Hong Kong dậy sóng vì 5 nhân viên nhà xuất bản mất tích
Nhiều nhà lập pháp đối lập Hong Kong biểu tình bên ngoài văn phòng đại diện chính quyền Bắc Kinh ở đặc khu, yêu cầu cung cấp thông tin về việc 5 nhân viên một nhà xuất bản sách mất tích.
Hình ảnh Gui Minhai, một chủ sở hữu của nhà xuất bản Mighty Current, đang mất tích dán phía trên biển hiệu văn phòng đại diện của Trung Quốc tại Hong Kong. Ảnh: HiNet.
Lee Bo (Lý Ba), 65 tuổi, biên tập viên tại nhà xuất bản Mighty Current, mất tích ngày 30/12. Ông được nhìn thấy lần cuối cùng khi đang rời khỏi một nhà kho. Lee còn là cổ đông lớn tại hiệu sách Causeway Bay, thuộc Mighty Current.
Lee sáng ngày 2/1 gọi điện cho vợ, bà Choi Ka Ping, một trong ba người sở hữu Mighty Current, từ thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, thông báo ông đang hỗ trợ một cuộc điều tra, theo New York Times.SCMP ngày 3/1 dẫn lời bà Choi cho biết chồng bà nói chuyện bằng tiếng Quan thoại dù hai người thường sử dụng tiếng Quảng Đông.
Causeway Bay thường bán ấn phẩm chỉ trích giới lãnh đạo ở Bắc Kinh và chứa thông tin đời tư của các quan chức cấp cao cùng gia đình họ. Loại sách này bị cấm lưu hành ở Trung Quốc đại lục.
Video đang HOT
Lee là người thứ năm có liên quan đến nhà xuất bản Mighty Current, trụ sở Hong Kong, mất tích trong hai tháng qua. 4 người mất tích còn lại gồm hai đồng sở hữu Mighty Current Gui Minhai và Lu Bo, hai nhân viên Zhang Zhiping và Lin Rongji.
Gui, công dân Thụy Điển, xuất hiện lần cuối tại nhà riêng trong một khu nghỉ dưỡng ở Thái Lan còn Lu biến mất khi ở Thâm Quyến. Zhang và Lin xuất hiện lần cuối ở phía nam Trung Quốc hồi tháng 10.
Những sự biến mất này làm dấy lên lo ngại chính sách “một nước hai chế độ” áp dụng với Hong Kong không được thực hiện đúng như cam kết khi nơi này được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. “Chúng tôi có lý do để tin ông Lee bị bắt cóc và đưa về đại lục để điều tra chính trị”, Reutersdẫn lời nhà lập pháp Albert Ho, đảng Dân chủ, nói.
John Lee, người đứng đầu lực lượng an ninh Hong Kong, thông báo cảnh sát sẽ mở rộng điều tra vụ việc của Lee và có khả năng không thể cung cấp thông tin chi tiết về từng quá trình, đài RTHK đưa tin ngày 3/1.
Văn phòng đại diện của Bắc Kinh, Cục Xuất nhập cảnh Hong Kong và Văn phòng Các vấn đề về Hong Kong và Macau thuộc Quốc vụ Viện Trung Quốc chưa có bình luận gì.
Như Tâm
Theo VNE
Dân Hồng Kông làm việc chăm chỉ nhất thế giới
Với 2.606 giờ làm việc mỗi năm, tương ứng với hơn 50 giờ làm việc một tuần, cư dân tại đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) được xem là những người chăm chỉ nhất thế giới.
Hồng Kông (Trung Quốc) - Ảnh: AFP
Theo CNN, báo cáo mới nhất của ngân hàng UBS về giá cả và thu nhập của 71 thành phố lớn trên toàn thế giới năm 2015 cho thấy người lao động Hồng Kông làm đến 2.606 giờ/năm.
Báo cáo viết: "Tất cả những người tham công tiếc việc đều nên đến Hồng Kông, nơi cư dân làm việc trên 50 giờ/tuần và chỉ có 17 ngày nghỉ lễ có hưởng lương". Để so sánh, người dân Paris làm ít hơn một nửa so với người Hồng Kông khi chỉ có 1.604 giờ làm việc/năm.
Đứng thứ nhì trong danh sách các thành phố chăm chỉ nhất là Mumbai của Ấn Độ. Trung bình mỗi người dân ở đây làm việc chừng 2.277 giờ/năm. Mumbai còn là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới.
Thành phố Mexico, thủ đô Mexico và New Delhi, thủ đô Ấn Độ là hai cái tên tiếp theo trong danh sách. Mexico từ lâu đã được biết đến là nước có số giờ làm việc cao, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Trung bình, cư dân tại thành phố Mexico làm 2.261 giờ/năm, nhiều hơn cả cư dân sống tại Chicago - thành phố làm việc chăm chỉ nhất nước Mỹ. Ở New Delhi, số giờ làm việc trung bình là 2.214 giờ/năm.
Thủ phủ Đài Bắc của Đài Loan là một trong những nơi có cư dân làm việc chăm chỉ nhất thế giới - Ảnh: Shutterstock
Bangkok (Thái Lan), Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất), Nairobi (Kenya), Đài Bắc (Đài Loan), Jakarta (Indonesia) và Bogota (Colombia) lần lượt là các thành phố có số giờ lao động cao. Người dân sống tại tất cả các thành phố trên đều làm việc trên 2.090 giờ mỗi năm.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
'Nỗi đau' kinh tế Trung Quốc lan đến Hồng Kông Tăng trưởng kinh tế chậm lại và các biện pháp chống tham nhũng của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng đến khách du lịch và người mua hàng ở đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc). Hồng Kông đã bắt đầu cảm nhận "nỗi đau" từ kinh tế Trung Quốc - Ảnh: AFP Theo Bloomberg, dù là điểm đến ngoài Đại lục hấp...