Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ
Trong bối cảnh khói mù từ các đám cháy rừng bao phủ tới 80% diện tích của Brazil, người dân quốc gia Nam Mỹ đã phải đeo lại khẩu trang – vốn được sử dụng đại trà lần gần đây nhất khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Goias, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN
Trong những tuần qua, Brazil đã chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm không khí từ các đám cháy rừng ở nước này cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực, gồm Argentina, Bolivia, Colombia, Ecuador, Paraguay và Peru, với hàng triệu hecta rừng và đất canh tác bị thiêu rụi. Theo Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), lưu vực sông Amazon – một trong những nơi ẩm ướt nhất trên Trái Đất, cũng đang hứng chịu cháy rừng nghiêm trọng nhất trong gần 2 thập kỷ qua.
Các chuyên gia y tế cho biết việc hít phải khói từ những đám cháy rừng có tác động tương tự như việc hút 4 hoặc 5 điếu thuố.c mỗi ngày. Phó Chủ tịch Hội Miễn dịch Brazil Renato Kfouri nêu rõ ô nhiễm không khí có thể khiến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản và hen suyễn trầm trọng hơn. Nguy cơ này cao hơn nếu thời gian tiếp xúc với ô nhiễm không khí dài hơn.
Số liệu thống kê cho thấy tại một trong những bệnh viện lớn nhất ở thủ đô Brasilia của Brazil, số bệnh nhân phải điều trị vì mắc các bệnh đường hô hấp trong những ngày gần đây cao hơn gấp 20 lần so với bình thường.
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng “rất nhiều” do ô nhiễm không khí.
* Trong khi đó, nhà chức trách Bolivia đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia do cháy rừng nghiêm trọng, thiêu rụi hơn 7 triệu ha đất tại vùng Santa Cruz, miền Đông nước này.
Giới chức Bolivia nêu rõ biện pháp này nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe, cuộc sống của người dân và đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, việc ban bố tình trạng thảm họa quốc gia còn có thể giúp Bolivia đề nghị hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các tổ chức quốc tế.
Brazil: Nỗ lực dập tắt cháy rừng ở vùng đầm lầy Pantanal
Ngày 10/7, Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu Brazil, bà Marina Silva cho biết nước này đã đạt được tiến bộ trong nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng ở khu vực Pantanal - một trong những vùng đầm lầy nhiệt đới lớn nhất thế giới, khi đã xử lý được 30 trong số 54 đám cháy tại đây.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở bang Mato Grosso do Sul, Brazil ngày 12/6/2024. Ảnh: Reuters/TTXVN
Phát biểu sau cuộc họp về giải quyết tình trạng cháy rừng và hạn hán tại Brazil, Bộ trưởng Silva cho biết hiện vẫn còn 24 đám cháy, trong đó 13 đám cháy đã nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy. Ngoài ra, có 3 đám cháy mới bùng phát và lực lượng cứu hỏa đang triển khai kế hoạch xử lý.
Khoảng 830 nhân viên chính phủ liên bang cùng sự hỗ trợ của 15 máy bay, 15 tàu thủy và 3 căn cứ quân sự đang nỗ lực dập tắt các đám cháy ở Pantanal, vùng đầm lầy thuộc cả bang Mato Grosso và bang Mato Grosso do Sul của Brazil. Hiện cảnh sát liên bang đang điều tra nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy này.
Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu không gian quốc gia (INPE) Brazil, trong 6 tháng đầu năm nay, vùng đầm lầy nhiệt đới Pantanal đã ghi nhận số vụ cháy rừng kỷ lục.
Tại Pantanal, nơi sinh sống của hàng triệu con cá sấu caiman, vẹt, rái cá lớn và là nơi có mật độ báo đốm cao nhất thế giới, đã xảy ra 3.538 vụ cháy rừng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 2.000% so với cùng kỳ năm ngoái. Giới chuyên gia cho rằng tình hình này rất đáng quan ngại vì đỉnh điểm mùa cháy rừng thường diễn ra vào nửa cuối năm, đặc biệt là tháng 9 hằng năm khi thời tiết khô nhất.
Lào: Nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng Trong bối cảnh thời tiết tiếp tục nắng nóng và người dân đốt nương, rẫy để chuẩn bị cho vụ mùa tới, các đám cháy rừng vẫn đang xảy ra tại nhiều nơi ở Lào, buộc giới chức nước này phải huy động bộ đội và lực lượng không quân tham gia chữa cháy. Các đám cháy rừng vẫn đang xảy ra tại...