Hong Kong: Phát hiện trường hợp chó ‘dương tính yếu’ với Covid-19
Con chó của một bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Hong Kong cho kết quả “dương tính yếu” với chủng virus corona mới.
Cục Nông nghiệp, Ngư nghiêp và Bảo tồn Hong Kong (AFCD) cho biết con chó không có bất cứ triệu chứng nào và họ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm vì lo ngại các điều kiện ô nhiễm từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng tới kết quả trước đó.
Các mẫu xét nghiệm từ dịch miệng, mũi và trực tràng của con vật đang được thu thập.
Hong Kong ghi nhận một trường hợp chó dương tính yếu với Covid-19. (Ảnh: Reuters)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không có bằng chứng nào cho thấy động vật hoặc vật nuôi như chó, mèo có thể bị nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, khuyến cáo trên website của WHO nói rõ cần phải rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với vật nuôi.
AFCD cho biết con thú được đưa tới một cơ sở nuôi chó hôm 26/2 sau khi chủ nhân của nó được xác nhận nhiễm Covid-19.
Cơ quan này cũng khẳng định họ sẽ làm thêm các xét nghiệm và chỉ trả lại con chó cho chủ của nó khi kết quả xét nghiệm âm tính trở lại.
Theo SCMP, người chủ của con chó này là một thành viên Câu lạc bộ J Racer, sống ở khu Tai Hang. Người giúp việc cho gia đình cô này cũng bị nhiễm bệnh.
Người phát ngôn của AFCD kêu gọi các bệnh nhân nhiễm Covid-19 không đưa vật nuôi vào khu vực cách ly để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và của chính con vật.
Theo ông này, vật nuôi của các bệnh nhân sẽ được chuyển tới các cơ sở giữ thú được chỉ định để giám sát trong 14 ngày. Các mẫu sẽ được thu thập để xét nghiệm Covid-19 khi thích hợp.
Video: Sợ Covid-19, người nghèo Hong Kong nhốt mình trong ‘nhà quan tài’
SONG HY (Nguồn: scmp.com)
Theo vtc.vn
82% ca nhiễm virus corona là nhẹ, nhưng TQ chỉ có dữ liệu ca nhập viện
Trong họp báo cập nhật hàng ngày về dịch virus corona, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết 82% số ca nhiễm là nhẹ, 15% là ca nặng, 3% trong tình trạng nguy kịch.
Khoảng 2% hoặc dưới 2% số ca nhiễm dẫn đến tử vong, theo bà Maria Van Kerkhove, người phụ trách cao cấp về chuyên môn thuộc chương trình khẩn cấp của WHO.
"Chúng tôi biết rằng các ca cao tuổi có khả năng tử vong cao hơn, chúng tôi biết rằng người có các chứng bệnh khác có nguy cơ cao hơn", Van Kerkhove cho biết trong buổi họp báo hàng ngày của WHO.
Dù vậy, bà Van Kerkhove cũng nói vẫn cần thêm nghiên cứu về "những bí ẩn quan trọng" của chủng virus này.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo thị trường đồ bảo hộ y tế sẽ có những biến động lớn.
"Nhu cầu đang tăng hơn bình thường 100 lần, giá tăng 20 lần bình thường", ông Tedros phát biểu trong buổi họp báo ngày 7/2. "Tình hình này càng tệ do đồ bảo vệ đang được sử dụng rộng rãi ngoài những nơi chăm sóc bệnh nhân".
Một buổi họp báo cuối tháng 1 của WHO. Ảnh: AFP.
Những ngày qua, người dân Hong Kong và Singapore đã đổ xô đi mua khẩu trang và các nhu yếu phẩm khác như gạo, rau quả sau khi thông tin lan rộng trên mạng xã hội nói nguồn cung khan hiếm. Giới chức Singapore phải lên tiếng khẳng định nguồn cung vẫn ổn định.
Một nghiên cứu đăng ngày 7/2 trên tạp chí Journal of the American Medical Association của Hiệp hội Y tế Mỹ cho thấy nhân viên y tế chịu nguy cơ nhiễm bệnh lớn, khi 40 trong số 138 người nhập viện bệnh viện Zhongnan ở tâm dịch Vũ Hán là các nhân viên y tế, trong đó 10 người được cho là bị nhiễm virus từ một bệnh nhân.
WHO cũng cập nhật nỗ lực giúp các nước còn khó khăn trong việc xét nghiệm virus corona. Theo đó, 15 phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đồng ý tiếp nhận mẫu bệnh phẩm từ các nước cần trợ giúp. Tuần này, WHO gửi 250.000 bộ công cụ xét nghiệm tới 159 phòng lab có thể xét nghiệm.
Các quan chức Mỹ cho biết "sẽ sớm" biết loại thuốc remdesivir đang được thử nghiệm tại Trung Quốc có tác dụng chống virus corona chủng mới hay không.
Trả lời câu hỏi về độ tin cậy của dữ liệu Trung Quốc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield cho biết CDC "có độ tin tưởng cao" đối với dữ liệu của Trung Quốc, nhưng cũng nói cần phải hiểu toàn bộ các ca bệnh, từ nặng, nhẹ đến không có triệu chứng.
"Trung Quốc có dữ liệu về các ca đủ nặng để đi khám và nhập viện", ông nói. "Nhưng không nhìn rộng ra toàn bộ các loại ca nhiễm, để xem thực sự bao nhiêu người bị nhiễm bệnh".
Cả thế giới chạy đua tìm phương thuốc ngăn chặn virus corona
Các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đang dốc sức để tìm ra loại vaccine mới. Hiện nay, tất cả đều mới chỉ là thử nghiệm lâm sàng nhưng đã thu về nhiều hiệu ứng tích cực.
Theo news.zing.vn
Hàn Quốc: Y bác sĩ "quay cuồng" vì Covid-19 Nhiều y bác sĩ và nhân viên y tế Hàn Quốc đang phải gồng mình chiến đấu với dịch Covid-19 tại nước này, trong bối cảnh số ca nhiễm virus không ngừng gia tăng và chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Tờ Yonhap đưa tin, các y bác sĩ tại thành phố Daegu đã gần như kiệt sức vì mệt mỏi và...