Ukraine thừa nhận tình hình tiề.n tuyến rất khó khăn
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, tình hình ở tuyến đầu của cuộc xung đột với Nga “rất, rất khó khăn” và các lực lượng Ukraine phải làm mọi thứ có thể trong giai đoạn mùa thu.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP).
“Các báo cáo về từng khu vực tiề.n tuyến, năng lực hiện tại và tương lai cùng nhiệm vụ cụ thể cho thấy tình hình rất, rất khó khăn”, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm 30/9.
Ông nhấn mạnh: “Mọi thứ có thể làm vào mùa thu này chúng ta đều phải đạt được”.
Đán.h giá được đưa ra sau cuộc họp của ông Zelensky với các tướng lĩnh quân đội kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ. Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy một tuần ông đề cập đến việc Ukraine cần thiết phải hành động quân sự nhanh chóng trong những tháng tới. Ông cũng đưa ra những nhận xét tương tự sau khi gặp ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump ở New York cuối tuần trước.
Ông Trump nhiều lần chỉ trích việc Mỹ đổ hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine. Trong cuộc gặp tuần trước với ông Zelensky, ông nhắc lại tuyên bố sẽ tìm ra giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột ở Ukraine nếu ông tái đắc cử, song không nêu chi tiết.
Video đang HOT
Ukraine được cho là đang tìm cách đẩy nhanh các hoạt động quân sự trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới. Tuy nhiên, kế hoạch của Kiev gặp khó do phương Tây đến nay vẫn do dự với đề nghị cấp vũ khí tầm xa và cho phép Ukraine tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga.
Phòng thủ của Ukraine hiện bị kéo căng khi họ phải chuyển bớt lực lượng từ mặt trận miền Đông cho chiến dịch tấ.n côn.g và kiểm soát các vùng lãnh thổ ở tỉnh biên giới Kursk của Nga.
Kiev mở chiến dịch đột kích vào Kursk từ đầu tháng 8 bất chấp hạn chế về nguồn lực. Đây là một phần trong chiến lược của Ukraine nhằm chuyển hướng chú ý, buộc Nga phải rút bớt nguồn lực khỏi mặt trận miền Đông. Tuy vậy, Moscow tiếp tục đạt bước tiến ở Donetsk, trong khi từng bước đẩy lùi và gây thiệt hại cho lực lượng Ukraine ở Kursk.
Bộ Quốc phòng Nga hôm qua cho biết, Ukraine đã mất gần 19.000 quân sau gần 2 tháng tấ.n côn.g Kursk. “Tổng cộng, trong cuộc giao tranh ở khu vực Kursk, đối phương đã mất hơn 18.900 quân nhân, 133 xe tăng, 65 xe chiến đấu bộ binh, 98 xe bọc thép chở quân, 856 xe chiến đấu bọc thép và 562 phương tiện quân sự khác”, thông cáo nêu rõ.
Tại miền Đông Ukraine, các blogger quân sự trong những ngày gần đây cho hay, lực lượng Nga đã tiến vào thị trấn Vuhledar, nơi quân đội Ukraine đã bảo vệ trong suốt cuộc chiến ở Donetsk.
Trang blog Deepstate trích dẫn các báo cáo của Nga cho biết, lực lượng của họ đang pháo kích vào thị trấn và “bộ binh đang di chuyển trong thị trấn cũng như giữa các khu nhà cao tầng”.
Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố Moscow đã giành quyền kiểm soát làng Nelipivka, phía nam thành phố Toretsk, tỉnh Donetsk, một trong những mục tiêu của Nga trong khu vực.
Quan chức Mỹ: Không có 'khả năng kỳ diệu' nào có thể thay đổi cục diện xung đột Ukraine
Trong một cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố Washington không có "khả năng kỳ diệu" nào giúp Ukraine thay đổi cục diện cuộc xung đột.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller. Ảnh: AA
"Trước đây, chúng tôi đã có cuộc thảo luận về các hệ thống vũ khí hoặc chiến thuật khác được cho là khả năng kỳ diệu duy nhất có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột. Và tôi luôn nói rõ rằng chúng tôi không nhìn nhận vấn đề theo cách đó", ông Miller lưu ý.
Ông Miller nói thêm rằng Washington đã xem xét tất cả các khả năng, chiến thuật và sự hỗ trợ mà Mỹ cung cấp cho Ukraine một cách tổng thể, xem xét cách thức ảnh hưởng đến toàn bộ chiến trường và toàn bộ chiến lược của Ukraine.
Tuyên bố của ông Miller được đưa ra trong bối cảnh có thông tin cho rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky không nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt từ phía Mỹ liên quan đến cuộc xung đột với Nga trong chuyến thăm gần đây nhất tới Washington.
Không chỉ có vậy, theo tờ Wall Street Journal, "kế hoạch chiến thắng" của nhà lãnh đạo Ukraine cũng không gây ấn tượng với các quan chức Mỹ.
"Khi trình bày 'kế hoạch chiến thắng' tại Mỹ, ông Zelensky đã gặp phải sự thờ ơ từ các quan chức nước này", tờ báo cho biết và nói rằng Chính quyền của Tổng thống Joe Biden vẫn dè chừng với những động thái được cho là sẽ dẫn đến leo thang xung đột với Moskva.
Dù đã công bố gói viện trợ quân sự mới cho Kiev, song Washington vẫn chưa chấp thuận yêu cầu của ông Zelensky về việc cho phép quân đội Ukraine tấ.n côn.g sâu bên trong lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa do nước này cung cấp.
Tờ Wall Street Journal nhấn mạnh việc Kiev không đạt được thỏa thuận tăng cường viện trợ từ Mỹ có thể khiến quân đội nước này đối mặt với mối nguy lớn, đặc biệt khi các tuyến phòng thủ của Ukraine đang chịu áp lực lớn tại Donbass.
Nguồn tin nhận định nếu không có sự hỗ trợ quân sự lớn hơn, mục tiêu của Ukraine trong việc giành lại toàn bộ lãnh thổ có vẻ không thể trở thành hiện thực.
Vào tuần trước, theo một báo cáo của Bloomberg, các quan chức phương Tây không tin kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc xung đột do thiếu các yếu tố bất ngờ.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng cho biết kế hoạch của ông Zelensky không đưa ra giải pháp hữu ích nào cho những nước phương Tây ủng hộ Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo việc phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấ.n côn.g sâu bên trong lãnh thổ Nga đồng nghĩa với việc NATO tuyên chiến với Moskva.
Trước đó, hôm 25/9, Tổng thống Putin đã công bố loạt đề xuất sửa đổi đối với học thuyết hạt nhân của nước này. Nhà lãnh đạo Nga nêu rõ 3 điểm thay đổi chính trong học thuyết hạt nhân mới - bao gồm coi các "hành động xâm lược Nga của bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào, nhưng có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân", là cuộc tấ.n côn.g chung và từ đó kích hoạt phản ứng hạt nhân. Với quy định này, điều đó có nghĩa Nga có thể đáp trả bằng phản ứng hạt nhân nếu Ukraine dùng vũ khí tiên tiến do phương Tây cung cấp tấ.n côn.g sâu bên trong nước Nga hoặc đồng minh thân cận Belarus.
Ngày 29/9, ông Peskov cho hay phiên bản cập nhật của học thuyết hạt nhân của Nga đã được hoàn thiện và đang trải qua các thủ tục cần thiết cuối cùng để trở thành luật. Ông nói rằng những thay đổi này là cần thiết do các cường quốc hạt nhân phương Tây ngày càng can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine Ngày 29/9, Bộ Quốc phòng Đan Mạch tuyên bố nước này sẽ giải ngân 1,3 tỷ kroner (194 triệu USD) để hỗ trợ Ukraine củng cố kho vũ khí vốn đang chịu áp lực lớn do cuộc xung đột ở nước này. Binh sĩ Ukraine tham gia huấn luyện trên pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard do Đức sản xuất tại Kiev,...