Hơn 750 gia đình dính líu tới bê bối tuyển sinh đại học tại Mỹ
Các bậc cha mẹ ở Mỹ đã trả cho William Singer từ 200.000 đến 6,5 triệu USD để tăng cơ hội cho con cái họ vào các trường như đại học Yale, đại học Stanford và đại học Georgetown…
Khuôn viên trường đại học Georgetown ở Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Hãng tin NBC News ngày 13/3 dẫn lời của William Singer, đối tượng cầm đầu đường dây chạy suất vào đại học trị giá 25 triệu USD, cho biết đã “giúp” 761 gia đình ở Mỹ trong các đợt tuyển sinh đại học thông qua “cửa phụ.”
Các nhà điều tra cho biết các bậc cha mẹ đã trả cho William Singer từ 200.000 đến 6,5 triệu USD, tùy từng trường hợp và từng trường đại học học mà các gia đình này nhắm đến, để tăng cơ hội cho con cái họ vào các trường như đại học Yale, đại học Stanford và đại học Georgetown thông qua việc trả tiền cho người làm bài kiểm tra hộ, mua chuộc các quản trị viên kiểm tra và các huấn luyện viên của một số trường đại học này.
Hai nữ diễn viên danh tiếng Lori Loughlin và Felicity Huffman cũng bị cáo buộc có dính líu đến vụ bê bối này.
Theo tòa án, diễn viên Loughlin và chồng cô là nhà thiết kế thời trang hàng đầu Mossimo Giannulli, đã đồng ý trả 500.000 USD để giúp hai con gái họ có cơ hội được nhận vào Đại học Southern California.
Loughlin bị cáo buộc rằng cô sẽ sắp xếp cho con gái mình chụp ảnh để có vẻ như cô là thành viên trong đội chèo thuyền L.A. Marine Club.
Trong khi đó, diễn viên Huffman và chồng cô là nam diễn viên William H. Macy, đã trả 15.000 USD để con gái của họ không giới hạn thời gian cho bài kiểm tra SAT.
Video đang HOT
Theo Washington Post cùng ngày, trong số 50 nghi phạm trong đường dây chạy suất vào các trường đại học danh giá vừa bị phanh phui còn có một số nhân vật nổi tiếng khác.
Trong danh sách trên có William McGlashan Jr., một nhà đầu tư ở thung lũng Silicon đã cùng với một số nhân vật nổi tiếng như Bono, Laurene Powell Jobs và nhà sáng lập Netflix, Reed Hastings thành lập Rise Fund – một quỹ tác động xã hội đầu tư vào công nghệ tài chính giáo dục và tài chính cá nhân.
Theo cơ quan thực thi pháp luật, McGlashan đã âm mưu cùng kẻ cầm đầu đường dây chạy trường William Singer đưa con trai vào đại học Nam Calfornia bằng cách cho anh ta nộp đơn xin tuyển vào đội bóng đá, mặc dù con trai McGlashan đã học tại một trường trung học không có đội bóng đá.
Trước đó, truyền thông Mỹ đưa tin cảnh sát nước này vừa triệt phá một đường dây chạy suất vào các trường đại học hàng đầu ở Xứ cờ hoa.
Chiến dịch mang tên “Varsity Blues” đã xác nhận 50 nghi phạm bao gồm các giám đốc điều hành (CEO), nhiều ngôi sao nổi tiếng ở Hollywood, các nhà thiết kế thời trang, các luật sư cao cấp và giáo sư đại học… tại Mỹ đã “đi đêm” để chạy suất cho con họ vào các trường đại học hàng đầu như Yale, Stanford, Georgetown hay Nam California.
Các công tố viên liên bang Mỹ cho biết đường dây này đã hoạt động từ năm 2011 và bê bối chạy suất liên quan 200 trường đại học trên toàn nước Mỹ.
Kẻ cầm đầu đường dây chạy suất vào đại học này là William Singer – người đứng đầu tổ chức từ thiện Key Worldwide Foundation và là CEO của công ty đào tạo và hướng nghiệp Edge College & Career Network.
Ngoài ra, trong đường dây của tên này còn có 3 đồng phạm khác.
William Singer, 58 tuổi, cũng bị cáo buộc thêm tội danh đã trả tiền cho việc tạo hồ sơ thể thao giả cho con cái của các “khách hàng,” sau đó mua chuộc các huấn luyện viên nhằm tìm các “suất” trong việc tuyển chọn các vận động viên sắp tới.
William Singer đang phải đối mặt với mức án tối đa là 65 năm nếu bị kết án, cho rằng bản thân “hoàn toàn chịu trách nhiệm về vụ việc.”
Vụ bê bối trên bị lật tẩy trong bối cảnh các bậc phụ huynh ở Mỹ lo ngại về tình trạng cạnh tranh căng thẳng để có được một suất vào đại học, cũng như bức xúc về các đặc quyền dành cho giới nhà giàu ở nước này./.
Theo vietnamplus
Sau Harvard, đến lượt ĐH Yale bị điều tra liên quan phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á
Đại học Yale (Mỹ) đang bị chính quyền liên bang điều tra với cáo buộc phân biệt đối xử với những thí sinh xin nhập học là người gốc Á.
Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã tiến hành kiểm tra quá trình tuyển sinh tại Đại học Harvard cũng với cáo buộc tương tự. Phiên tòa về vụ việc này dự kiến sẽ diễn ra tại Boston ngày 15/10 tới.
Wall Street Journal và New York Times đều đưa tin về việc Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục Mỹ đã mở cuộc điều tra về quyền dân sự để xác định xem liệu Đại học Yale có phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á trong quá trình tuyển sinh hay không.
Đại học Yale, New Haven, Connecticut, Mỹ.
Trong một email gửi tới cộng đồng trong trường, Chủ tịch Peter Salovey khẳng định: "Những gì tôi viết ra đây nhằm khẳng định Yale không phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á hay bất kỳ nhóm chủng tộc hay thiểu số nào trong quá trình tuyển sinh.
Tôi viết nhằm chia sẻ thông tin về quá trình tuyển sinh đại học của chúng tôi và để tái khẳng định cam kết không thay đổi của chúng tôi về sự đa dạng - vốn là một trụ cột của nhà trường".
Bà Kelly Laco - một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận về cuộc điều tra, chỉ tiết lộ rằng Bộ này "xem xét vô cùng nghiêm túc bất kỳ hành vi vi phạm hiến pháp về quyền cá nhân".
Theo ông Salovey, trong 15 năm trở lại đây, số lượng sinh viên năm nhất gốc Á tại Đại học Yale đã tăng từ dưới 14% tới 21,7% . Con số 21,7% là số liệu của niên khóa kết thúc vào năm 2022.
Theo số liệu nhà trường, sinh viên gốc Á là nhóm tân sinh viên đông thứ 2 trong trường (gần 1.600 em), chỉ sau nhóm sinh viên da trắng (chiếm 53%). Tuy nhiên, chỉ 6,3% trong tổng số 35.308 đơn xin nhập học được chấp thuận.
Nhóm Asian American Coalition for Education thông báo trên website rằng, họ đã kiến nghị lên Bộ Tư pháp vào năm 2016 về quá trình tuyển sinh tại các Đại học Yale, Brown và Dartmouth.
Đại học Yale và Harvard đều đã lên tiếng bảo vệ tính minh bạch trong quá trình tuyển sinh của mình và khẳng định xem xét những yếu tố khác ngoài điểm thi trong quá trình đánh giá các thí sinh.
"Chúng tôi xem xét rất nhiều yếu tố bao gồm kết quả học tập, sở thích, khả năng lãnh đạo, nền tảng. Chúng tôi thu thập số liệu từ trường học và cộng đồng của thí sinh cũng như đánh giá tầm vóc những đóng góp các em có thể cống hiến cho cộng đồng Yale và thế giới", ông Salovey cho biết.
Minh Hương
Theo Bloomberg
Công bố kết quả tuyển sinh đại học đợt 1 trước 17h ngày 9-8 Bộ GD-ĐT vừa công bố lịch tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2019 và yêu cầu các trường phải thực hiện quy trình xét tuyển theo mốc thời gian chung. Học sinh lắng nghe thông tin về quy chế tuyển sinh đại học do đại diện Bộ GD-ĐT công bố trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2019...