Họp Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật trong nhà trường
Ngày 4.9 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật trong nhà trường và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã chủ trì cuộc họp Ban tổ chức và Tổ thư ký giúp việc cuộc thi.
Báo cáo tình hình triển khai tổ chức cuộc thi, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên cho biết, Vụ đã xây dựng trình lãnh đạo Bộ ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi; đã ban hành văn bản gửi các cơ quan liên quan đề nghị phối hợp tổ chức; đã thành lập Ban tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc cuộc thi; xây dựng hoàn thiện Thể lệ cuộc thi và chuẩn bị các điều kiện cần thiết tổ chức Lễ Phát động cuộc thi; đã tổ chức biên soạn Bộ câu hỏi và đáp án cuộc thi…
Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên báo cáo tình hình triển khai tổ chức cuộc thi
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Tổ chức đã cho ý kiến vào các vấn đề như nội dung thi, quy mô, thời gian, cách thức đăng ký, hình thức thi, giải thưởng…
Đại diện Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh góp ý Thể lệ cuộc thi
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết, Bộ Tư pháp đã 3 lần tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến ở các quy mô khác nhau và đạt nhiều kết quả tốt đẹp, đặc biệt là sự hưởng ứng từ phía nhà trường và các học sinh. Cuộc thi giúp các em nắm vững hơn kiến thức pháp luật để tự tin vào đời.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết, Bộ Tư pháp đã 3 lần tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến ở các quy mô khác nhau và đạt nhiều kết quả tốt đẹp
Từ thành công của 3 cuộc thi, Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Lao động TBXH, Bộ GD và ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật trong nhà trường và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cuộc thi là một trong những hoạt động hướng tới Ngày Pháp luật Việt Nam 2019, nếu được tổ chức tốt sẽ là đột phá quan trọng trong thực hiện Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến pháp luật.
Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc làm rõ hơn một số vấn đề các thành viên Ban Tổ chức quan tâm
Sau khi nghe các ý kiến đóng góp của thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh đây là cuộc thi có quy mô lớn nên công tác chuẩn bị phải hết sức chu đáo, hình thức thi cần gọn nhẹ không nên có nhiều tầng nấc. Các Bộ, ngành liên quan cần vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao. Hoạt động truyền thông cần thực hiện rốt ráo, quyết liệt để lan tỏa tinh thần cuộc thi. Đặc biệt, Thứ trưởng yêu cầu Vụ PBGDPL cần chuẩn bị tốt bộ câu hỏi phù hợp tâm sinh lý đối tượng, câu hỏi cần sinh động, thực tế, gắn với các vấn đề học đường và thiết thực với cuộc sống. Cuộc thi cũng cần được xã hội hóa để có thêm nguồn lực thực hiện.
Theo pháp luật VN
Ba điều ở nhà trường mà nhiều thầy cô đang trông mong được thay đổi
Theo tôi, đã lúc các địa phương, nhà trường phải "giải phóng" chức năng "chủ nợ" bất đắt dĩ cho tất cả giáo viên chủ nhiệm để họ đỡ khổ, đỡ áp lực...
LTS: Trước thềm năm học mới, thẳng thắn đưa ra ba điều các thầy cô mong mỏi được thay đổi ở nhà trường, tác giả Sông Trà đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Trước thềm năm học mới, nhiều thầy cô giáo dấy lên nỗi bức xúc về tình cảnh giáo viên chủ nhiệm tiếp tục sẽ là "chủ nợ" của học sinh, việc trực tiếp thu tiền ít nhiều làm mất đi hình ảnh đẹp trong con mắt của các em học trò.
Thậm chí có nhà trường, hiệu trưởng còn đưa nội dung thu tiền học sinh trở thành một tiêu chí thi đua bắt buộc để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các giáo viên chủ nhiệm.
Vào đầu năm học mới, một số giáo viên chủ nhiệm tiếp tục rơi vào tình cảnh là "chủ nợ" của học sinh (Ảnh minh họa: vov.vn).
Theo tôi, đã lúc các địa phương, nhà trường phải "giải phóng" chức năng "chủ nợ" bất đắc dĩ cho tất cả giáo viên chủ nhiệm để họ đỡ khổ, đỡ áp lực, có thêm thời gian để toàn tâm, toàn ý cho việc giáo dục học sinh, tập thể lớp chủ nhiệm.
Giao hẳn việc thu học phí và các khoản thu nếu có cho nhân viên thủ quỹ và kế toán.
Ở những nơi điều kiện kinh tế phát triển, có thể yêu cầu, đề nghị phụ huynh và học sinh nộp học phí và các khoản khác nếu có vào tài khoản của nhà trường, đến ngày chốt, thông báo cho phụ huynh biết, nhắc nhở một số phụ huynh còn chậm trễ.
Áp đặt chỉ tiêu về văn hóa và hạnh kiểm lên giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy và tập thể lớp ở đầu năm học cũng là câu chuyện buồn đang tồn tại ở nhiều trường học phổ thông lâu nay.
Nhiều nhà trường, ban giám hiệu vẫn chạy theo bệnh thành tích, thành tích các mặt năm sau phải cao hơn năm trước bằng cách áp đặt, ấn định chỉ tiêu các mặt lên giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm. Mọi ý kiến phản biện của giáo viên đều trở nên vô nghĩa.
Cả hội đồng sư phạm, tất cả giáo viên phải nhất nhất thực hiện theo con số, chỉ tiêu "trên trời" của ban giám hiệu ấn xuống.
Theo tôi, các giáo viên cần đấu tranh đến cùng để nhà trường, ban giám hiệu phải thay đổi, điều chỉnh về chỉ tiêu phù hợp với chất lượng thực tế của học sinh.
Không áp đặt chỉ tiêu, chủ yếu biết cách động viên, khích lệ thầy cô giáo làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đó mới là "sứ mệnh" cao cả, đúng nghĩa của các ban giám hiệu - cán bộ giáo dục ở cơ sở. Đưa ra con số, chỉ tiêu để nhà trường, thầy cô giáo cùng phấn đấu, nỗ lực là điều cần thiết, nên có, song phải bám sát thực tế, không đưa việc đăng ký chỉ tiêu vào đánh giá, xếp loại giáo viên ở học kỳ và cuối năm.
Mấy năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho tuần tựu trường và tổ chức lễ khai giảng năm học mới.
Tuần tựu trường, các trường cần triển khai tốt các hoạt động như dọn dẹp, vệ sinh phòng học, sân trường; học nội quy, tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, văn hóa an toàn giao thông...
Đồng loạt hướng ứng nói không với thả bong bóng bay trong lễ khai giảng năm học mới từ ý tưởng tốt đẹp của một học sinh ở Hà Nội để góp phần, chung ta bảo vệ môi trường.
Không đọc báo cáo, thành tích trong lễ khai, phần lễ diễn ra gọn gàng khoảng vài chục phút, phần hội tươi vui, lành mạnh và ý nghĩa...cũng là những điều mà dư luận xã hội, các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh cả nước đang mong chờ ở việc làm cụ thể, thiết thực của các nhà trường.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Giáo dục đạo đức: Không thể "khoán gọn" cho nhà trường Vấn đề GD đạo đức lối sống cho học sinh là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục của các nhà trường. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng GD đạo đức cho học sinh không phải của riêng nhà trường mà cần sự chung tay của toàn xã hội. Ảnh minh họa Sống buông thả Nói về thực trạng đạo đức của...