Hong Kong dọa phá cửa nhà dân xét nghiệm nCoV
Chính quyền Hong Kong đe dọa phá cửa nhà những người không hợp tác xét nghiệm nCoV bắt buộc khi thành phố nỗ lực ngăn làn sóng lây nhiễm nCoV.
“Chính quyền có thể thực hiện các hành động pháp lý bao gồm cưỡng chế người dân ra khỏi nhà hoặc nộp đơn lên quan tòa để xin lệnh phá cửa xông vào nhà”, giới chức Hong Kong ra tuyên bố hôm nay, đề cập đến biện pháp xét nghiệm nCoV bắt buộc cho cư dân.
Đặc khu Hong Kong đang cố gắng ngăn làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ tư bằng các biện pháp phong tỏa cục bộ, trong đó giới chức sẽ quây kín một khu vực cho đến khi người dân tại đây nhận kết quả âm tính.
Chính quyền Hong Kong cũng bày tỏ lo ngại một số người trong khu vực phong tỏa có thể né tránh làm xét nghiệm, buộc họ phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Theo dữ liệu từ Bloomberg, trong thời gian phong tỏa bất ngờ ở 4 quận Hong Kong tối 1/2, có khoảng 17% trong tổng số 680 hộ gia đình mà giới chức ghé thăm không chịu mở cửa. Chính quyền đặc khu cho hay họ chưa phát hiện ca nhiễm nCoV sau khi xét nghiệm gần 1.700 cư dân.
Video đang HOT
Nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ trong xe xét nghiệm lưu động bên ngoài một tòa nhà bị phong tỏa ở khu Kwun Tong, Hong Kong, hôm 31/1. Ảnh: Bloomberg.
Thành phố đông đúc với khoảng 7,5 triệu dân được nhận định không bị Covid-19 tàn phá nghiêm trọng so với các trung tâm tài chính lớn khác. Kể từ khi đại dịch bùng phát, Hong Kong đã ghi nhận hơn 10.500 ca nhiễm và 182 ca tử vong do nCoV.
Tuy nhiên, Hong Kong đã trải qua nhiều làn sóng Covid-19 hơn các khu vực khác và sống dưới lệnh hạn chế lặp đi lặp lại. Người dân và các doanh nghiệp vốn hy vọng kết thúc suy thoái do các cuộc biểu tình kéo dài giờ đây lại phải trải qua hình thức phong tỏa khu vực kiểu “phục kích”, theo cách nói của Trưởng đặc khu Carrie Lam.
Kể từ ngày 23/1, giới chức Hong Kong đã tiến hành xét nghiệm cho khoảng 10.000 người, nhưng chỉ phát hiện 14 ca nhiễm nCoV. 6 đợt phong tỏa cục bộ mới nhất cũng không phát hiện ca nhiễm nào.
Chính quyền Hong Kong đã hứng chỉ trích rằng biện pháp phong tỏa cục bộ kiểu “phục kích” không hiệu quả. Tuy nhiên, bà Lam khẳng định đó chỉ là một trong số nhiều biện pháp phòng ngừa và số ca nhiễm được phát hiện chưa phải thước đo duy nhất cho thành công chống dịch.
Mỹ có thể thêm 13 triệu ca nCoV mới trong hai tháng
Một phân tích mới cho rằng Mỹ có thể ghi nhận thêm 13 triệu ca nhiễm nCoV cho tới khi tân thổng thống nhậm chức vào ngày 20/1 năm tới.
Phân tích của hãng thông tấn Reuters được tính toán dựa trên số ca nhiễm mới hàng ngày mà Mỹ báo cáo trong nửa đầu tháng 11 và xu hướng gia tăng tỷ lệ lây nhiễm. Phân tích chỉ ra xu hướng phát triển của Covid-19 ở Mỹ ngày càng nghiêm trọng trên khắp đất nước và quốc gia này có thể phải ghi nhận thêm từ 8-13 triệu ca mới.
Cũng theo phân tích của Reuters, Mỹ cũng có thể chứng kiến thêm 70.000 - 150.000 người chết vì Covid-19 trước lễ nhậm chức của tân tổng thống, nếu duy trì tỷ lệ tử vong hàng ngày như hiện tại. Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Mỹ cũng có nhận định tương tự, khi cho rằng quốc gia này có thể báo cáo thêm 117.000 ca tử vong từ ngày 12/11 tới 20/1.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ để bắt đầu ca trực tại điểm xét nghiệm trên xe ở El Paso, bang Texas, hôm 9/11. Ảnh: Bloomberg.
Mỹ chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 mạnh trong tháng này, khi ghi nhận mức kỷ lục 184.514 ca nhiễm mới và hơn 1.400 ca tử vong trong ngày 13/11. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất được báo cáo kể từ khi đại dịch bùng phát hồi đầu năm nay. Tính đến ngày 14/11, Mỹ đã trải qua 12 ngày liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày trên 100.000 người, theo CNN.
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 10,7 triệu ca nhiễm và hơn 244.000 ca tử vong vì Covid-19, theo đại học Johns Hopkins.
Các chuyên gia cho rằng cách duy nhất để thay đổi kịch bản trên là chính quyền Tổng thống Donald Trump thay đổi chiến lược ứng phó Covid-19 mới, hoặc các chính quyền bang đưa ra các biện pháp phối hợp chặt chẽ hơn.
Trong bài phát biểu tại Vườn Hồng Nhà Trắng hôm 13/11, Tổng thống Trump vẫn loại bỏ mọi khả năng đóng cửa cả nước ngăn Covid-19. "Tôi có thể nói với các bạn rằng chính quyền này sẽ không quyết định đóng cửa", ông nói. "Nó không cần thiết. Đóng cửa phải trả giá bằng mạng sống và chúng gây ra rất nhiều vấn đề".
Tuy nhiên, ít nhất hai thống đốc Mỹ đã tự giải quyết đại dịch theo cách của mình. Thống đốc Oregon Kate Brown và Thống đốc New Mexico Michelle Lujan Grisham cùng thông báo rằng bang của họ sẽ đóng cửa một phần để kiểm soát số ca nhiễm tăng.
"Chúng tôi đang ở trong tình thế sống còn và nếu không hành động ngay bây giờ, chúng tôi không thể bảo vệ cuộc sống, không thể cứu tính mạng mọi người và chúng tôi sẽ hoàn toàn phá hủy hệ thống và cơ sở hạ tầng y tế", Grisham, thống đốc thuộc đảng Dân chủ, thông báo về lệnh ở nhà hai tuần.
Trong khi đó, Brown, thống đốc đảng Dân chủ, cũng yêu cầu tất cả cơ sở kinh doanh phải đóng cửa văn phòng và cho nhân viên làm việc từ xa với "quy mô lớn nhất có thể" trong hai tuần, theo AP.
Joe Biden, người được truyền thông tuyên bố là tổng thống đắc cử", hôm 7/11 kêu gọi người Mỹ "đứng lên và thực hiện trách nhiệm của họ" để ngăn Covid-19. Trong tuyên bố ngày 13/11, Biden thừa nhận ông bị hạn chế về quyền lực trước khi nhậm chức, để có thể điều phối cuộc chiến chống Covid-19.
Tuy nhiên, ông cũng cam kết từ giờ tới lúc nhậm chức vào ngày 20/1 "sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn của mình để dẫn dắt nỗ lực chung này".
Mông Cổ đã ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng Hôm qua (11/11), Mông Cổ đã ghi nhận ca lây nhiễm Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng sau khi có hàng trăm ca mắc "nhập khẩu". Bộ trưởng Y tế Munkhsaikhan Togtmol cho biết, một phụ nữ tại Ulan Bator đã bị lây nhiễm từ chồng bà, một lái xe tải chở hàng hóa từ Nga được xét nghiệm dương tính sau 21...