Hong Kong bắt nhóm nghi giúp 12 người đào tẩu sang Đài Loan
Cảnh sát Hong Kong bắt một nhóm buôn lậu vì bị tình nghi giúp đỡ 12 người Hong Kong bị truy nã trốn sang Đài Loan.
Nguồn tin cảnh sát cho hay 9 người đã bị bắt sáng nay trong một chiến dịch đang diễn ra. Trước đó, cảnh sát Hong Kong cho biết đang điều tra một đường dây buôn lậu địa phương bị tình nghi cung cấp xuồng cao tốc cho 12 người đào tẩu. Những người này bị truy nã ở Hong Kong vì liên quan tới các cuộc biểu tình chống chính phủ năm ngoái.
Andy Li, 29 tuổi, bị bắt hồi tháng 8 theo Luật an ninh Hong Kong. Ảnh: Cảnh sát Hong Kong.
Cảnh sát Hong Kong nhận định xuồng cao tốc có thể được sử dụng để đưa nhóm người tới một điểm khác, nơi có tàu lớn chờ sẵn bên ngoài vùng lãnh hải Trung Quốc để đón họ.
12 kẻ bị truy nã gồm 11 đàn ông và một phụ nữ, tuổi từ 16 tới 33. Những người này đang cố gắng trốn tới Đài Loan bằng xuồng cao tốc thì bị lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc chặn lại hôm 23/8 và bàn giao cho cảnh sát thành phố Thâm Quyến.
Video đang HOT
Viện Kiểm sát quận Diêm Điền, thành phố Thâm Quyến, hồi đầu tháng 10 phê chuẩn lệnh bắt 10 người trong số này vì tình nghi vượt biên trái phép, còn hai người khác vì tổ chức vượt biên. Trong số 12 người đào tẩu có Andy Li, 29 tuổi, từng bị bắt hồi tháng 8 theo Luật an ninh Hong Kong.
Luật an ninh Hong Kong có hiệu lực từ 1/7 cấm các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài hoặc bên ngoài để đe dọa an ninh quốc gia. Trung Quốc đại lục đã thành lập một cơ quan về an ninh quốc gia ở Hong Kong, hỗ trợ chính quyền đặc khu thực thi luật an ninh. Trưởng đặc khu Hong Kong được chỉ định thẩm phán xét xử các vụ án an ninh, nhưng Bắc Kinh bảo lưu quyền xử lý các vụ vi phạm an ninh quốc gia nghiêm trọng.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Trung Quốc bắt 12 người đào tẩu khỏi Hong Kong
Hải cảnh Trung Quốc chặn một xuồng cao tốc chở 12 người đào tẩu khỏi Hong Kong, trong đó có một người từng bị bắt hồi đầu tháng 8.
Cảnh sát Hong Kong hôm nay cho biết 12 người tìm cách đào tẩu khỏi đặc khu trên một xuồng cao tốc và bị lực lượng hải cảnh Trung Quốc chặn bắt, song không công bố địa điểm họ định tới.
Trước đó, trang Weibo của hải cảnh Trung Quốc ngày 26/8 thông báo lực lượng này điều tàu chặn một xuồng cao tốc tại khu vực ngoài khơi phía đông nam tỉnh Quảng Đông và bắt hơn 10 người.
Truyền thông Hong Kong đưa tin chiếc xuồng đang trên đường tới Đài Loan, hòn đảo thường cho phép những người đào tẩu cư trú. Trong số 12 người bị hải cảnh Trung Quốc bắt có Andy Li, người bị cảnh sát Hong Kong bắt hôm 10/8 vì tội thông đồng với lực lượng nước ngoài.
Tờ Wen Wei Po dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết một số người trên xuồng cao tốc từng bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình đôi khi bùng phát thành bạo động ở Hong Kong năm ngoái.
Andy Li từng bị bắt hôm 10/8 do vi phạm luật an ninh Hong Kong. Ảnh: SCMP.
Cảnh sát Hong Kong thông báo những người bị bắt ở độ tuổi 16-33, đang bị cơ quan chức năng Trung Quốc đại lục giam và không cho biết thời điểm những người này được trao lại cho đặc khu.
Trung Quốc ban hành luật an ninh Hong Kong ngày 30/6 trong đó hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính quyền Hong Kong khẳng định luật an ninh mới không ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và hội họp, vốn được đảm bảo khi Anh trao trả vùng lãnh thổ này cho Trung Quốc năm 1997. Bắc Kinh nhiều lần khẳng định luật an ninh mới nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển cho đặc khu, đồng thời cảnh báo các quốc gia không can thiệp vấn đề nội bộ.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia và tổ chức thế giới đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cảnh báo nguy cơ suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Chính phủ Anh và Australia còn tuyên bố "mở cửa" tiếp nhận người Hong Kong sau khi luật an ninh có hiệu lực.
Hải cảnh Trung Quốc tuần tra gần cầu Hong Kong - Chu Hải - Macau, tháng 12/2019. Ảnh: CCG.
Giới chức Hong Kong đã bắt nhiều người theo luật an ninh mới, trong đó có trùm truyền thông Jimmy Lai với cáo buộc thông đồng với các lực lượng nước ngoài và lừa đảo. Bắc Kinh tuyên bố "ủng hộ mạnh mẽ" vụ bắt Jimmy Lai.
Trước khi luật an ninh mới được ban hành, cảnh sát Hong Kong đã bắt hơn 9.000 người tham gia các cuộc biểu tình từ tháng 6/2019. Hơn 600 người bị buộc tội bạo loạn với mức án tối đa là 10 năm tù.
Mỹ quan ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ quan ngại Bắc Kinh hành động "gây bất ổn" ở Biển Đông và gần Đài Loan khi điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc. "Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper bày tỏ quan ngại với những hoạt động gây bất ổn của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực gần Đài Loan, nhấn mạnh tầm quan...