Hơn nửa triệu thí sinh Hàn Quốc chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học
CSAT 2022 là năm thứ 3 Hàn Quốc tổ chức thi tuyển sinh đại học kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020.
Học sinh Hàn Quốc viết lời chúc may mắn trước kỳ thi tuyển sinh đại học 2022.
Ngày 17/11, hơn 508 nghìn thí sinh, gồm học sinh THPT và học sinh đã tốt nghiệp THPT, tại Hàn Quốc sẽ tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (CSAT). Kỳ thi năm nay dự kiến kéo dài 5 ngày với 1.370 điểm thi trên toàn quốc, theo thống kê từ Bộ Giáo dục nước này.
CSAT 2022 là năm thứ 3 Hàn Quốc tổ chức thi tuyển sinh đại học kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020. Đây cũng là năm đầu tiên, thí sinh có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 được phép thi tại điểm thi, thay vì cách ly tại nhà hoặc bệnh viện.
Video đang HOT
Để chuẩn bị cho kỳ thi, Chính phủ Hàn Quốc đang thắt chặt các biện pháp phòng ngừa Covid-19 như mở rộng điểm xét nghiệm, cơ sở điều trị… Nước này lo ngại kỳ thi diễn ra trong bối cảnh làn sóng Covid-19 xuất hiện.
Dữ liệu ngày 1 – 7/11 của Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho thấy 1.858 học sinh trung học có kết quả xét nghiệm dương tính, làm dấy lên lo ngại số thí sinh mắc Covid-19 sẽ tăng mạnh trở lại.
Do đó, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã nâng số điểm xét nghiệm cho thí sinh thi đại học từ 108 lên 110 cơ sở với 25 bệnh viện tiếp nhận điều trị, có sức chứa lên tới 4.900 thí sinh. Bộ cũng khuyến cáo học sinh lập tức đi xét nghiệm khi có triệu chứng và báo cáo về Văn phòng Giáo dục địa phương.
Tuyển sinh đại học 2023: Tăng cường các giải pháp, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh
Năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Theo đó, công tác tuyển sinh sẽ giữ ổn định như năm 2022; tăng cường các giải pháp, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Hà Nội.
PGS. TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cơ sở đào tạo, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh. Trong đó, Bộ sẽ nâng cấp các chức năng của phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, tăng cường tính năng kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm những sai sót.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển; yêu cầu không sử dụng những phương thức xét tuyển không phù hợp, ít hiệu quả và gây khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Tuyển sinh 2022: Hơn 91% thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đợt 1
Tuy nhiên, theo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH), tuyển sinh cao đẳng (CĐ) ngành giáo dục mầm non ban hành ngày 6/6/2022, một điểm mới sẽ được áp dụng từ kỳ tuyển sinh năm 2023 là thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực 2 năm, là trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 năm kế tiếp để xét tuyển vào ĐH. Cách tính mức điểm ưu tiên có thay đổi so với năm 2022 nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.
Cụ thể, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định của quy chế.
Ngoài ra, việc đăng ký xét tuyển thực hiện sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ. Trong mọi trường hợp, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.
Công tác tuyển sinh đại học năm 2023 có gì thay đổi? Một điểm mới sẽ được áp dụng từ kỳ tuyển sinh năm 2023 là cách tính mức điểm ưu tiên có thay đổi so với năm 2022 nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm...