Hôn lễ ‘0 đồng thách cưới’ thành trào lưu ở Trung Quốc
Giới trẻ xứ tỷ dân đang thay đổi ngành cưới hỏi, từ hôn lễ không phong bì thách cưới, từ bỏ nhà hàng cao cấp cho đến dùng AI để lên kế hoạch cho ngày trọng đại.
Cô dâu chú rể tại xứ tỷ dân đang chủ động thay đổi những “nghi thức” truyền thống, hướng đến một đám cưới hiện đại.
Yan Ge (28 tuổ.i, Trùng Khánh, Trung Quốc) quyết định về quê, tổ chức hôn lễ giản dị tại một ngôi nhà nhỏ trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Thay vì tổ chức đám cưới xa hoa tại một khách sạn sang trọng cùng những lẵng hoa cầu kỳ, tốn kém, họa sĩ và vợ sắp cưới chọn trang trí không gian tiệc bằng chính những bức tranh sơn dầu do anh sáng tác.
Bà của Yan Ge, một giáo viên làng, sẽ là người chủ trì buổi lễ. Quan trọng hơn cả, sự sắp xếp này đáp ứng đúng ý tưởng về một “đám cưới trong mơ” của đôi trẻ.
Không riêng Yan Ge, theo khảo sát năm 2024 của Trung tâm Khảo sát Xã hội từ China Youth Daily, 78,4% trong số 1.251 người trẻ tham gia khảo sát ủng hộ việc tổ chức đám cưới theo phong cách tối giản.
‘Cuộc cải cách’ hôn lễ
Trên mạng xã hội Weibo, chủ đề “giới trẻ Trung Quốc cách mạng hóa đám cưới” đang trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết. Không còn những khách sạn hạng sang, giới trẻ lựa chọn tổ chức hôn lễ ở những địa điểm bình dị như McDonald’s hay nhà hàng lẩu Haidilao.
Thậm chí, công nghệ cũng góp phần tạo nên sự thay đổi khi nhiều cặp đôi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lên kế hoạch cho ngày trọng đại, vừa tiết kiệm chi phí vừa mang đậm dấu ấn cá nhân, theo Global Times.
Một cặp đôi tạo dáng tại một cửa hàng McDonald’s ở Thượng Hải.
Chen Mengting, một người có kinh nghiệm tổ chức đám cưới, cho biết chi phí cho một đám cưới cao cấp tại Trung Quốc có thể dao động từ 100.000 NDT (khoảng 13.700 USD) đến 300.000 NDT (khoảng 41.300 USD), thậm chí còn cao hơn ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, xu hướng xa hoa này đang dần “hạ nhiệt”.
Giới trẻ ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thể hiện qua việc hưởng ứng các chiến dịch “xanh hóa” đời sống như “di chuyển xanh”, “sử dụng tài nguyên tiết kiệm”.
Chính lối sống “xanh” này đã tác động đến cách họ tổ chức hôn lễ, chẳng hạn như sử dụng hoa cưới và vật dụng trang trí làm từ vật liệu tự hủy sinh học và có thể tái chế.
Do đó, những đám cưới giản dị, gần gũi với thiên nhiên như của Yan Ge không hề “nghèo nàn” hay “kém sang” mà ngược lại, rất hợp thời và thể hiện tư duy bắt nhịp xu hướng xã hội mới.
Nghi thức hôn nhân điện đại
Một tín hiệu đáng mừng trong quan niệm về hôn nhân của người trẻ Trung Quốc chính là sự “lên ngôi” của “giá thách cưới 0 đồng”. Theo một khảo sát được công bố bởi zhenai.com, một dịch vụ mai mối trực tuyến phổ biến tại Trung Quốc, hơn 65% người tham gia ủng hộ quan niệm này.
Giờ đây, giới trẻ không chỉ sẵn sàng “cập nhật” các hủ tục cưới xin mà còn mong muốn “tiền thách cưới” trở về đúng ý nghĩa ban đầu, một món quà thể hiện thiện chí với đôi vợ chồng mới.
Đám cưới xa hoa không còn hấp dẫn với nhiều cặp vợ chồng trẻ ở Trung Quốc.
Bên cạnh đó, những yêu cầu truyền thống như nhà trai phải có xe, có nhà cũng dần thay đổi, góp phần giảm áp lực phô trương vật chất, đồng thời thúc đẩy sự bình đẳng trong hôn nhân.
Xu hướng này được củng cố bởi những nỗ lực của chính phủ trong việc định hướng văn hóa hôn nhân.
Tháng 2, Tòa án Nhân dân Tối cao đã ban hành quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến giá thách cưới, được xây dựng từ tháng 11/2023.
Quy định mới này bao gồm các điểm thay đổi quan trọng như nghiêm cấm việc lợi dụng hôn nhân để chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ ranh giới giữa quà tặng đính hôn và quà tặng thông thường.
Drama cưới hỏi: Cô dâu dâng trà nhưng mẹ chồng hất đi, lý do khiến tất cả ngao ngán
Choáng váng: Cô dâu dâng trà nhưng mẹ chồng hất đi giữa đám cưới, bạn thân hé lộ nội tình phía sau
Đám cưới hỗn loạn vì hành động của mẹ chồng
Cô gái nào cũng mong muốn có một đám cưới trong mơ. Ở đó họ được mặc váy cưới xinh đẹp, nắm tay người mình yêu và hạnh phúc bước vào hôn nhân trong lời chúc phúc của gia đình, bạn bè hai bên. Tuy nhiên không phải đám cưới nào cũng đẹp như họ tưởng tượng.
Mới đây, một cô dâu ở Phúc Châu (Trung Quốc) đã gặp phải một tình huống đáng buồn trong đám cưới, khiến cư dân mạng bàn tán rôm rả.
Trong khoảnh khắc được đăng tải lên MXH, cô dâu chú rể mặc trang phục đám cưới, cùng nhau dâng trà cho bố mẹ theo thông báo từ người chủ hôn. Không giống không khí đám cưới, bố mẹ chồng có gương mặt không mấy vui vẻ. Riêng người mẹ chồng chăm chú cầm điện thoại, không thèm nhìn cô dâu chú rể nửa cái.
Đúng lúc cô dâu vừa đưa chén trà về phía mẹ chồng thì bà bỗng vung tay lên hất chén trà đi. Toàn bộ hành động diễn ra chớp nhoáng nhưng có thể thấy rõ gương mặt giận dữ bặm môi của mẹ chồng. Trong bối cảnh đó, cha chồng có đưa tay ra ngăn cản vợ nhưng không đáng kể, mẹ chồng vẫn rất khó chịu.
Mẹ chồng hất tách trà khiến tất cả mọi người giật mình
Tách trà trên đà rơi không may trúng chân chú rể khiến tất cả người thân và bạn bè xung quanh đều giật mình hoảng hốt. Song anh đã vô thức lùi lại theo phản xạ nên không gặp vấn đề gì nghiêm trọng. Còn cô dâu đứng như trời trồng, dường như cũng không hiểu chuyện gì xảy ra, khiến phù dâu phải đến kéo lùi lại.
Không rõ ở thời điểm đó cô dâu cảm thấy như thế nào nhưng chắc chắn không vui. Tuy nhiên cô không nói gì hay có phản ứng đặc biệt nào, đám cưới vẫn tiếp tục được diễn ra dù nét mặt người dự đều căng thẳng.
Sau đó, người chủ hôn yêu cầu cúi chào sau khi dâng trà, cô dâu chú rể làm theo nhưng thái độ của mẹ chồng vẫn không vui. Bà không hề tỏ ra áy náy gì về việc làm ảnh hưởng đến không khí đám cưới mà tiếp tục nghịch chiếc điện thoại trong tay, không thèm nhìn cả 2 con.
"Thuyết âm mưu" do netizen đặt ra
Chuỗi hành động khó hiểu của mẹ chồng ngay lập tức thu hút sự chú ý từ cư dân mạng. Bởi lẽ dù có bất mãn với con dâu đến mức nào đi chăng nữa thì làm mất mặt cô dâu thì chú rể cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ hay sao?
Sau khi được lan truyền trên MXH, netizen đã đặt ra những giả thuyết dẫn đến hành động khó chịu của mẹ chồng. Trong đó có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau như sau:
Giả thuyết đầu tiên là nhà cô dâu đòi sính lễ quá cao. Theo đó chú rể đã hỏi cưới cô dâu với quà cưới trị giá 333.000 NDT (gần 1,2 tỷ đồng) và nhà cô dâu tặng lại món quà 133.000 NDT (khoảng 474 triệu đồng). Sau đó chú rể đến rước dâu, nhà gái đòi thêm phong bao đỏ 88.000 NDT (khoảng 314 triệu đồng) mới cho rước dâu. Hai bên thảo luận, cô dâu muốn hạ xuống nhưng bố mẹ không chịu, nhất quyết đòi đúng số tiề.n trên. Chú rể vì muốn đám cưới diễn ra suôn sẻ nên đã giấu bố mẹ đưa thêm sính lễ cho nhà gái. Biết được chuyện này, bố mẹ chồng đã không kiềm chế được mà bùng nổ giận dữ khi con dâu tới mời trà.
Giả thuyết thứ 2 là mẹ chồng là mẹ kế của chú rể. Gia đình chú rể có điều kiện rất tốt nên bà muốn giới thiệu con riêng của chồng cho một người cháu họ của mình. Tuy nhiên chú rể không đồng ý, chỉ muốn lấy người mình yêu khiến mẹ kế không vui. Cả hai đã tranh cãi trước đó và sự việc lên đến đỉnh điểm trong đám cưới.
Cả 2 nghi vấn đều có vẻ có lý nhưng nhiều người đã ngiêng về trường hợp đầu tiên. Họ chỉ ra những chi tiết đáng ngờ như cha chồng cũng có vẻ không vui, chú rể không đứng ra bảo vệ vợ khi bị mẹ coi nhẹ .
Cận cảnh hành động và gương mặt giận dữ của mẹ chồng
Bạn thân của cô dâu chú rể lên tiếng làm rõ nội tình
Trước những đồn đoán vô căn cứ này, một người tự nhận là bạn của cô dâu chú rể không thể nhẫn nhịn, trực tiếp lên tiếng về sự việc.
Người này cho biết mình có mặt tại đám cưới, chứng kiến toàn bộ mọi chuyện. Cô khẳng định hoàn toàn không có chuyện nhà cô dâu gây khó dễ, đòi tăng sính lễ nên đề nghị netizen không lan truyền thông tin sai sự thật.
Về nội tình phía sau sự việc, người bạn này tiết lộ mọi chuyện khá phức tạp, không thể giải thích qua vài câu nhưng thừa nhận mẹ chồng là mẹ kế của chú rể. Vì lục đục trong gia đình nên mới có hành xử như vậy.
Cô dâu chú rể yêu nhau rất vui vẻ, không có ý định sống chung với bố mẹ chồng. Về thái độ của chú rể, người bạn tiết lộ vì anh muốn giữ thể diện cho gia đình và hôn lễ nhanh chóng xong xuôi, không muốn tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Nhiều người tỏ ra tin tưởng trước thông tin mà người bạn đưa ra. Vì nhà của chú rể được trang trí lộng lẫy và sang trọng, người mẹ chồng trông khá trẻ, chăm chút nhan sắc cho thấy điều kiện gia đình không phải dạng vừa.
Bên cạnh đó, một số dân mạng còn chỉ ra ở Phúc Châu có phong tục mẹ ruột sẽ mặc đồ đỏ trong đám cưới con trai. Còn người mẹ chồng trong clip mặc trang phục màu nâu nên có lẽ đúng là mẹ kế như người bạn đã nói.
Người mẹ chồng mặc trang phục màu nâu, tay cầm điện thoại
Hơn nữa khi hất trà khỏi tay con dâu, mẹ chồng đã làm bắ.n nước trà lên chân chú rể. Nếu là mẹ ruột, ngay cả khi không hài lòng với con dâu đi nữa thì cũng không làm mất mặt con trai. Và khi con trai bị đổ trà nóng lên người, bà sẽ ngay lập tức lo lắng con bị bỏng, không thể có chuyện thờ ơ như những gì mọi người đã thấy.
Hiện tại, thông tin được người bạn của cặp đôi chia sẻ vẫn chưa được xác thực, 2 nhân vật chính cũng chưa có bất kỳ chia sẻ nào về sự việc.
Tuy nhiên dù có như thế nào thì hành động của người mẹ chồng vẫn được cho là không đúng đắn. Bà không tôn trọng cô dâu tức là không tôn trọng con riêng của chồng, cũng có nghĩa là không tôn trọng chồng.
Ngoài ra dù có xảy ra mâu thuẫn hay tranh chấp gì thì cũng không nên phá hỏng đám cưới của người khác như vậy. Nếu thực sự không vừa lòng, người mẹ kế hoàn toàn có thể không dự đám cưới. Và nếu đã chọn tham dự đám cưới thì nên thể hiện vai trò người lớn trong gia đình để hôn lễ diễn ra suôn sẻ, không phải gây rối trong đám cưới, khiến mọi người bối rối.
Cưới 4 năm vợ chỉ cho nắm tay, thậm chí tác động mạnh chồng Suho đưa tin, tại Chiết Giang, Trung Quốc đã xảy ra trường hợp hi hữu khi cặp vợ chồng dù kết hôn đã 4 năm nhưng chỉ có thể nắm tay. Anh chồng thậm chí còn bị vợ tác động mạnh dù mỗi tháng đều đưa tiề.n đầy đủ. Người chồng bức xúc kể lại câu chuyện. (Ảnh: Sina) Cặp đôi l.y hô.n...