Hợp đồng khí đốt của Serbia với Nga gây cơn đau đầu mới cho EU

Theo dõi VGT trên

Mới đây, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thông báo Serbia đã đồng ý với một hợp đồng cung cấp khí đốt mới kéo dài 3 năm với nhà cung cấp năng lượng nhà nước của Nga là Tập đoàn Gazprom.

Thông tin này xuất hiện vào thời điểm khiến EU thêm “đau đầu” khi đang tìm cách trừng phạt Nga.

Hợp đồng khí đốt của Serbia với Nga gây cơn đau đầu mới cho EU - Hình 1
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: CNN

Theo kênh CNN, các lãnh đạo EU đang mắc kẹt trong các cuộc đàm phán căng thẳng về gói trừng phạt thứ sáu chống Nga. Theo thỏa thuận cuối cùng được công bố vào cuối ngày 30/5, EU chỉ nhất trí cấm nhập khẩu một phần dầu Nga vào khối.

Nhưng EU đã buộc phải miễn trừ để Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc tiếp tục nhập dầu Nga thông qua đường ống. Điều này được một số thành viên EU coi là một nhượng bộ lớn.

Mặc dù Serbia không phải là quốc gia thành viên EU, nhưng EU muốn một số nước láng giềng tham gia lệnh cấm dầu Nga. EU đang mở rộng quy mô về phía đông và coi Tây Balkan là chìa khóa cho an ninh châu Âu – thậm chí còn hơn thế nữa sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Quy mô, dân số và vị trí địa lý của Serbia khiến nước này trở thành một bên liên quan chính trong địa chính trị của khu vực. Nếu muốn bàn về tương lai của Bosnia hoặc Kosovo, chắc chắn sẽ cần Chính phủ Serbia tham gia.

Tuy nhiên, Serbia cũng rất phụ thuộc vào Nga về mặt khí đốt. Nước này cũng hợp tác quân sự với Nga. Nói tóm lại, Serbia được hưởng lợi rất nhiều từ mối quan hệ với Nga. Ngay cả khi họ trở thành thành viên EU, Serbia cũng sẽ không muốn làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với Nga.

Điều này tạo ra hai thực tế đồng thời cho EU mà khi đặt cạnh nhau, rất khó dung hòa.

Serbia quá lớn và quan trọng đến mức nước này rất cần thiết đối với dự án mở rộng trừng phạt Nga của EU. Serbia cũng lớn và quan trọng đến mức có thể thực hiện các thỏa thuận với Nga, Trung Quốc và EU cùng lúc nhưng vẫn là quốc gia chủ chốt với EU.

Video đang HOT

Tuy nhiên, điều đó có thể sắp thay đổi.

Hợp đồng khí đốt của Serbia với Nga gây cơn đau đầu mới cho EU - Hình 2
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 31/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Mặc dù Serbia đã ủng hộ một số nghị quyết của Liên hợp quốc lên án cuộc chiến của Nga, nhưng nước này đã không trừng phạt Nga hoặc liên kết với EU để chống Nga – điều mà các quốc gia ứng cử viên EU ​​sẽ làm. Một số quan chức EU và các nhà phân tích lo ngại rằng thỏa thuận khí đốt mới giữa Serbia và Nga có thể là một bước đi quá xa đối với một số nước thành viên EU.

Ông Filip Ejdus, phó giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học Belgrade, cho biết: “Nếu được ký kết, thỏa thuận sẽ dập tắt hy vọng của những người muốn giảm bớt ảnh hưởng của Nga trong khu vực”.

Ông Ejdus dự báo rằng Tổng thống Vucic chắc chắn sẽ cam đoan rằng Serbia vẫn đi trên con đường hướng tới gia nhập EU. Tuy nhiên, ông Ejdus cảnh báo rằng canh bạc lần này của Serbia có thể phản tác dụng vì EU có các ưu tiên chính sách khác vào lúc này. Ông nói rằng niềm tin giữa Serbia và EU có thể bị tổn hại vĩnh viễn.

Vẫn còn phải xem hợp đồng Nga-Serbia có nghĩa là các cuộc đàm phán gia nhập EU của Serbia bị đình trệ hay EU sẽ thực hiện một cách tiếp cận khác. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thỏa thuận khí đốt là điều đặc biệt gây đau đầu, khiến các quan chức và nhà ngoại giao EU buộc phải chấp nhận.

ADVERTISING

Một quan chức cấp cao của EU nói với CNN: “Chúng tôi rất lo lắng. Liên kết với các nước bên ngoài EU quan trọng hơn bao giờ hết, vì các nước bên trong EU đang cố gắng giữ vững lập trường”. Quan chức này đồng thời đề cập cụ thể đến Hungary – quốc gia thành viên EU phản đối nhiều nhất lập trường cứng rắn đối với Nga.

Hợp đồng khí đốt của Serbia với Nga gây cơn đau đầu mới cho EU - Hình 3
Công nhân vận hành đường ống dẫn khí tại Công ty nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Hungary “MOL”, gần làng Vecses, ngoại ô thủ đô Budapest. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Steven Blockmans, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu, nói với CNN rằng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, EU đã gây áp lực cho các nước thứ ba, gồm cả Trung Quốc, phải có cách tiếp cận tương tự đối với các biện pháp trừng phạt. Nếu ngay cả các nước đang tìm cách gia nhập EU cũng tìm cách lách các lệnh trừng phạt, thì điều này sẽ khiến các nước có xu hướng chống lại áp lực của EU trong ủng hộ lập trường chung mạnh mẽ đối với Nga.

Những khó khăn mà Serbia đang gây ra cho EU không kết thúc bằng các lệnh trừng phạt. Một nhà ngoại giao cấp cao châu Âu cho biết: “Toàn bộ tình huống này là một điều đau lớn đối với chúng tôi, vì nó liên quan đến cuộc đàm phán về việc liệu Ukraine có nên gia nhập EU hay không”. Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập EU vào đầu tháng 3, quá trình có thể mất nhiều năm ngay cả khi các thành viên của khối hoàn toàn ủng hộ.

EU đã phải đối mặt với nhiều khó khăn kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu. Việc giữ đoàn kết trong khối 27 quốc gia thành viên không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng thực tế là thỏa thuận khí đốt của Serbia xảy ra trong cùng tuần mà các nhà lãnh đạo EU gặp nhau để tranh luận về việc cấm năng lượng của Nga đã cho thấy một số thứ sẽ nằm ngoài tầm tay của EU.

Theo thời gian, đó có thể trở thành một vấn đề rất phức tạp cho tương lai của dự án châu Âu.

Quốc gia châu Âu 'phớt lờ' lệnh trừng phạt của EU, ký thỏa thuận khí đốt 'béo bở' với Nga

Serbia đã đạt được một thỏa thuận thuận lợi về việc mua khí đốt tự nhiên của Nga, bất chấp áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Quốc gia châu Âu phớt lờ lệnh trừng phạt của EU, ký thỏa thuận khí đốt béo bở với Nga - Hình 1
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic. Ảnh: Reuters

Khi cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục kéo dài, Tổng thống Serbia tuyên bố rằng ông đã đạt được một thỏa thuận khí đốt tự nhiên "cực kỳ thuận lợi" với Moskva sau cuộc điện đàm hôm 29/5 với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo ông Vucic, Serbia sẽ tiếp tục nhận khí đốt của Nga theo công thức có lợi hiện tại, được tính dựa trên giá dầu trên thị trường toàn cầu. Điều này có nghĩa là cho đến nay Serbia sẽ có giá khí đốt tốt nhất ở châu Âu.

"Cuộc nói chuyện rất tốt về một số chủ đề, trong đó quan trọng nhất là quan hệ song phương của chúng tôi và thỏa thuận khí đốt. Chúng tôi sẽ ký hợp đồng ba năm và chúng tôi sẽ thảo luận về lượng khí đốt. Serbia cần một lượng lớn khí đốt và chúng tôi sẽ có một mùa Đông ấm áp, an toàn, trong khi giá khí đốt sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán tiếp theo", ông Vučić nói.

Tổng thống Serbia cho biết mức giá mà Serbia sẽ trả cho Gazprom của Nga để mua khí đốt tự nhiên hiện bằng một phần ba mức giá mà các nước châu Âu khác phải trả. Ông cho biết thêm, giá có thể giảm xuống vào mùa Đông, dự kiến ​​dao động trong khoảng 340-350 USD/1.000 mét khối.

Theo ông Vucic, mức giá đã thỏa thuận áp dụng cho 2,2 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm và Serbia cần 800 triệu mét khối nữa. Serbia đang đàm phán một thỏa thuận khí đốt tự nhiên mới với Gazprom do thỏa thuận kéo dài 6 tháng được ký vào tháng 11/2021 sẽ hết hạn vào ngày 31/5. Khí đốt tự nhiên của Nga hiện có giá 270 USD/1.000 mét khối cho Serbia.

Gazprom là chủ sở hữu phần lớn của Ngành công nghiệp dầu mỏ của Serbia, trực tiếp hoặc thông qua các công ty con. Đây cũng là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên duy nhất ở Serbia và là chủ sở hữu phần lớn của cả hai đường ống cung cấp khí đốt của Nga đến Serbia.

Điện Kremlin xác nhận rằng hai nhà lãnh đạo Nga và Serbia đã đồng ý về việc Moskva tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho Serbia. Tại cuộc điện đàm, hai bên cũng đã trao đổi ​​về một số chủ đề, bao gồm tình hình Ukraine và các sự kiện liên quan đến Kosovo.

Hai bên cũng "tái khẳng định quan điểm chung" nhằm củng cố nhất quán quan hệ đối tác chiến lược dựa trên mối quan hệ gắn bó truyền thống giữa hai quốc gia, Điện Kremlin cho biết trong một thông cáo báo chí.

Thỏa thuận mới có thể sẽ được ký kết trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tới Belgrade vào đầu tháng 6 tới - chuyến thăm hiếm hoi của một quan chức cấp cao của Nga tới một quốc gia châu Âu kể từ khi xung đột nổ vào ngày 24/2.

Serbia nhập khẩu 81% khí đốt, 18% dầu mỏ và các dẫn xuất từ ​​dầu mỏ của Nga. Theo các chuyên gia, lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ hàng năm của Serbia là khoảng 3 tỷ mét khối, 49% trong số đó được sử dụng cho các nhà máy sưởi ấm và các nhà máy điện, trong khi 26% được tiêu thụ cho ngành công nghiệp.

Trong khi đó, các hộ gia đình ở Serbia tiêu thụ khoảng 13% tổng lượng khí đốt, các trung tâm mua sắm và các cơ sở kinh doanh khác sử dụng khoảng 10%. Ngược lại, ngành nông nghiệp và vận tải chỉ tiêu thụ 2%.

Khi xung đột nổ ra, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã từ chối phản ứng về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và Serbia không tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva. Tổng thống Vucic tuyên bố rằng ông muốn Serbia gia nhập EU nhưng vẫn tiếp tục củng cố mối quan hệ với Nga.

Bất chấp áp lực từ phương Tây, ông Vucic và các nhà lãnh đạo Serbia khác đã phàn nàn về các trừng phạt của họ nhằm vào Nga. Các quan chức Serbia cho rằng nước này phải chống lại sức ép như vậy, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc từ bỏ mục tiêu gia nhập EU.

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Nga và Serbia không ngừng được cải thiện. Các cuộc thăm dò cho thấy đa số người dân Serbia muốn tham gia hợp tác với Moskva thay vì EU.

"Thỏa thuận mà Tổng thống Vucic đạt được với Tổng thống Putin là bằng chứng cho thấy quyết định không tham gia vào các hoạt động trừng phạt chống Nga được tôn trọng như thế nào", Bộ trưởng Nội vụ Serbia Aleksandar Vulin, cho biết, lưu ý rằng nước này đã "đưa ra quyết định có lợi cho Serbia và không chấp nhận mệnh lệnh" từ phương Tây.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene
20:07:33 30/09/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024

Tin đang nóng

Vụ cháy xe đi dã ngoại tại Thái Lan: Nữ giáo viên trẻ vẫn ôm chặt học sinh trong giây phút sinh tử, dòng chia sẻ cuối cùng càng gây xó.t x.a
07:49:23 02/10/2024
Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024
Bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý bán một số dự án cổ phần để khắc phục
10:11:32 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024

Tin mới nhất

Cháy xe buýt ở Thái Lan, 25 học sinh và giáo viên thiệ.t mạn.g

10:18:17 02/10/2024
Trang tin Thai PBS dẫn nguồn tin từ giới chức Thái Lan nói rằng, chiếc xe buýt chở theo 44 người, bao gồm các học sinh và giáo viên, trong lộ trình di chuyển từ tỉnh Uthai Thani tới Ayutthaya thì bất ngờ bắt lửa tại tỉnh Pathum Thani.

Iran phóng 180 tên lửa đạn đạo về phía Israel, Mỹ giúp Tel Aviv phòng thủ

10:09:44 02/10/2024
Theo nhà chức trách Israel, hệ thống phòng không của nước này đã hoạt động hiệu quả khi bắ.n chặn được lượng lớn tên lửa thù địch.

Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia

08:26:57 02/10/2024
Nga tuyên bố họ cởi mở với việc thương lượng liên quan tới khả năng rút quân khỏi Abkhazia và Nam Ossetia, 2 vùng ly khai Georgia.

Nga vây bọc từ 3 hướng, hàng trăm lính Ukraine mắc kẹt ở thành trì Donetsk

08:23:52 02/10/2024
Nga tăng cường các mũi tấ.n côn.g nhằm vào Vuhledar, khép thế gọng kìm khiến hàng trăm binh sĩ Ukraine bị kẹt lại bên trong thành trì chiến lược.

Google xây trung tâm dữ liệu 1 tỷ USD tại Thái Lan

08:12:12 02/10/2024
Google vừa thông báo sẽ đầu tư 36 tỷ baht, tương đương 1 tỷ USD, vào Thái Lan để xây dựng trung tâm dữ liệu, dự kiến đặt tại một khu công nghiệp ở Chonburi, một tỉnh miền Trung của Thái Lan.

Ukraine thừa nhận tình hình tiề.n tuyến rất khó khăn

08:02:58 02/10/2024
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, tình hình ở tuyến đầu của cuộc xung đột với Nga rất, rất khó khăn và các lực lượng Ukraine phải làm mọi thứ có thể trong giai đoạn mùa thu.

Nhóm ăn xin người Trung Quốc tiết lộ thu nhập 60 triệu đồng/tháng gâ.y số.c

08:00:41 02/10/2024
Cục Di trú Malaysia vừa triệt phá một đường dây ăn xin đường phố. Một trong số đó tiết lộ có mức thu nhập lên tới 10.000 RM/tháng (hơn 60 triệu đồng).

Quan chức Mỹ: Không có 'khả năng kỳ diệu' nào có thể thay đổi cục diện xung đột Ukraine

18:34:05 01/10/2024
Vào tuần trước, theo một báo cáo của Bloomberg, các quan chức phương Tây không tin kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc xung đột do thiếu các yếu tố bất ngờ.

Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

17:38:50 01/10/2024
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

Gói kích thích của Trung Quốc - thuố.c đặc trị hay chỉ là liều giảm đau

17:36:22 01/10/2024
Ông Tianchen Xu, chuyên gia kinh tế của Economist Intelligence Unit, nhận định gói kích thích mới đây là "một dấu mốc cho thấy tư duy chính sách đã thay đổi .

Nhánh chính sông Amazon cạn trơ đáy

16:41:45 01/10/2024
Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba làm Thủ tướng

16:39:06 01/10/2024
Ông Shigeru Ishiba được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 con giáp tháng 10/2024: Dần lạc quan thuận lợi, Thân sung túc thịnh vượng

Trắc nghiệm

11:19:55 02/10/2024
Tham khảo chi tiết tử vi 12 con giáp tháng 10/2024 các tuổ.i: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe.

Cách những bữa tiệc trắng của Sean "Diddy" Combs trở thành huyền thoại ở Hollywood

Sao âu mỹ

11:09:30 02/10/2024
Những bữa tiệc trắng của Sean Diddy Combs được tổ chức từ năm 1998 đến 2009. Diddy được biết đến là trụ cột của làng nhạc Mỹ trong suốt những năm 2000.

Vụ sập sân khấu Hoa hậu tại TP.HCM: Đơn vị thi công lên tiếng xin lỗi, hé lộ nguyên nhân ta.i nạ.n

Sao việt

11:06:00 02/10/2024
Ngày 1/10, ban tổ chức Miss Cosmo thông báo vòng bán kết cuộc thi được thay bằng sự kiện Jury Session (vòng thẩm định/đánh giá của ban giám khảo), sẽ diễn ra vào ngày 3/10

Cô gái 35 tuổ.i chia sẻ: Tiết kiệm tiề.n mua nhà cho riêng mình là nguồn sống hạnh phúc của tôi

Sáng tạo

11:03:30 02/10/2024
Là một cô gái trẻ chưa lập gia đình, việc lựa chọn một mình không chỉ là sự thay đổi trong lối sống mà còn thể hiện sự theo đuổi sự độc lập và phát triển bản thân của tôi.

Được gọi là "vợ" nhưng mãi chưa có đám cưới, bạn gái Ronaldo tiết lộ lý do

Sao thể thao

11:03:22 02/10/2024
Ronaldo và Georgina là cặp đôi có lượng hâm mộ đông đảo bậc nhất thế giới. Đến nay, cả hai đã bên nhau được 8 năm, có 2 con chung.

Lisa sinh ra để làm nữ chính, "chốt sổ" fashion week đẹp mỹ mãn với loạt khoảnh khắc đỉnh!

Phong cách sao

11:01:13 02/10/2024
Đêm ngày 01/10 (theo giờ Việt Nam), Lisa (BLACKPINK) sau chuỗi ngày gây sốt với những tin tức âm nhạc, tiếp tục trở thành tâm điểm tại Paris Fashion Week với tư cách Đại sứ của Louis Vuitton.

Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang

Tin nổi bật

10:47:24 02/10/2024
Lực lượng chức năng đã tìm thấy th.i th.ể anh N.V.T. bị vùi lấp trong vụ sạt lở đất tại quốc lộ 2 đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

'Độc đạo' tập 15: Ông trùm Hưng 'khẹc' lộ diện

Phim việt

10:40:55 02/10/2024
Trong Độc đạo tập 15 lên sóng tối nay, 2/10, Quân già (Vĩnh Xương) nghĩ lại việc mình bị á.m sá.t trượt và đoán ngay đó là người của Hưng khẹc (NSƯT Chí Trung).

Mùa thu thêm cá tính với loạt bản phối denim on denim cực chất

Thời trang

10:20:14 02/10/2024
Tông màu denim xanh nhạt tạo cảm giác tươi mát và hiện đại trong set đồ của Acne Studios. Áo khoác kiểu dáng cổ điển, với phần cổ áo lớn và các chi tiết túi ở ngực, được thiết kế rộng rãi và thoải mái.

Xuất hiện "deal" siêu hời cho người chơi, nhận 14 game bom tấn với giá siêu sốc

Mọt game

10:17:29 02/10/2024
Giai đoạn đầu năm luôn là quãng thời gian vàng để các nhà phát triển tung ra những khuyến mại, ưu đãi hấp dẫn đối với người chơi.

Những sai lầm nên biết khi đắp mặt nạ dưỡng da

Làm đẹp

10:13:57 02/10/2024
Để bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cho vùng da này, bạn chỉ nên sử dụng những mặt nạ tự nhiên như dưa chuột, khoai tây hay lô hội để dưỡng ẩm cho vùng da quanh mắt.