương tự dành cho cán bộ chuyên trách phục hồi chức năng và cộng tác viên đang làm việc tại các xã, phường, ấp, khu phố ở các huyện, thành phố còn lại trong tỉnh.
'Đến giờ có người vẫn coi trầm cảm là lười nhác, vô kỷ luật' Trước tình trạng thiếu hụt hotline tham vấn miễn phí cho người gặp khủng hoảng tâm lý ở Việt Nam, dự án Đường dây nóng Ngày mai ra đời với mong muốn lấp đầy khoảng trống đó. Gần 20 năm trước, khi trực tổng đài 1088 (dịch vụ kết nối người sử dụng tới các chuyên gia tư vấn trong nhiều lĩnh vực...