Hồng Kông (Trung Quốc): Tỷ lệ bỏ học dự kiến tăng cao do Covid-19
Việc học trực tuyến được cho là đã khiến những gia đình không có điều kiện ngày càng khó khăn. Theo các chuyên gia, tỷ lệ học sinh bỏ học có thể sẽ tăng trong thời gian tới.
Các HS Hồng Kông tham gia thi đại học hồi tháng 4.
Tao Xiaorong đã dành một tháng tiền thuê nhà để mua cho cậu con trai 12 tuổi một chiếc máy tính xách tay đã qua sử dụng, sau khi các trường học ở Hồng Kông đóng cửa và chuyển sang giảng dạy trực tuyến. Do kết nối Internet thiếu ổn định, cậu bé thường gặp khó khăn khi học.
“Thằng bé rất thất vọng và lấy đó làm cớ để không học hành chăm chỉ. Điểm thi của con tôi thường dưới mức trung bình và tôi sợ tình hình sẽ tồi tệ hơn”, bà mẹ đơn thân nói.
Họ nằm trong số 1,4 triệu cư dân – 20% dân số, sống tại khu vực dành cho người nghèo. Tình trạng của gia đình bà Tao được coi là một trong những ví dụ về sự phân chia GD đang trở nên tồi tệ trên khắp thế giới. Đại dịch buộc các trường học đóng cửa, khiến HS khó khăn có nguy cơ bỏ học cao hơn, không vào được trường ĐH và phải đối mặt với trầm cảm, suy dinh dưỡng.
Trước bối cảnh Hồng Kông chuẩn bị mở lại trường học sau 4 tháng đóng cửa, các nhà GD đang tìm cách thu hẹp khoảng cách học tập giữa người học. Sự chênh lệch GD ở Hồng Kông được cho là đã đưa ra một cái nhìn thoáng qua về cuộc đấu tranh mà nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt.
“Chúng ta sẽ thấy sự chênh lệch lớn hơn. HS từ các gia đình có thu nhập thấp và không được hỗ trợ sẽ khó khăn gấp đôi và đại dịch khiến họ càng khó bắt kịp hơn”, ông Cheng Yong Tan – Giám đốc Trung tâm Vì sự tiến bộ trong GD hòa nhập và đặc biệt tại Trường ĐH Hồng Kông, nhận định.
Video đang HOT
Theo UNESCO, có tới gần 160 quốc gia phải đóng cửa trường học do đại dịch Covid-19, ảnh hưởng đến hơn 1,2 tỷ HS. Một báo cáo của UNESCO vào tháng 3 đã cảnh báo về tỷ lệ bỏ học gia tăng, suy dinh dưỡng, cô lập và tăng cường tiếp xúc với bạo lực cũng như bị bóc lột do trường học đóng cửa dài ngày.
Tại Mỹ, cứ 5 phụ huynh được phỏng vấn sẽ có một người nói rằng, con họ gặp khó khăn trong việc học vì không có máy tính ở nhà hoặc kết nối Internet. Trong khi đó, có tới 40% trong tổng số gia đình nghèo gặp tình trạng này.
“Đây là trường hợp khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay. Chúng ta sẽ thấy sự gia tăng trong tỷ lệ bỏ học của HS. Tác động của đại dịch sẽ trở nên nghiêm trọng hơn ở những khu vực khó khăn”, ông Douglas Harris – Giáo sư kinh tế và Giám đốc của Liên minh Nghiên cứu GD tại Trường ĐH Tulane ở New Orleans (Mỹ), cho biết.
Tại Hồng Kông, sự chênh lệch trong mạng lưới trường học của 1,22 triệu HS được cho là ngày càng lớn, từ các trường công và trường tư thục nhận trợ cấp, cho tới những trường quốc tế được tài trợ.
Trong khi học phí cho các trường quốc tế hàng đầu có thể vượt quá 25.000 USD/năm đối với cấp tiểu học, khoảng 23% người dưới 18 tuổi đang sống trong nghèo đói. Hồng Kông cũng là khu vực được ghi nhận có sự bất bình đẳng lớn so với các nền kinh tế khác trên thế giới.
Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 3 được thực hiện bởi Hiệp hội Tổ chức Cộng đồng, có 1/5 hộ gia đình Hồng Kông không có kết nối Internet đủ tốt hoặc máy tính.
Ông Harris và các nhà GD khác nói rằng, rất khó để ước tính tỷ lệ bỏ học có thể tăng lên bao nhiêu, vì sẽ mất vài tháng để thấy được tác động của việc học trực tuyến. “Nếu các nhà lãnh đạo đưa ra những biện pháp để giải quyết bất bình đẳng bằng cách tài trợ cho trường học hè, tổ chức chương trình dạy kèm, con số này có thể sẽ giảm”, ông Harris nhận định.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, chỉ các trường được tài trợ mới có khả năng tổ chức những chương trình như vậy để đưa trẻ em trở lại nhịp độ học tập bình thường. Mới đây, Trường Quốc tế Hồng Kông tuyên bố sẽ cung cấp các chương trình đào tạo hè miễn phí cho HS cấp ba, với mong muốn mang đến cho người học nhiều cơ hội hơn trong việc giao tiếp xã hội.
Nỗ lực huy động học sinh đến lớp
Sau thời gian dài nghỉ học, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân (An Giang) đã ổn định việc dạy và học. Tuy nhiên, tại một số xã vùng sâu, vùng xa, công tác huy động học sinh trở lại trường vẫn còn nhiều khó khăn.
Các trường đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để huy động học sinh đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Đến ngày 12-5, toàn huyện Phú Tân có từ 97-98% học sinh các khối lớp trở lại học. Trong đó, khối THPT còn 81 học sinh chưa ra lớp, THCS vắng 333 em, lớp nhà trẻ đến cấp tiểu học còn vắng 188 em. Riêng khối THCS có 281 học sinh có nguy cơ bỏ học, số ít chuyển trường, bị bệnh hoặc các lý do khác. Trước ngày chính thức trở lại trường học đến nay, ngoài những giờ dạy, giáo viên đều phải chia nhau nhiệm vụ "tỏa" đi khắp các địa bàn, đến từng nhà, không ngại khó khăn đường xa, lội ruộng, ngày nghỉ, thậm chí buổi tối để gặp phụ huynh và học sinh, vận động các em trở lại lớp.
Ghi nhận tại xã Phú Thành, nơi còn nhiều điều kiện khó khăn nên chuyện các gia đình rời khỏi địa phương đi làm ăn ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh rất phổ biến. Toàn xã có hơn 1.200 học sinh bậc tiểu học và THCS, đến nay còn hơn 20 em chưa ra lớp, do rời địa phương theo ba mẹ đi làm ăn xa và số ít chán học, gia đình không cho đi học.
Thầy Dương Trí Vũ, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Thành thông tin, nhà trường đã yêu cầu giáo viên rà soát lại đối tượng học sinh có nguy cơ để nắm trước một bước. Sau đó, lập 3 đoàn đến các địa bàn vận động, gia đình có ông bà thì nhờ ông bà tác động, không gặp được ai thì cố gắng liên lạc qua điện thoại.
Theo thầy Vũ, nguyên nhân chính học sinh bỏ học là điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo phải rời địa phương kiếm sống nên đem theo con. Ngay cả bản thân các em hiện nay cũng tham gia lao động có thu nhập ở tỉnh, thành nơi ba mẹ đang làm nên muốn huy động trở về rất khó khăn.
Nhà trường đến tận nhà vận động phụ huynh cho học sinh trở lại lớp học
Có tham gia cùng đoàn đến tận nhà vận động học sinh mới thấu hiểu sự vất vả của thầy cô và lý do học sinh nghỉ học cũng đủ hoàn cảnh éo le. Điển hình như trường hợp em Nguyễn Văn Bảo Đăng (ấp Phú Trung, học sinh lớp 7A2), nhiều năm liền là học sinh giỏi nhưng nay em phải nghỉ giữa chừng.
Ông Nguyễn Văn Mỹ (ông nội Bảo Đăng) giãi bày: "Hoàn cảnh nghèo quá, cha mẹ nó (Bảo Đăng) đều đi làm công nhân, đồng lương không đủ sống lại thêm đứa con nhỏ, nếu thuê người giữ thì thu nhập không đủ sống, bắt buộc nó phải nghỉ để theo giữ em. Địa phương đến vận động, tôi cũng đồng ý, kêu về học nhưng không biết ý cha mẹ nó thế nào. Nhà không có đất ruộng hay cơ sở gì để làm ăn, đâu có bao bọc nó được, tôi chỉ có nghề vá xe còn không đủ sống, nói chung không bên nào tiếp được bên nào...".
Còn trường hợp em Trần Văn Phát (học sinh lớp 8, tại ấp Phú Thượng) nghỉ học theo quyết định cuối cùng của gia đình. Anh Trần Minh Tuấn, phụ huynh học sinh giải thích do con trai của anh mê chơi game, đi làm xa không quản lý được, bản thân cháu không thích học nên cực chẳng đã phải làm vậy.
"Thầy cô đến nhà vận động, thuyết phục, tôi cũng trình bày muốn cho cháu đi học, đâu bắt buộc nó đi mần mướn hay bán vé số như con người khác. Tại ý muốn cá nhân nó mê game, không học hành được, thường xuyên trốn tiết học, trường phải đến nhà tìm kiếm nhiều lần, thấy vậy thôi không cho học nữa" - anh Tuấn cho biết.
Tại buổi tiếp xúc gần đây nhất giữa nhà trường và gia đình, anh Tuấn đã đồng ý cho con trở lại lớp và cam kết sẽ phối hợp cùng theo dõi với nhà trường, nỗ lực lần nữa nếu vẫn không cải thiện thì về sau con cũng không trách bố mẹ được.
Ở những địa phương khác cũng có tình trạng tương tự, bên cạnh lý do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, còn những lý do rất đáng trăn trở như: chán học, năng lực học hạn chế không muốn tiếp tục bám lớp. Giáo viên huy động các em trở lại lớp là một chuyện, "giữ" các em trong suốt năm học để học tập cải thiện và duy trì sĩ số là một thách thức khác.
Dù vậy, Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương vẫn chỉ đạo trường nỗ lực hết mình. Giáo viên chủ nhiệm tiếp cận các gia đình có học sinh chưa trở lại lớp, nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh để có hướng hỗ trợ. Với những trường hợp khó khăn về kinh tế, Hội Khuyến học sử dụng các nguồn vận động hỗ trợ các em, đồng thời tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh có ý thức trong nâng cao trình độ học vấn, chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Không để học sinh bỏ học vì không theo kịp chương trình Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu đảm bảo vệ sinh, an toàn phòng dịch và có kế hoạch dạy bù nhằm không để học sinh nào phải bỏ học vì không theo học chương trình dạy trên truyền hình và online. Ngày 25-4, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và ông Bùi Thanh Hà,...