Nga ngỏ ý có thể đàm phán phương án rút quân khỏi 2 vùng ly khai Georgia
Nga tuyên bố họ cởi mở với việc thương lượng liên quan tới khả năng rút quân khỏi Abkhazia và Nam Ossetia, 2 vùng ly khai Georgia.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh: Reuters).
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ám chỉ rằng nước này có thể đàm phán để rút quân khỏi Abkhazia và Nam Ossetia, các khu vực ly khai của Georgia có sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Moscow kể từ năm 2008.
Ông Lavrov cũng khẳng định Nga sẵn sàng giúp đỡ cho việc giúp Georgia hòa giải với Abkhazia và Nam Ossetia.
“Giới lãnh đạo Georgia hiện nay chỉ đơn giản là đang đán.h giá một cách trung thực về quá khứ. Họ nói muốn hòa giải những gì đã xảy ra trong quá khứ. Và dưới hình thức nào mà hoạt động hòa giải này có thể diễn ra là do chính Abkhazia và Nam Ossetia quyết định”, ông cho biết.
“Nếu tất cả các bên đều quan tâm đến việc bình thường hóa các mối quan hệ này, đảm bảo các thỏa thuận không tấ.n côn.g nhau, chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ nếu các bên quan tâm”, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Video đang HOT
Chính phủ Georgia coi Abkhazia và Nam Ossetia là lãnh thổ của nước này. Phần lớn các chính phủ phương Tây, bao gồm cả Mỹ, coi các khu vực này là một phần của Georgia.
Trong khi đó, Nga cùng với một số quốc gia như Venezuela, Syria… đã công nhận độc lập của 2 vùng nói trên.
Georgia là nước láng giềng ở phía tây nam của Nga. Nam Ossetia và Abkhazia đã tìm cách ly khai khỏi Georgia để lập ra nhà nước cộng hòa tự xưng sau khi Liên Xô sụp đổ.
Năm 1994, các bên ký thỏa thuận ngừng bắ.n nhưng căng thẳng vẫn tiếp tục âm ỉ. Tới năm 2004, khi ông Mikheil Saakashvili, một chính trị gia có quan điểm thân phương Tây, đắc cử tổng thống Georgia, xung đột trở nên nóng lên khi ông muốn trấn áp phong trào ly khai ở quốc gia này.
Vào năm 2008, Georgia đã đưa quân vào Nam Ossetia, phá vỡ lệnh ngừng bắ.n trước đó và ông Saakashvili thề sẽ khôi phục quyền kiểm soát với 2 vùng ly khai thân Nga.
Nga mở chiến dịch can thiệp quân sự vào Georgia từ ngày 8/8/2008 và kết thúc sau 5 ngày giao tranh, khiến Georgia chịu thiệt hại nặng về lực lượng và cơ sở hạ tầng quốc phòng.
Năm 2008, Nga công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia và duy trì hiện diện quân sự tại hai vùng ly khai này, khẳng định đây là hành động phù hợp với nguyện vọng của người dân địa phương.
Hai vùng ly khai nằm giữa Nga và Georgia (Ảnh: Wikipedia).
Kakha Kaladze, Tổng thư ký đảng cầm quyền Giấc mơ Georgia và thị trưởng thủ đô Tbilisi của Georgia, cho biết những bình luận của ông Lavrov đã được đón nhận.
Ông nói thêm: “Việc Nga hoan nghênh sự hòa giải và sẽ tạo điều kiện cho sự hòa giải này chắc chắn là điều tích cực. Tuy nhiên, tôi cho rằng sau những tuyên bố này, sẽ tốt hơn nếu thực hiện các bước đi hiệu quả”. Ông Kaladze nói thêm rằng Nga có thể xây dựng một “kế hoạch hành động” để rút quân đội khỏi 2 vùng ly khai.
Trong những năm qua, chính quyền Georgia đã có những bước đi nhằm làm dịu căng thẳng với nước láng giềng Nga.
Người sáng lập đảng Giấc mơ Georgia Bidzina Ivanishvili vào tháng 9 cho biết chính quyền quốc gia Liên Xô cũ có thể sẽ “tìm thấy sức mạnh” để xin lỗi về cuộc chiến năm 2008 với Nam Ossetia.
Theo Newsweek, việc rút quân đội Nga khỏi Georgia có thể sẽ giải phóng nguồn lực cho cuộc xung đột đang tiếp diễn ở Ukraine. Tuy nhiên, đây được xem có thể sẽ là một quá trình dài vì tới nay cả Georgia và 2 vùng ly khai vẫn chưa bắt đầu thương lượng.
Ông Medvedev nói về khả năng Nga sáp nhập 2 vùng ly khai ở Gruzia
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã tiết lộ về khả năng Nga sáp nhập 2 vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia ở Gruzia.
Theo Reuters, trong ngày 23/8, ông Medvedev đã nói rằng Nga có thể sáp nhập 2 vùng ly khai tại Gruzia là Nam Ossetia và Abkhazia nếu "có lý do chính đáng". Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cũng cáo buộc phương Tây đang làm leo thang căng thẳng ở khu vực thông qua các cuộc thảo luận kết nạp Gruzia vào NATO.
"Ý tưởng gia nhập Nga vẫn còn phổ biến ở Abkhazia và Nam Ossetia. Moscow sẽ không chờ đợi nếu những lo ngại của chúng tôi trở nên gần hơn với thực tế", ông Medvedev cho biết.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: TASS
Vào hồi tháng 5/2022, giới chức Nam Ossetia đã thông báo ý định tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập vào Nga. Tuy vậy, ý tưởng này bị hủy bỏ do "không chắc chắn về hiệu quả pháp lý của của cuộc trưng cầu".
Tại thời điểm đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng nói rằng Nga chưa có ý định trưng cầu dân ý để sáp nhập Nam Ossetia. "Nếu Moscow nghiêm túc với ý định này, cuộc trưng cầu phải được tổ chức hợp pháp", ông Peskov cho biết.
Abkhazia và Nam Ossetia là 2 vùng ly khai ở tây bắc và bắc Gruzia, giáp với Nga. Hai vùng lãnh thổ này đã tuyên bố độc lập khỏi Gruzia sau khi Liên Xô tan rã vào đầu thập niên 90. Kể từ đó, Gruzia bắt đầu ngả về phương Tây và trao cho hai vùng lãnh thổ trên quy chế tự trị.
Ukraine thừa nhận tình hình tiề.n tuyến rất khó khăn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận, tình hình ở tuyến đầu của cuộc xung đột với Nga "rất, rất khó khăn" và các lực lượng Ukraine phải làm mọi thứ có thể trong giai đoạn mùa thu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP). "Các báo cáo về từng khu vực tiề.n tuyến, năng lực hiện tại và tương lai cùng nhiệm...