Hồng Kông: Học sinh “đặc biệt” thi thế nào
Nhiều người học có nhu cầu giáo dục đặc biệt tại Hồng Kông đã gặp nhiều khó khăn khi thi cử thời Covid-19. Tuy nhiên, những học sinh này khẳng định sẽ không từ bỏ và tiếp tục theo đuổi mục tiêu.
Yang không thể học trực tuyến do mất thị lực.
Mary Lam Ka-yan – học sinh tại Trung tâm Chữ thập đỏ Hồng Kông John F Kennedy, chia sẻ đã vô cùng áp lực khi đăng ký vào ngành nghệ thuật trực quan trong kỳ thi Văn bằng giáo dục trung học Hồng Kông (DSE) hồi tháng 4 vừa qua.
Mặc dù bị bại não, nữ sinh 21 tuổi quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành nhà thiết kế đồ họa.
“Tôi đã được cung cấp thêm thời gian để hoàn thành bài kiểm tra vì căn bệnh ảnh hưởng đến tốc độ viết và khả năng vẽ của tôi. Đôi khi, tôi sẽ cần sự giúp đỡ từ các cán bộ tại địa điểm thi vì gặp khó khăn trong việc lấy sơn và thực hiện các động tác chính xác bằng tay”, Lam chia sẻ.
Nữ sinh này chỉ là một trong nhiều người học nỗ lực vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu của mình. Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học, Lam phải luyện tập từ 10 – 15 phút mỗi ngày để tăng tốc độ viết.
Nhờ những nỗ lực không ngừng, Lam đạt được 19 điểm với kết quả khả quan ở cả môn Tiếng Anh và Tiếng Trung. Tuy nhiên, kết quả thấp hơn mong đợi của nữ sinh này trong môn nghệ thuật trực quan có thể sẽ khiến Lam không đỗ vào Trường Thiết kế Đại học Bách khoa. Lam cho biết sẽ không từ bỏ ngay cả khi thất bại.
“Tôi sẽ tiếp tục hành trình tự học nghệ thuật. Mặt khác, tôi sẽ xem liệu mình có thể làm được điều gì khác”, nữ sinh 21 tuổi nói.
Video đang HOT
Lam là một trong 3.156 sinh viên có nhu cầu giáo dục đặc biệt tham dự kỳ thi DSE năm nay. Con số này tăng khoảng 2% so với năm 2019. Bài thi DSE được tính theo thang điểm 7 cấp độ, điểm cao nhất là 5 **, trong khi thấp nhất là 1.
Ethan Yang Enhua (23 tuổi) – học sinh tại trường khiếm thị Ebenezer, cũng không đạt được số điểm như kỳ vọng khi thi vào Trường Cao đẳng Man Kiu. Tuy nhiên, Yang cho biết sẽ luôn lạc quan.
Yang chuyển từ Cáp Nhĩ Tân – thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang, đến Hồng Kông vào năm 2014. Thị lực của cậu bị suy giảm vào năm 2017 và khiến Yang phải học chữ nổi. Nam sinh này cho biết, âm nhạc đã giúp mình tăng cường trí nhớ và tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn.
“Tôi từng đọc được bản nhạc, nhưng khi tôi mất thị lực, giáo viên phải hát để tôi ghi âm và luyện tập bằng cách nghe lại băng. Việc ghi nhớ âm nhạc đã giúp tôi học từ vựng tiếng Anh nhanh hơn”, Yang bày tỏ.
Do Covid-19 bùng phát, các lớp học phải tạm dừng hoạt động và chuyển sang hình thức trực tuyến. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho những học sinh như Yang, khi không thể nhìn thấy màn hình. Do chỉ được 16 điểm trong kỳ thi DSE vừa qua, Yang dự định thi lại môn Tiếng Anh vào năm tới và nộp đơn vào Học viện Nghệ thuật biểu diễn Hồng Kông.
Mặc dù không phải học sinh có nhu cầu đặc biệt, nhưng Donna Izabel (18 tuổi) cũng gặp nhiều thách thức trong việc học thời Covid-19. Izabel hiện theo học Hiệp hội Đạo giáo Hồng Kông thuộc Trường Trung học Yuen Yuen số 3.
“Covid-19 xảy ra vào thời điểm toàn bộ học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi DSE. Lẽ ra, học sinh có thể đến trường và học một – một với giáo viên. Nhờ đó, chúng tôi có thể biết mình còn kém ở đâu và sẽ thực hiện tốt hơn. Nhưng, trong thời gian đó, các trường học đều đóng cửa, chúng tôi không thể đi học và không biết đâu là điểm mạnh – yếu của mình”, Izabel cho hay.
Với số điểm 25 trong kỳ thi DSE, Izabel sẽ theo học ngành luật tại một trường học ở Hồng Kông. Nữ sinh 18 tuổi nhận định, việc cải thiện thái độ cũng như cách ứng xử với người dân tộc thiểu số là điều vô cùng cần thiết.
“Hầu hết các dân tộc thiểu số được đối xử tốt, đặc biệt là khi tìm kiếm hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp khi luật pháp thất bại trong việc bảo vệ các dân tộc thiểu số”, Izabel khẳng định.
Bài toán đếm hình của học sinh lớp 6: "Khoai" đến mức người lớn cũng toát mồ hôi, nếu giải được chứng tỏ trí thông minh không vừa
Đây là bài toán nằm trong 1 vòng của kỳ thi APMOPS - kỳ thi dành cho những học sinh xuất sắc dưới 13 tuổi.
Ảnh minh họa
APMOPS là kỳ thi Olympic Toán học, tạo điều kiện cho những thiên tài toán học có cơ hội giao lưu và tranh tài với bạn bè cùng lứa tuổi đến từ khắp các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Úc, Brunei, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, New Zealand, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines.
Kỳ thi APMOPS bao gồm 2 vòng thi. Vòng 1 được tổ chức tại các quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Những thí sinh đạt kết quả cao nhất tại vòng 1 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ được Học viện Hwa Chong mời tham dự vòng chung kết kỳ thi APMOPS tại Singapore. Được biết, đối tượng tham gia kỳ thi là các học sinh dưới 13 tuổi (lớp 6 và lớp 7).
Dưới đây là một bài toán trong kỳ thi APMOPS 2019 được tổ chức tháng 4/2019. Bạn có thể làm thử để xem khả năng toán học của mình đến đâu:
Bài toán:
Đáp án:
Tô màu đen - trắng xen kẽ nhau cho 64 ô của bàn cờ vua 8 8.
Mỗi hình chữ T gồm có 4 ô với 3 ô cùng màu và có thể chia thành 2 phần:
Phần đầu chữ T gồm 3 ô vuông 1 1 và phần đuôi chữ T gồm 1 ô vuông 1 1.
Để ý rằng trong bàn cờ vua 8 8 có thể tạo ra 6 6 = 36 hình vuông 3 3.
Do các hình vuông 3 3 giao nhau sẽ có các hình chữ T bị trùng lặp nên chúng ta sẽ đếm số các hình chữ T theo 2 bước sau:
Bước 1: Trong mỗi hình vuông 3 3 lấy 4 chữ T cùng có đuôi là hình vuông trung tâm 1 1. Tổng số cách lấy hình chữ T loại này là 36 4 = 144 (cách).
Bước 2: Có 6 cách lấy hình chữ T mà phần đuôi 1 1 có cạnh nằm trên 1 cạnh của bàn cờ 8 8 (bỏ đi các ô góc bàn cờ). Từ đó có 6 4 = 24 (cách).
Kết luận: Do cách lấy các hình chữ T trong 2 bước không bị trùng lặp và hết các khả năng nên tổng số cách lấy hình chữ T trên bàn cờ là: 144 24 = 168 (cách).
9 năm lên giảng đường nghe giảng, chàng trai bại não trở thành tiến sĩ Khuôn mặt và chân tay của Tạ Viêm Đình đều biến dạng, không thể nói năng như người bình thường, mất khả năng viết chữ và đi lại. Tạ Viêm Đình là một chàng trai sinh trưởng tại thành phố Lan Châu, Trung Quốc. Thuở bé, Tạ Viêm Đình được chẩn đoán mắc bệnh bại não, kể từ đó, cuộc sống của chàng...