Hơn 700 hiệu trưởng trường tiểu học Hà Nội nhiệt tình áp dụng Thông tư 30
GD&TĐ – Đây là khẳng định của ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội sau khi phân tích trả lời câu hỏi vì sao hơn 700 hiệu trưởng các trường tiểu học “im lặng” trong cuộc họp trực tuyến sơ kết học kỳ I do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức khi đề cập đến Thông tư 30.
Vì sao lại khẳng định như vậy, ông Phạm Xuân Tiến có cuộc trao đổi thẳng thắn với báo GD&TĐ:
Bám sát cơ sở chỉ đạo thực hiện Thông tư 30
Ngày 21/1/2015, lần đầu tiên Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức họp trực tuyến đến hiệu trưởng tất cả các trường trên địa bàn. Việc các hiệu trưởng không có phản hồi gì về Thông tư 30, có thể là bởi chưa quen với hình thức họp này.
PGĐ Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến.
Bên cạnh đó, có rất nhiều giải đáp các băn khoăn, thắc mắc về Thông tư 30 được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu nói cũng sẽ trùng vào những ý kiến đã có trên các kênh thông tin này.
Nhưng lý do quan trọng nhất, theo tôi là trong quá trình thực hiện Thông tư 30, Sở GD&ĐT Hà Nội đã tổ chức những đoàn đi khảo sát tại 18 trên tổng số 30 quận huyện với tất cả khoảng ngoài 50 trường tiểu học.
Trong quá trình khảo sát, Sở GD&ĐT đã trực tiếp trả lời, giải đáp rất nhiều băn khoăn của cơ sở về thực hiện Thông tư 30, đặc biệt là cách ghi nhận xét và ghi chép sổ sách. Đồng thời, ngay sau đó, Sở đã có văn bản chỉ đạo hướng dẫn các trường triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng công khai toàn bộ số điện thoại di động, điện thoại cơ quan và địa chỉ mail của cán bộ, do đó, các trường có thể gửi những thắc mắc trực tiếp liên quan đến vấn đề này.
Có hiệu trưởng đã xin ý kiến tôi: Phần nhận xét cuối học kỳ I trong sổ liên lạc giống nhận xét cuối học kỳ I trong học bạ, nếu phải giáo viên phải chép lại rất vất vả.
Tôi đã có chỉ đạo, chỉ cần phô tô lại phần nhận xét đó từ học bạ, phát cho phụ huynh học sinh cùng với sổ liên lạc, như thế, giáo viên sẽ đỡ vất vả hơn nhiều. Hiệu trưởng hoàn toàn có quyền quyết định việc này vì sổ liên lạc không mang tính pháp quy.
Còn tại buổi sơ kết học kỳ I vừa qua, tôi cũng yêu cầu hiệu trưởng các trường còn những điều gì băn khoăn chưa nói được, hoặc chưa có dịp để nói thì gửi về phòng GD&ĐT. Phòng GD&ĐT sẽ giải đáp những thắc mắc đó, những gì không giải đáp được thì gửi về Sở GD&ĐT để Sở giải quyết.
- Thông tư 30 đã chính thức có 1 học kỳ đi vào cuộc sống. Tại Hà Nội, quy định mới này đã được triển khai thực hiện như thế nào, có thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?
Video đang HOT
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về triển khai Thông tư 30, Sở GD&ĐT Hà Nội đã cử cán bộ cốt cán của các quận, huyện tham gia tập huấn. Sau đó, các quận, huyện tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên trên địa bàn; Sở GD&ĐT tham dự và có ý kiến chỉ đạo, đồng thời tổ chức các chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm khi thực hiện Thông tư 30.
Trên thực tế, nhìn chung, giáo viên đều hiểu và đánh giá cao tính ưu việt của Thông tư 30. Một số băn băn khoăn, vướng mắc liên quan đến việc ghi chép trên hệ thống hồ sơ sổ sách và nhận xét trên vở học sinh đã được Sở GD&ĐT hướng dẫn kịp thời.
Ghi nhận xét: Không phải “phủ xanh đất trống, đồi trọc”
- Khi thực hiện Thông tư 30, ban đầu, nhiều giáo viên khắp cả nước khá bối rối về việc ghi nhận xét. Ông có thể chia sẻ cách làm của Hà Nội khi chỉ đạo thực hiện những nội dung này?
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội: Trước đây giáo viên chấm chữa và cho điểm, bây giờ giáo viên chấm chữa mà không cho điểm.
Khi chữa, giáo viên chỉ lưu ý những lỗi học sinh chưa hoàn thành và dành thời gian cho học sinh hoàn thành. Việc đó không phải một mình cô giáo làm mà học sinh đổi vở cho bạn bên cạnh để đánh giá lẫn nhau.
Nên hầu hết các bài đều có bút tích của hoặc cô giáo hoặc học sinh, giúp học sinh tiến bộ kịp thời chứ không phải đến kiểm tra định kỳ như trước đây giáo viên mới nhận xét kỹ, có ý kiến để học sinh sửa lỗi.
Sở cũng lưu ý các cô viết nhận xét không được lặp đi lặp lại nhiều lần và phải chỉ ra được cái học sinh cần cố gắng mang tính động viên khích lệ.
Không cần và cũng không quá nặng nề nhận xét bằng viết mà tăng cường nhận xét bằng lời nói. Có thể nói riêng với con, cũng có thể nhận xét trước lớp, phải đa dạng hóa, không cứng nhắc chuyện nhận xét.
Chính vì vậy, nhận xét vở của học sinh đã giảm áp lực cho giáo viên; đồng thời, đa dạng việc nhận xét đúng theo tinh thần của Thông tư 30.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT chỉ đạo: Cuối tuần, giáo viên yêu cầu các con về nhà cho bố mẹ xem vở. Tuy nhiên, phụ huynh nếu muốn có thể xem hàng ngày, có thể có ý kiến nhận xét về con mình, cũng có thể có ý kiến đề nghị với cô giáo hỗ trợ giúp đỡ con. Như vậy, đảm bảo các đối tượng đều được tham gia đánh giá, hỗ trợ giúp đỡ trẻ tiến bộ.
- Vấn đề sổ sách cũng khiến nhiều giáo viên lo ngại khi thực hiện Thông tư 30. Sở GD&ĐT đã có chỉ đạo cụ thể về vấn đề này như thế nào?
Trước đây, sổ theo dõi đánh giá chỉ có điểm nhưng giờ không có điểm nữa, người ta bỏ trống bằng các dòng, giáo viên sẽ viết vào. Trong đó, có 3 nội dung về kiến thức kỹ năng, phẩm chất và năng lực.
Thông tư 30 thì nói rất cụ thể, chi tiết, nhưng trong sổ hướng dẫn đã chốt lại, giáo viên chỉ ghi những gì là thiếu sót của học sinh để hỗ trợ các em tiến bộ, hoặc điều gì thật nổi bật, dạng như năng khiếu để học sinh thúc đẩy năng khiếu đó ở mức độ cao hơn.
Chính vì vậy, việc ghi chép không phải làm theo kiểu “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, dòng nào cũng viết, như thế sẽ rất vất vả.
Quan điểm của Sở GD&ĐT: Đó là nhật ký của các cô, các cô không cần viết dài với những nội dung chung chung, viết như thế nào các cô hiểu và giúp học sinh tiến bộ là được.
Trên tinh thần như vậy, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng quán triệt hiệu trưởng và các phòng GD&ĐT khi kiểm tra không máy móc trong chuyện có những em học sinh giáo viên không ghi chép gì.
Sau chỉ đạo đó, giáo viên cảm thấy rất nhẹ nhàng và đỡ băn khoăn, áp lực hơn về sổ sách, nhận xét. Đồng thời, các thầy cô cũng nhận thấy rõ hình thức đó đem lại hiệu quả cao trong tăng cường hiệu quả dạy và học.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Giaoducthoidai.vn
Sứ mệnh của các trường sư phạm: Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên
Toàn cảnh hội thảo
GD&TĐ - Sáng nay (4/2), tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo "Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục phổ thông". Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển dự và phát biểu tại Hội thảo.
Cùng dự Hội thảo có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương và hơn 400 đại biểu đến từ các trường ĐH, CĐ đào tạo sư phạm và các Sở GD&ĐT trên cả nước.
Nhiệm vụ cấp thiết cho các trường sư phạm
Phát biểu đề dẫn PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng - Phó Cục trưởng Cục NG&CBQLCSGD đã nêu bật nhiệm vụ quan trọng của đổi mới GDĐT theo tinh thần Nghị quyết Nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về "đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế", và các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã thực hiện nhiều chương trình nhằm tạo ra sự đổi mới "căn bản, toàn diện" trong GDĐH và GDPT.
Các chương trình này đều có sự tham gia của nhiều trường ĐH, CĐ và khoa Sư phạm trên toàn quốc. Một trong những kết luận được rút ra từ các cuộc hội thảo là: Đổi mới GD phải được bắt đầu từ các trường sư phạm. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng và số lượng.
Đặc biệt chú trọng tăng cường và phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; bổ sung kịp thời các kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học mới, giúp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là nhiệm vụ quan trọng, cần làm ngay của các trường sư phạm.
Trong nhiều năm qua, các trường, khoa sư phạm đã làm tốt sứ mệnh lịch sử của mình trong việc đào tạo và bồi dưỡng lực lượng nhà giáo cho ngành sư phạm nói riêng và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành nghề khác trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Công tác quản lý, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng các trường sư phạm đã có những tiến bộ cùng với quá trình đổi mới quản lí GDĐH; đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý GD có phẩm chất đạo đức tốt, cơ bản, đủ về số lượng, chuẩn hoá và nâng chuẩn trình độ đào tạo, tương đối hợp lý về cơ cấu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu cơ bản nêu trên, trước những yêu cầu mới về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, hệ thống các trường/khoa sư phạm đang đối mặt với một số thách thức, hay nói đúng hơn là các bài toán cần giải quyết để nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cho ngành GD.
Từ thực tế đó đặt ra nhiệm vụ cấp thiết cho các trường sư phạm lúc này là phải có đủ năng lực, đủ điều kiện để có thể đào tạo và bồi dưỡng được đội ngũ nhà giáo chất lượng cao, đạt các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp GV và CBQLGD và có thể hành nghề tốt. Để tìm giải pháp cho vấn đề này, hơn 40 báo cáo tham luận do các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục uy tín ở các trường sư phạm trên cả nước gửi đến Hội thảo.
Bồi dưỡng để GV biết dạy học sinh phát huy được phẩm chất, năng lực trong điều kiện mới của đổi mới
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứ trường Nguyễn Vinh Hiển đặc biệt nhấn mạnh: Đổi mới cơ bản và toàn diện GD&ĐT có những vấn đề then chốt, những vấn đề đột phá. Trong đó phát triển đội ngũ và đổi mới cơ chế là vấn đề then chốt cần được quan tâm đặc biệt.
Theo Thứ trưởng, cốt lõi đổi mới là chuyển nền giáo dục từ hướng trọng tâm là trang bị kiến thức cho người học sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực. Việc này đòi hỏi không phải chỉ là trường phổ thông, mà phải là cả các trường ĐH, CĐ.
Phải đổi mới phương pháp, cách tổ chức dạy học từ nặng về truyền dạy một chiều sang phát huy tính chủ động sáng tạo rèn luyện phương pháp dạy học. Từ hình thức chủ yếu là dạy học trên lớp sang coi trọng hơn tổ chức hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Cũng phải đổi mới cả cách thức kiểm tra đánh giá chuyển từ đánh giá kiến thức chủ yếu là kiến thức học thuộc sang đánh giá được năng lực, đặc biệt là phát huy đánh giá cũng phải góp phần hình thành chất lương, năng lực của người học.
"Nhìn lại giáo dục phổ thông, đội ngũ GV hiện nay là cơ bản đã đủ. Điều cần thiết hiện nay là nâng cao năng lực của đội ngũ GV là sứ mệnh của các trường sư phạm. Đội ngũ GV phổ thông hiện nay được đào tạo theo hướng cũ là tiếp thu kiến thức chứ khôg phải là phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm. Họ ra trường dạy cũng theo hướng truyền đạt kiến thức cho học sinh không phải hướng đến cái đích phát triển năng lực học sinh.
Vấn đề đặt ra là phải bồi dưỡng để họ trở thành những người có năng lực về giáo dục nói chung năng lực dạy học nói riêng; biết dạy học sinh phát huy được phẩm chất năng lực trong điều kiện mới của đổi mới - Thứ trưởng phân tích.
Với cán bộ quản lý của các trường phổ thông, theo Thứ trưởng, cần nâng cao năng lực quản lý: Có tầm nhìn, biết sắp xếp tổ chức nhà trường phát triển, không phải chỉ tuân theo mệnh lệnh của cấp trên mà phải có đường hướng phát triển riêng phù hợp với sứ mạng trường đó; phải đảm bảo trường phổ thông đó phát triển bền vững không phải vì mục tiêu trước mắt không phải vì tuân thủ quy định của cấp trên.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng đề cập tới tinh thần trách nhiệm chung giữa trường sư phạm và trường phổ thông khi cho rằng các trường chưa hết trách nhiệm. Nhiều trường phổ thông khi nhận sinh viên về thực tập thì nhận xét đều tốt đẹp cả, nhưng những đánh giá đó là không thực chất.
"Lâu nay ta chỉ coi sư phạm giữ vai trò và có trách nhiệm với việc đào tạo thôi việc bồi dưỡng lại ít quan tâm. Ngược lại, đối với cơ sở phổ thông lo bồi dưỡng giáo viên rất tốt nhưng lại không lo đến việc đào tạo sinh viên. Bây giờ phải thêm một chiều nữa là phổ thông phải đóng góp vào việc đào tạo sư phạm, phổ thông phải là nơi thực hành thực tập thật tốt cho sinh viên sư phạm" - Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nghệ An: Khai mạc Hội thi Giáo viên giỏi cấp tiểu học Biểu diễn văn nghệ chào mừng hội thi GD&TĐ - Sáng nay (4/2), Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi tỉnh cấp tiểu học năm học 2014 - 2015. Hội thi thu hút 332 giáo viên đến từ hơn 500 trường tiểu học trong tỉnh. Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc tiểu...