Hồng Kông bắt giữ các lãnh đạo biểu tình chống Trung Quốc
Hôm (4/7), cảnh sát Hồng Kông đã tiến hành bắt giữ các nhà tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn nhất kể từ khi đặc khu này được trao trả lại cho Trung Quốc. Hành động này bị cáo buộc là “đàn áp chính trị”
Theo Channel News Asia, 5 thành viên thuộc “Mặt trận Nhân quyền công dân”, trong đó có lãnh đạo của tổ chức, đã bị bắt giam sau 3 ngày diễn ra cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ với quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Hồng Kông. Tổ chức này đã kêu gọi và triệu tập được 500.000 người tham gia biểu tình phản đối việc chính phủ Bắc Kinh thắt chặt vòng kiểm soát với Hồng Kông.
“Họ vẫn bắt giữ trong khi chúng tôi chỉ tổ chức tuần hành hòa bình. Đây là một cuộc đàn áp chính trị”, thủ lĩnh “Mặt trận Nhân quyền công dân” Johnson Yeung phát biểu khi bị cảnh sát dẫn giải khỏi nhà riêng cùng hai lãnh đạo của tổ chức này vào sáng nay.
Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ người biểu tình.
Hiện, phía cảnh sát Hồng Kông chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào liên quan tới vụ bắt giữ trên.
Theo Icarus Wong, một lãnh đạo khác của “Mặt trận Nhân quyền công dân”, 3 người trên bị bắt giữ trước những cáo buộc phù phiếm như “cản trở công việc của cảnh sát” trong cuộc biểu tình hòa bình quy mô lớn.
Video đang HOT
Hôm 3/7, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh đã bị các nhà lập pháp ném đồ vật và ly nước vào người, trong khi những người khác la hét và đòi chính quyền cải cách dân chủ.
Sự cố diễn ra tại phiên họp Hội đồng lập pháp, một ngày sau khi cảnh sát Hồng Kông bắt giữ 511 người biểu tình đòi cải cách dân chủ.
Ông Lương bị người đàn ông tên Wong Yuk ném một ly nước vào người nhưng không trúng. Chiếc ly sau đó rơi xuống sàn vỡ tan. Ông Lương còn cáo buộc một số nhà lập pháp đã sử dụng ngôn từ khó nghe và có những hành động cực đoan.
Làn sóng phản đối chính quyền Bắc Kinh ngày càng gia tăng tại Hồng Kông khi Trung Quốc cương quyết tự lựa chọn các ứng cử viên cho cuộc bầu cử nhà lãnh đạo mới tại Hồng Kông vào năm 2017.
Thậm chí, nhóm ủng hộ dân chủ Occupy Central khẳng định tổ chức này sẽ còn tiến hành một cuộc biểu tình ngồi quy mô lớn trong năm nay nếu như chính quyền Hồng Kông không chấp nhận cải cách bầu cử.
Theo Infonet
Không ngán Trung Quốc, Mỹ thẳng thắn ủng hộ Hong Kong
Sau khi người Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ nước này cần có XH dân chủ trong khuôn khổ pháp luật.
Bất chấp việc Bắc Kinh có thể nổi giận, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố: "Chúng tôi tôn trọng truyền thống cũng như luật pháp của Hong Kong, bao gồm quyền tự do được quốc tế công nhận, người dân được sống trong hòa bình và tự do ngôn luận".
Hong Kong biểu tình đòi dân chủ.
Bà Marie Harf nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng một xã hội dân chủ trong khuôn khổ pháp luật là cần thiết cho sự ổn định và phát triển thịnh vượng của Hong Kong".
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết lãnh đạo kế tiếp của Hong Kong sẽ được bầu ra vào năm 2017 tới. Theo bà Marie Harf, ứng cử viên này nếu đại điện cho ý chí và nguyện vọng của toàn bộ cử tri Hồng Kông sẽ là một điều thỏa đáng và tăng cường tính hợp pháp tại khu bán đảo tự trị.
Trước đó, ngày 1/7, đúng ngày kỷ niệm 17 năm Hong Kong trở về Trung Quốc Đại lục (1/7/1997-1/7/2014), phe dân chủ mở rộng ở Hong Kong đã tổ chức biểu tình, giống như mọi năm kể từ năm 1997, để bày tỏ những yêu sách chính trị của họ.
Hàng chục nghìn người đã tập trung tại Công viên Victoria (Công viên Trung tâm) ở khu Causeway Bay từ trưa 1/7 để chuẩn bị cho cuộc biểu tình khổng lồ đã được dự kiến từ lâu.
Sách Trắng của Bắc Kinh về Hong Kong và chân dung Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh đã trở thành những mục tiêu bị người biểu tình hủy hoại đầu tiên ngay từ buổi sáng 1/7 tại khu vực này.
Đúng 15h23 chiều 1/7, đoàn người biểu tình bắt đầu cuộc tuần hành hòa bình của mình tại Công viên Victoria. Đến tận khi di chuyển, vẫn có rất đông người gia nhập dòng người biểu tình ở khu vực cuối công viên.
Trong số những người biểu tình có 2 người mang theo một chiếc quan tài.
"Điều này là để nhớ các nạn nhân của ngày 4/6 vừa qua và những số phận tương tự. Nó cũng hàm ý rằng việc Bắc Kinh phát hành Sách Trắng đã đặt dấu chấm hết cho lời hứa của Bắc Kinh" - một thành viên thuộc Liên đoàn Dân chủ Xã hội nói.
Trên đường đi, họ đã hủy hoại Sách Trắng về Hong Kong và chân dung Trưởng Đặc khu Lương Chấn Anh. Trên đường di chuyển về khu vực tòa nhà chính quyền ở khu vực Kim Chung (Admiralty), đoàn biểu tình đã thu hút thêm sự tham gia của đông đảo người dân Hong Kong, với số lượng lên tới hàng trăm nghìn người.
Theo kế hoạch dự kiến, những người tham gia biểu tình ngồi sẽ chốt tại đường Chater và duy trì biểu tình ở đó qua đêm 1/7, tới tận 8 giờ sáng 2/7 và sẽ giải tán trước 9 giở sáng 2/7, với hy vọng chính quyền Hong Kong có thể xác lập quyền đề cử ứng cử viên Trưởng Đặc khu của người dân Hong Kong và đối diện thẳng thắn với cuộc khủng hoảng quản trị hiện nay ở Hong Kong.
Theo Đất Việt
Phép thử cho Trung Quốc ở Hồng Kông Cuộc biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông được xem là minh chứng mới nhất cho bài toán khó mà Trung Quốc cần phải giải ở đặc khu này. Người biểu tình Hồng Kông giằng co với cảnh sát hôm 2.7 - Ảnh: Reuters Sáng 2.7, hơn 500 người trong số 2.000 người tham gia biểu tình ngồi ở Hồng Kông đã bị...