Honda xây nhà máy pin trị giá 4,4 tỷ USD, tham vọng chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện vào năm 2040
Mục tiêu Honda tự đặt ra là nhà máy pin phải đạt tổng công suất sản xuất hàng năm lên tới 40 GWh, tức đủ để trang bị cho 700.000 – 800.000 chiếc xe điện.
Mục tiêu Honda tự đặt ra là nhà máy pin phải đạt tổng công suất sản xuất hàng năm lên tới 40 GWh, tức đủ để trang bị cho 700.000 – 800.000 chiếc xe điện.
Honda Motor, bắt tay với nhà sản xuất pin LG Energy Solution của Hàn Quốc, sẽ cho xây dựng một nhà máy pin xe điện tại Mỹ. Thương vụ đầu tư trị giá 4,4 tỷ USD, trong bối cảnh sự chuyển dịch sang xe điện đang diễn ra nhanh chóng tại Mỹ và Honda muốn đảm bảo nguồn cung pin tại đây.
Theo Nikkei Asia, đây sẽ là nhà máy pin EV đầu tiên của Honda. Quá trình xây dựng bắt đầu vào năm 2023 với mục tiêu mở rộng và sản xuất hàng loạt vào năm 2025. Được biết, Honda và LG Energy sẽ thành lập một liên doanh để sản xuất pin lithium-ion. Honda nắm 49% cổ phần, trong khi LG Energy nắm 51% còn lại. Bang Ohio, nơi vận hành chính của Honda tại Mỹ, được coi là địa điểm phù hợp nhất để xây dựng nhà máy pin.
Mục tiêu Honda tự đặt ra là nhà máy này phải đạt tổng công suất sản xuất hàng năm lên tới 40 GWh, tức đủ để trang bị cho 700.000 – 800.000 chiếc xe điện. Tất cả sản lượng sẽ được chuyển đến các nhà máy của Honda ở Bắc Mỹ.
Thị phần LG Energy hiện đứng thứ hai trên thị trường pin toàn cầu, chỉ sau gã khổng lồ Contemporary Amperex Technology (CATL) của Trung Quốc. Ngoài General Motors (GM), LG Energy đã thành lập một liên doanh sản xuất pin ở Bắc Mỹ với công ty Stellantis của châu Âu để tăng năng lực sản xuất.
Công suất sản xuất hàng năm của LG Energy đạt mức 30 GWh tại các nhà máy hợp tác với GM và dường như, quy mô này cũng sẽ lặp lại trong lần bắt tay với Honda. Con số này đủ để cung cấp năng lượng cho 500.000 đến 600.000 xe điện tiêu chuẩn.
Honda Motor, bắt tay với nhà sản xuất pin LG Energy Solution của Hàn Quốc, sẽ cho xây dựng một nhà máy pin xe điện tại Mỹ.
Mục tiêu của Honda là biến tất cả các mẫu xe mới của mình trở thành xe điện hoặc xe chạy bằng pin nhiên liệu (FCV) vào năm 2040. Tại Mỹ, 2 mẫu xe điện trang bị pin Ultium do GM và LG Energy cùng phát triển sẽ ra mắt vào năm 2024.
Năm 2026 , Honda dự kiến tung ra một chiếc EV được phát triển độc lập và trang bị pin do hãng xe liên doanh với LG Energy sản xuất. Tập đoàn này cũng dự kiến sản xuất khoảng 800.000 xe điện tại Mỹ vào năm 2030, đồng thời xem xét xây dựng một dây chuyền sản xuất mới dành riêng cho xe điện.
Video đang HOT
Trước đó, hồi tháng 4, trong cuộc họp báo tóm tắt “về kinh doanh điện khí hóa ô tô”, Honda tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 5.000 tỷ Yen (tương đương khoảng 36,5 tỷ Euro) vào các lĩnh vực điện khí hóa và công nghệ phần mềm trong 10 năm tới. Tập đoàn này muốn định hình lại danh mục đầu tư và chuyển trọng tâm từ kinh doanh phần cứng bán một lần sang kinh doanh định kỳ. Nói cách khác, Honda muốn tiếp tục kiếm tiền bằng phần mềm trong suốt thời gian sử dụng của chiếc ô tô.
Theo Nikkei, Mỹ là thị trường ô tô lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Đây là thị trường chính của Honda, chiếm hơn 30% doanh số toàn cầu. Trước đó, hồi tháng 8, California, thị trường ô tô lớn nhất nước Mỹ, đã tuyên bố cấm bán các loại xe chạy xăng, bao gồm cả xe hybrid, bắt đầu từ năm 2035. Mỹ cũng triển khai các khoản tín dụng thuế cho các dòng xe EV đáp ứng đủ một số tiêu chí nhất định như một biến pháp khuyến khích nhu cầu người tiêu dùng. Những biện pháp này được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy hơn nữa doanh số xe điện trên toàn cầu.
Honda sẽ đầu tư khoảng 43 tỷ yên (310 triệu USD) vào trung tâm nghiên cứu của mình ở thành phố Sakura, tỉnh Tochigi để thiết lập dây chuyền sản xuất pin.
Chiến lược phổ biến của các nhà sản xuất ô tô lớn là mua pin gần nơi họ sản xuất xe để giảm chi phí. Năm 2021, Honda đã nắm giữ 1% cổ phần của CATL để đảm bảo độ bảo mật về công nghệ sản xuất pin. Những thỏi pin này sau đó sẽ được dùng cho 10 mẫu xe điện dự kiến tung ra thị trường Trung Quốc vào năm 2027.
Do Mỹ muốn duy trì hoạt động sản xuất xe điện trong nước, việc hợp tác với nhà sản xuất pin của Hàn Quốc LG Energy tại thị trường này có thể giảm nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng cho Honda trước căng thẳng địa chính trị Mỹ – Trung.
Ngoài ra, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển độc lập của các loại pin thế hệ tiếp theo như pin ở trạng thái rắn hoàn toàn, an toàn và nhỏ hơn so với những loại pin phổ biến hiện nay. Honda sẽ đầu tư khoảng 43 tỷ yên (310 triệu USD) vào trung tâm nghiên cứu của mình ở thành phố Sakura, tỉnh Tochigi để thiết lập dây chuyền sản xuất pin. Dây chuyền này sẽ bắt đầu hoạt động vào mùa xuân năm 2024.
“Xe điện chắc chắn là xu hướng chính hiện nay. Điều đó vẫn diễn ra như vậy trong vài năm qua nhưng sự khác biệt bây giờ là rất nhiều sản phẩm này đang thực sự được tung ra thị trường” – ông Tim Stevens, Tổng biên tập CNET Roadshow, nhận định.
CATL của Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thị trường pin ô tô, theo sau là LG Energy, SK Innovation và Samsung SDI. Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc ngày càng căng thẳng, một số nhà sản xuất ô tô Mỹ và châu Âu coi sự phụ thuộc của họ vào nhà cung cấp pin Trung Quốc là một rủi ro và dần phải tăng đơn đặt hàng cho các công ty Hàn Quốc.
Ba công ty Hàn Quốc dự kiến sẽ có tổng cộng 12 nhà máy pin đi vào hoạt động ở Bắc Mỹ vào năm 2025. Panasonic của Nhật Bản cũng đang đầu tư mạnh vào Mỹ, bao gồm cả việc thành lập một nhà máy pin xe điện mới ở Kansas.
Kiếm 800 USD mỗi tháng nhờ đào coin bằng xe điện Tesla
Sử dụng chiếc Tesla Model 3 theo nhiều cách khác nhau, Siraj Raval đào được số tiền mã hóa trị giá 800 USD/tháng.
Khi thị trường tiền mã hóa tăng trưởng nóng, nhiều người tận dụng mọi thiết bị có thể để đào coin, kể cả xe hơi điện. Với một số thay đổi, tinh chỉnh, ôtô Tesla vừa trở thành nguồn cung cấp điện, vừa là cỗ máy khai thác.
Biến xe Tesla thành máy đào
Siraj Raval, sống tại San Francsico (Mỹ), đã tận dụng tối đa khả năng của chiếc Tesla Model 3 vào việc khai thác tiền mã hóa. Trước tiên, ông chạy một phần mềm đào Bitcoin trên Mac mini M1, kết nối với bộ nguồn điện 12 V và cắm vào xe.
Siraj Raval đã biến chiếc Tesla Model 3 thành máy đào coin.
Raval cũng tận dụng khả năng của GPU trên xe Tesla, biến nó thành máy đào với nguồn điện có sẵn bên trong. Việc thay đổi công năng sử dụng này dẫn đến nguy cơ xe bị mất bảo hành nhưng chủ nhân vẫn chấp nhận mạo hiểm.
Trao đổi với CNBC, Siraj Raval cho biết, thời điểm giá Ethereum đạt đỉnh vào năm ngoái, mỗi tháng ông kiếm được 800 USD từ việc đào coin bằng xe điện Tesla.
Raval không phải người duy nhất dùng xe điện để khai thác tiền mã hóa. Alejandro de la Torre, một thợ đào Bitcoin khác cho biết việc dùng ôtô Tesla cũng tương tự các nguồn điện truyền thống.
"Yếu tố chính vẫn là giá điện. Nếu đào bằng xe điện rẻ hơn thì thực hiện thôi", Torre cho biết.
Từ 2018, Chris Allessi, một người sở hữu xe Tesla sống tại bang Wisconsin (Mỹ) đã tìm cách biến phương tiện này thành máy đào Bitcoin.
Ông là chủ nhân kênh YouTube KmanAuto, chuyên đăng tải những "độ" lại tính năng trên xe hơi điện. Tương tự Raval, Allessi đã thử một số cách khác nhau để biến chiếc Tesla Model S của mình thành một giàn khai thác tiền mã hóa.
Allessi đào Bitcoin bằng cách cắm Bitmain Antminer S9 - một loại máy đào được dùng phổ biến trên thế giới - vào ôtô của mình. Ông dùng một bộ biến tần, điều chỉnh điện áp của pin Tesla đến mức tương thích với Antminer.
Ngoài ra, Allessi cũng hack một phần mềm tích hợp bên trong chiếc xe để khai thác các loại tiền mã hóa khác. Dùng máy tính và màn hình có sẵn của xe, ông kết nối với trang web đã thiết lập sẵn để khai thác Moreno.
Với Siraj Raval, ông cho biết trong các cách đã thử, phương án mang lại lợi nhuận cao nhất là hack máy tính bên trong xe Tesla, cộng với cắm trực tiếp GPU vào xe.
Lợi nhuận không lớn
Có thể dùng xe điện Tesla để khai thác tiền mã hóa, tuy nhiên, thực tế lợi nhuận thu được không lớn và phụ thuộc nhiều vào thời điểm mua xe.
Raval vẫn lạc quan về khả năng thu lợi nhuận khi đào coin bằng xe Tesla.
Chẳng hạn, Allessi đã mua ôtô điện trước tháng 1/2017, do đó, ông được đưa vào chương trình sạc pin miễn phí, không giới hạn suốt vòng đời của xe.
Vào năm 2018, Allessi ước tính trong khoảng thời gian 60 giờ, ông sẽ kiếm được 10 USD từ việc đào Bitcoin. Tất cả đều là lợi nhuận vì ông không phải trả tiền sạc. Dù vậy, Allessi vẫn cho rằng con số này chẳng đáng bao nhiêu.
"Tại sao bạn lại muốn tạo ra hao mòn cho một chiếc xe trị giá 40.000-100.000 USD? Ngay lúc này, giá Bitcoin đã tăng chóng mặt, nhưng độ khó khai thác cũng tăng theo. Trong cùng khoảng thời gian và thiết bị, có lẽ tôi chỉ thu được 1-2 USD", Allessi cho biết.
Trong cuộc trao đổi với CNBC, Allessi cho biết không còn quan tâm đến cách khai thác tiền mã hóa này.
"Độ khó quá cao. Tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi làm việc tại McDonald's", ông nói.
Trong khi đó, Raval lạc quan về tiềm năng thu lợi. Mặc dù phải trả tiền sạc, ông cho biết bản thân thỏi pin của xe Tesla rất tốt, có thể tận dụng để kiếm lời.
Xe của Raval đi được 515 km mỗi lần sạc, mất khoảng 10-15 USD để nạp đầy pin. Nếu ông lái nó vài giờ mỗi ngày thì sau khoảng 10 ngày phải sạc lại một lần. Tính ra, mỗi tháng chi phí từ 30-60 USD.
Hiện Ravel dùng xe để đào coin 20h mỗi ngày. Số tiền thu được ông lại gửi vào một nền tảng đầu tư có lợi nhuận 23%/năm. Ngoài ra, Raval cũng tiết kiệm được chi phí nhờ mua GPU từ Ebay.
Với những cố gắng đó, dù giá của các loại tiền mã hóa có biến động, ông vẫn có lợi nhuận từ 400-800 USD mỗi tháng trong năm 2021.
Huawei chính thức gia nhập ngành công nghiệp xe điện, đối đầu với Tesla Huawei hứa hẹn sản phẩm xe điện đầu tiên của hãng sẽ đánh bại mẫu xe điện Model Y của Tesla. Giám đốc điều hành Tập đoàn Kinh doanh Tiêu dùng Huawei, Richard Yu giới thiệu chiếc xe điện đầu tiên của Huawei. Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã chính thức góp mặt vào một trong những ngành công nghiệp sôi...