Hơn 900 ngàn tỉ đồng nợ xấu đã được giải quyết
Từ 2012 đến hết tháng 8-2019, đã có 968,89 ngàn tỉ đồng nợ xấu được giải quyết.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tỉ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng tín đến hết tháng 8-2019 giảm xuống còn 4,84% từ mức 5,85% của năm 2018, 7,36% của năm 2017 và 10,08% vào thời điểm cuối năm 2016.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trình Quốc hội cũng cho biết, từ 2012 đến hết tháng 8-2019, đã có 968,89 ngàn tỉ đồng nợ xấu được giải quyết. Trong đó 64,94 % tổng số nợ xấu này là do các tổ chức tín dụng tự xử lý, 35,06 % còn lại được xử lý thông qua hình thức bán nợ cho VAMC và các tổ chức khác.
Việc tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam tiếp tục giảm và đạt mức 4,84% tính đến tháng 8 năm nay là kết quả của cả hệ thống sau quá trình tập trung xử lý nợ và cải thiện chất lượng tài sản.
Các ngân hàng trong giai đoạn vừa qua cũng đã nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu cũng như tăng cường trích lập dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro. Do vậy, trong thời gian sắp tới, rủi ro gia tăng nợ xấu trên toàn hệ thống sẽ không quá lớn.
Video đang HOT
Phương Minh
Theo PLO.vn
9 tháng, VPBank trích lập dự phòng gần 10.000 tỷ, nợ xấu của cả FE Credit vẫn ngất ngưởng
9 tháng, các chỉ tiêu chính tăng mạnh nên VPBank cũng phải tăng trích lập dự phòng gần 22%, lên mức 9.993 tỷ đồng. Nợ xấu trên dư nợ cho vay của VPBank là 3,5%, riêng của FE Credit giảm từ 6,36% xuống 5,21%.
9 tháng 2019, thu nhập lãi thuần hợp nhất của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tăng hơn 23%, lên mức 22.428 tỷ đồng.
Kỳ này, VPBank ghi nhận con số khả quan nhất đến từ hoạt động dịch vụ khi tăng vọt 93%, đạt 1.942 tỷ đồng.
Mua bán chứng khoán đầu tư cũng lãi thuần 476 tỷ đồng, tăng 78%. Mua bán chứng khoán kinh doanh từ lỗ gần 41 tỷ đồng của cùng kỳ nay đã có lãi 201 tỷ đồng.
Ngược lại, VPBank ghi lỗ thuần hơn 117 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, trong khi cùng kỳ có lãi 251 tỷ đồng. Hoạt động khác cũng giảm 42%, về mức 1.400 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu chính tăng mạnh nên VPBank cũng phải tăng trích lập dự phòng gần 22%, lên mức 9.993 tỷ đồng.
Dù vậy, nhà băng này vẫn đạt tới 5.753 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 17% so cùng kỳ. Riêng quý 3, lợi nhuận sau thuế chiếm 2.283 tỷ đồng, tăng 63% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/9/2019, tài sản của VPBank tăng khá mạnh so đầu kỳ, lên mức 354.236 tỷ đồng, tức tăng gần 21%.
Đáng nói, lãi, phí phải thu cũng tăng không kém cạnh với 23%, lên gần 5.512 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất tính đến thời điểm hiện tại trong các nhà băng đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2019.
Cho vay khách hàng cũng tăng mạnh 27% khi đạt 254,186 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng đạt 205.585 tỷ đồng, tăng mạnh 31,41% so đầu kỳ.
Nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của VPBank ghi nhận tới 8.901 tỷ đồng, tăng 14,6% so đầu kỳ. Tuy nhiên do dư nợ cho vay khách hàng cũng tăng tương ứng nên tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này vẫn duy trì ở mức cao như đầu kỳ là 3,5%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 30%, lên tới 2.420 tỷ đồng.
Theo VPBank, nợ xấu của FE Credit cũng giảm từ 6,36% xuống 5,21% cuối quý 3/2019.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Ngân hàng mạnh tay xử lý nợ xấu Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD đến cuối tháng 12.2018 đã về mức 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Nợ xấu toàn hệ thống giảm đồng nghĩa với việc nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều có xu hướng...