Hôn lễ của Công chúa Nhật với bạn trai thường dân: Ngày vui của đôi trẻ nhưng sao công chúng chẳng ai mặn mà?
Hôn lễ của Công chúa Nhật Bản tưởng chừng sẽ mang màu hồng cổ tích nhưng thực tế lại khắc nghiệt hơn nhiều.
Chỉ còn chưa đầy 24 tiếng đồng hồ nữa, hôn lễ của Công chúa Mako với bạn trai thường dân sẽ chính thức được diễn ra sau gần 4 năm bị trì hoãn. Dù hai nhân vật chính vẫn quyết tâm đến với nhau nhưng một số cuộc thăm dò gần đây cho thấy, vẫn có nhiều người phản đối cuộc hôn nhân này.
Đối xử bất công
Lần đầu tiên sau 28 năm, một thành viên cao cấp của gia đình hoàng gia Nhật sẽ kết hôn vào ngày 26/10 nhưng trái với tưởng tượng của nhiều người, sự háo hức mong chờ hầu như là không có, cũng chẳng có đám đông nào tập trung ở thủ đô để gửi lời chúc phúc cho cặp đôi này.
Thay vào đó, công chúng vẫn tỏ ra thù địch với việc lựa chọn chồng của Công chúa Mako, Kei Komuro, người bạn trai 9 năm mà cô bắt đầu yêu từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Truyền thông Nhật Bản đã đưa tin về việc Công chúa Mako “rơi nước mắt” khi gặp lại bạn trai sau hơn 3 năm xa cách khi anh tới chào hỏi bố mẹ vợ tương lai.
Công chúa Mako đã rơi nước mắt khi gặp lại hôn phu sau 3 năm xa cách.
Công chúa Mako sẽ ở lại Nhật Bản trong vài tuần sau hôn lễ trước khi có thể cùng chồng đến Hoa Kỳ bắt đầu cuộc sống mới. Truyền thông Nhật cũng bày tỏ sự phàn nàn về việc người đóng thuế Nhật Bản phải chi ra một cái giá quá đắt để bảo vệ gia đình Komuro trong thời điểm hiện tại, kể từ khi vị phò mã tương lai từ New York trở về Nhật Bản để chuẩn bị cho hôn lễ vào cuối tháng trước.
Mako dự kiến sẽ chuyển ra khỏi cung điện vào ngày 26/10 sau khi cô đăng ký kết hôn cùng với Komuro vào sáng cùng ngày. Cặp đôi sau đó dự định tổ chức họp báo vào cuối ngày hôm đó. Kyodo News đưa tin, Công chúa Mako dự kiến sẽ sống trong một chung cư ở Tokyo trước khi sang Mỹ và cũng sẽ phải xin hộ chiếu thông thường để thay thế hộ chiếu ngoại giao thường được cấp cho các thành viên hoàng gia Nhật. Bởi lẽ sau khi kết hôn với người chồng thường dân, Mako sẽ không còn là người của hoàng gia, bị tước bỏ mọi đặc quyền trước đây.
Cuối tuần qua, Công chúa Mako bước sang tuổi 30, sinh nhật cuối cùng của cô với tư cách là thành viên trong hoàng gia. Mitsue Nagasaku, một nhân viên văn phòng 43 tuổi đến từ tỉnh Kanagawa, phía Nam Tokyo, nói: ” Tôi cảm thấy tiếc cho cô ấy. Những gì truyền thông đang nói bây giờ là quá nhiều, quá xâm phạm đời tư. Đây là sự lựa chọn của cô ấy, Mako vẫn kiên định với lòng quyết tâm muốn kết hôn với Komuro. Tôi nghĩ bây giờ chúng ta cần tôn trọng với điều đó “.
Mako trong bộ ảnh mừng sinh nhật tròn 30 tuổi.
Nagasaku nói rằng cô rất buồn khi một số phương tiện truyền thông đưa tin gây nhiễu loạn trước thềm đám cưới và cho biết thêm: ” Tôi hy vọng họ có thể hạnh phúc bên nhau và sau khi chuyển đến Mỹ, cặp đôi sẽ là một gia đình bình thường như bao người khác “.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Nagasaku còn nói rằng việc truyền thông liên tục lên án việc lựa chọn kiểu tóc của Komuro khi anh được trông thấy buộc tóc đuôi ngựa lúc từ Mỹ trở về Nhật Bản cùng những bài viết châm chọc khác đã vi phạm pháp luật về quyền tự do cá nhân. Đây cũng là một bằng chứng cho thấy, Komuro đã bị giới truyền thông đối xử bất công.
Komuro xuất thân từ thường dân và là một người mồ côi cha khi bố anh mất sớm. Bên cạnh đó, Komuro cũng bị chỉ trích chỉ vì sự nhập nhằng tài chính của mẹ anh với hôn phu cũ. Rõ ràng, truyền thông và dư luận Nhật đã phủ nhận mọi cố gắng nỗ lực thành tài của Komuro trên con đường trở thành luật sư tài giỏi cũng như tình yêu kiên định của anh với Công chúa Mako.
Mái tóc buộc đuôi ngựa của Komuro bị dư luận và truyền thông Nhật chỉ trích gay gắt.
Không phải là thời điểm thích hợp
Trước sự phản đối gay gắt của công chúng cùng báo chí tiêu cực, Thái tử Fumihito, cha của Công chúa Mako nói rằng ông miễn cưỡng đồng ý để hôn lễ được diễn ra với quy mô thu nhỏ lại. Lễ đính hôn truyền thống cùng cuộc gặp mặt chính thức với Nhật hoàng và Hoàng hậu trước hôn lễ cũng đã bị hủy bỏ. Công chúa Mako chỉ thực hiện một số nghi lễ cúng bái tổ tiên để thông báo về việc kết hôn của mình.
Trong suốt thời gian qua, nhiều người đã xuống đường biểu tình tại trung tâm Tokyo với những tấm biểu ngữ mang thông điệp: ” Hãy dừng lại cuộc hôn nhân đáng bị nguyền rủa nà y”, ” Nói không với Komuro”… Trong một cuộc thăm dò mới đây của tạp chí Aera cho thấy 93% người Nhật tin rằng đám cưới hoàng gia này “chẳng có gì đáng để kỷ niệm”.
Người dân Nhật Bản xuống đường biểu tình phản đối cuộc hôn nhân của Công chúa Mako.
Ken Kato, một doanh nhân có trụ sở tại Tokyo cho biết anh không nghĩ Komuro là “người phù hợp” để kết hôn với một thành viên hoàng tộc Nhật Bản. Theo người đàn ông này, một yếu tố khác khiến cuộc hôn nhân bị phản đối gay gắt xuất phát từ việc ông ngoại của Công chúa Mako, Tatsuhiko Kawashima, một giáo sư danh dự 81 tuổi tại Đại học Gakushuin, đang phải nằm viện điều trị từ tuần trước.
” Nếu ông ấy qua đời thì hôn lễ không thể được cử hành. Nhiều người nói rằng bây giờ không phải là thời điểm để tổ chức hôn lễ, nó nên được hoãn lại một lần nữa “, Kato cho biết.
Vào năm 2017, Công chúa Mako đã tuyên bố đính hôn với bạn trai thường dân sau một thời gian dài ở bên nhau. Kể từ đó cho đến nay, hôn lễ của cặp đôi liên tục bị trì hoãn, chủ yếu vì rắc rối tài chính của mẹ Komuro với hôn phu cũ. Komuro và gia đình bị cáo buộc là “đào mỏ” gia đình hoàng gia khi Công chúa Mako sẽ được hưởng khoản hồi môn kếch xù. Để bảo vệ tình yêu cũng như cuộc hôn nhân của mình, Mako đã từ chối nhận của hồi môn và chấp nhận một đám cưới đơn giản nhất từ trước đến nay.
Công chúa Mako đón tuổi 30 trước khi lên xe hoa với hôn phu, sắp sửa thoát khỏi "chiếc lồng son" và cuộc sống áp lực nơi cung cấm
Với Mako, trở thành một Công chúa không phải là điều tuyệt vời nhất mà thứ đáng giá hơn cả đó chính là Tự Do.
Vào ngày hôm nay (23/10), Công chúa Mako chính thức bước sang tuổi 30, đây cũng là sinh nhật cuối cùng của cô với tư cách là một thành viên của gia đình hoàng gia trước khi cô kết hôn với bạn trai thường dân. Hoàng gia Nhật cũng đã chia sẻ những bức hình mới nhất của Công chúa để kỷ niệm dịp đặc biệt này.
Trước đó vào chiều ngày 22/10, Công chúa Mako đã diện kiến Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako. Đây là một trong các nghi thức cần thực hiện trước đám cưới với hôn phu thường dân Kei Komuro vào tuần tới. Hôn lễ của công chúa sẽ không thực hiện một loạt nghi lễ truyền thống bởi áp lực của dư luận.
Bộ ảnh mừng sinh nhật tròn 30 tuổi của Công chúa Mako vào ngày hôm nay.
Mako tới diện kiến Nhật hoàng và Hoàng hậu chiều 22/10.
Theo Kyodo, Công chúa Mako đã gặp Nhật hoàng và Hoàng hậu cùng con gái duy nhất của họ, Công chúa Aiko, trong khoảng một tiếng. Mako lựa chọn bộ trang phục màu xanh thanh nhã và đeo trang sức ngọc trai. Theo kế hoạch, một ngày trước đám cưới, cô cũng sẽ gặp ông bà mình - Thượng hoàng Akihito và Hoàng Thái hậu Michiko - vào ngày 25/10.
Áp lực của Công chúa
Sunagawa, người quen biết với Công chúa Mako từ thời đại học, cho biết cô rất đồng cảm với Công chúa Mako khi kết hôn ở tuổi 30, cô mô tả đây là thời điểm "rất căng thẳng". Người bạn này cho biết: " Ở tuổi cô ấy, cộng với việc không thể tự do hẹn hò, tạo thêm rất nhiều áp lực. Tôi cũng từng trải qua điều tương tự ".
Không phải đến khi đính hôn với một thường dân, Công chúa Mako mới làm những việc được xem là bất thường đối với một người thuộc hoàng gia. Trước đó, cô quyết định theo học Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế Tokyo, một trường nghệ thuật tự do tư nhân nổi tiếng với phương pháp giáo dục toàn cầu. Khi đó, Công chúa Mako gây chấn động dư luận khi trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên đăng ký học tại trường đại học tư thục, thay vì Đại học Gakushuin - một học viện cao cấp, nơi tất cả người thân của cô đều theo học trước đó.
Công chúa Mako được xem là có nhiều điểm giống với Meghan Markle, Nữ công tước xứ Sussex của hoàng gia Anh. Meghan cùng chồng là Hoàng tử Harry, rời khỏi hoàng gia Anh.
Mako được ví giống với Meghan muốn phá bỏ các quy tắc hoàng gia.
" Sự thách thức tương đồng của hai người phụ nữ đã chứng minh rằng có rất nhiều hạn chế vẫn còn áp đặt lên hoàng gia ", Akira Yamada, giáo sư tại Đại học Meiji, người nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, nói.
Giáo sư Yamada cho biết thêm vì gia đình hoàng gia có vị trí đặc biệt trong xã hội Nhật Bản đồng nghĩa với việc các thành viên không có các quyền giống như những người dân Nhật Bản khác được hưởng. Họ luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ phía dư luận. Đối với các thành viên nữ của hoàng gia, tình hình thậm chí còn phân biệt đối xử hơn, họ sẽ phải rời khỏi hoàng gia nếu kết hôn với thường dân.
Bản thân Công chúa Mako cũng phải hứng chịu búa rìu của dư luận vì đơn giản người cô chọn làm chồng không phù hợp với quan điểm của đại đa số người dân. Chuyện trăm năm cả đời của Mako, không chỉ đơn thuần là chuyện của bản thân cô, gia đình cô mà nó là là chuyện của cả dư luận. Cách thời điểm diễn ra đám cưới của công chúa vài tuần, một số người thậm chí đã xuống đường biểu tình để phản đối cuộc hôn nhân.
Khao khát tự do
Khi quyết định kết hôn với bạn trai 9 năm Kei Komuro, Công chúa Mako cũng cho biết sẽ không nhận khoản tiền hồi môn trị giá hàng chục tỷ đồng. " Cô ấy muốn sống một cuộc sống bình thường, có thể tự đưa ra quyết định với tư cách là một người phụ nữ và kết hôn vì tình yêu ", giáo sư Yamada nhận định.
Người bạn Sunagawa cũng đồng cảm với những khó khăn về mặt tinh thần mà Công chúa Mako đã phải trải qua. " Nếu đang sống như một phụ nữ ở Nhật Bản, bạn hẳn đã bị xã hội hoặc gia đình đẩy vào những chuẩn mực giới tính này. Đối với Công chúa Mako, cô ấy đối mặt những áp lực ấy từ cả giới truyền thông ", giáo sư cho biết.
Sau gần bốn năm chờ đợi, Mako và Komuro cuối cùng cũng làm đám cưới vào ngày 26/10. Đám cưới này không chỉ kết thúc gần bốn năm bị chỉ trích gay gắt của công chúng mà còn giải thoát Công chúa Mako khỏi chiếc "lồng vàng hoàng gia". " Công chúa sẽ rời bỏ chiếc lồng vàng và vươn mình ra ngoài, nơi cô đủ tự do làm điều mình yêu thích ", ông Yamada nói.
" Có rất nhiều người ở Nhật Bản cảm thấy day dứt vì thực tế họ không thể nói chuyện tự do hoặc kết hôn với người họ muốn. Hành động của Công chúa Mako đang gửi đi thông điệp rất mạnh mẽ rằng bạn có thể sống cho chính mình ", giáo sư Yamada nhận xét.
Quyết định công bố đang điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post-traumatic stress disorder - PTSD) sau nhiều năm bị công chúng giám sát gắt gao, Công chúa Mako " chứng minh cô ấy chỉ là con người bình thường, có thể bị tổn thương như bao người khác ", ông Yamada nói thêm. Mặc dù vậy, áp lực từ dư luận lên cuộc hôn nhân của Công chúa vẫn tồn tại cả sau khi cô tiết lộ về tình trạng bệnh của mình.
Công chúa Mako sẽ trở thành người phụ nữ thứ chín trong hoàng gia Nhật Bản cưới một thường dân và là người đầu tiên từ bỏ cả nghi lễ truyền thống lẫn tiền hồi môn từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, với Công chúa Mako việc được sống với người mình yêu và được tự do làm những thứ mình muốn không phải gánh chịu những áp lực, đánh giá của người đời chính là những thứ vô giá, tiền bạc và địa vị chẳng thể nào sánh bằng.
Vợ chồng Meghan bất ngờ bị réo tên "ném đá" khi Công chúa Nhật từ chối của hồi môn hơn 30 tỷ đồng, lý do vì đâu? Công chúa Nhật và vị hôn phu đang trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông khi hôn lễ của họ sắp được tổ chức sau 3 năm trì hoãn. Thậm chí, tin tức này còn khiến nhà Sussex ở Mỹ xa xôi bị vạ lây. Trong thời gian gần đây, câu chuyện Công chúa Nhật Bản sẵn sàng từ bỏ địa...