Hơn 68% trẻ em Việt Nam chịu hình phạt từ gia đình

Theo dõi VGT trên

“Bạo hành về thể xác hay tinh thần chỉ có tác dụng tại thời điểm đó. Sau các hình thức kỷ luật đó, trẻ sẽ học cách làm sao để ranh hơn, làm sao để bố mẹ không mắng. Do vậy, phụ huynh cần học tập cách “vừa kiên định, vừa mềm mỏng”, thay vì chỉ sử dụng bạo lực”.

Trên đây là ý kiến của chuyên gia giáo dục Quốc tế Steven Foster đưa ra sau chuỗi tọa đàm, giảng dạy về kỉ luật tích cực tại Việt Nam, do Trường quốc tế GatewayTrường mầm non Sakura Montessori phối hợp tổ chức mới đây.

Từ tọa đàm này, lần đầu tiên, các phụ huynh biết đến những số liệu, những thông tin chi tiết về tình trạng bạo hành trẻ em hiện nay như nguyên nhân, hậu quả của các hành vi kỷ luật trẻ thô bạo.

Hơn 68% trẻ em Việt Nam từng chịu hình phạt từ gia đình

Theo chuyên gia Steven Foster – người có 20 năm kinh nghiệm đào tạo kỷ luật tích cực và giáo dục sớm tại Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia trên thế giới, giáo viên và phụ huynh cần được học cách để biết đâu là giới hạn của kỷ luật. Kỷ luật hướng về giảng dạy. Bạo lực hướng về kiểm soát.

Kỷ luật tích cực cần dựa trên nền tảng của sự tôn trọng, thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái. Ở đó, phụ huynh cần sử dụng cả tình yêu thương và sự kiên định cùng một lúc. “Bố mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng để yêu con đúng cách cần phải học”, chuyên gia Steven khẳng định.

Ông Steven chia sẻ, khi phát cho phụ huynh một mẩu giấy và yêu cầu trả lời “Kỷ luật là gì?”, khoảng 60% câu trả lời liên quan sự trừng phạt. “Phần lớn chúng ta lớn lên và trưởng thành từng bị bố mẹ đánh, mắng chửi, thậm chí như cơm bữa. Tuy nhiên, thực tế, con sẽ không học được những kỹ năng dài hạn từ đòn roi bởi nó có hiệu quả tức thì nhưng khiến trẻ sợ hãi”, ông nói.

Hơn 68% trẻ em Việt Nam chịu hình phạt từ gia đình - Hình 1

Chuyên gia Quốc tế Steven Foster – người có 20 năm kinh nghiệm đào tạo kỷ luật tích cực và giáo dục sớm. (Ảnh: Mỹ Hà).

Theo chuyên gia này, việc bạo hành về thể xác gây hậu quả khôn lường cho trẻ về cách não bộ vận hành. Những đứa trẻ có tiền sử bị bạo hành trong thời gian nhất định, chúng chủ yếu sử dụng phần não để sinh tồn thay vì để lý trí, suy nghĩ.

Ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cho biết: “Rất nhiều người nói với tôi rằng, hình như người Việt Nam, các cha mẹ thích đánh con.

Từ đời ông đời cha, càng thương càng cho con ăn đòn. Muốn con học giỏi, muốn con ngoan ngoãn thì phải dùng roi vọt. Về câu “Thương cho roi cho vọt. Ghét cho ngọt cho bùi”, bạn bè của tôi và một số chuyên gia quốc tế đều nói với tôi rằng, họ rất không vừa lòng khi đó là truyền thống của Việt Nam. Đó có thể là truyền thống của ông bà, cha mẹ chúng ta và ở một số quốc gia trên thế giới”.

Video đang HOT

Cũng theo ông Nam, trên thế giới có khoảng 300 triệu trẻ em từ 2 đến 4 tuổi thường xuyên bị cha mẹ áp dụng các hình thức kỷ luật về thể chất hoặc tâm lý. Khoảng 1,1 tỷ người chăm sóc trẻ cho rằng trừng phạt về thể chất là phương pháp cần thiết để giáo dục trẻ.

Còn tại Việt Nam, 68,4% trẻ em từ 1 đến 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình phạt về thể chất hoặc tinh thần từ các thành viên trong gia đình.

Hơn 68% trẻ em Việt Nam chịu hình phạt từ gia đình - Hình 2

Ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh Xã hội tại tọa đàm.

Bố mẹ hãy biết nói lời xin lỗi

Theo ông Đặng Hoa Nam, nguyên nhân của việc bạo hành trẻ em thường do những cơn giận dữ bất thình lình của cha mẹ. Thứ hai do họ không có kinh nghiệm dạy con. Thứ ba, cha mẹ chưa được ai nói cho họ biết xử lý như thế nào trong các tình huống với con. Thứ tư, cha mẹ không rút kinh nghiệm từ những sự việc trước.

Chuyên gia giáo dục Hoàng Anh Đức – Giám đốc học thuật Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway cho rằng: “Cha mẹ cần khích lệ trẻ từ những điều nhỏ nhất để giúp chúng trở nên tự tin và dũng cảm hơn. Ai cũng có kỳ vọng cho con nhưng cách đặt kỳ vọng như thế nào mới là điều quan trọng. Chúng ta cần tạo cơ hội tốt nhất để trẻ có điều kiện tiếp thu tri thức mà không cảm thấy quá nặng nề.”

Theo đó, phụ huynh nên trở thành một người bạn và đồng hành cùng với trẻ. Đừng hạ thấp trẻ con bằng người lớn mà hãy nâng tầm trẻ em lên ngang người lớn.

Còn theo chuyên gia Steven, nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực trẻ em do chúng ta không lắng nghe con mình, không coi con mình là người có thể chia sẻ, tâm sự được.

“Kỷ luật trong tiếng Anh có nghĩa gốc là giảng dạy, là dạy dỗ nhưng đa phần chúng ta đều hiểu kỷ luật là khuôn khổ, là những nguyên tắc”.

(Chuyên gia giáo dục Quốc tế Steven Foster)

“Bạo lực trẻ có thể khiến phụ huynh hài lòng vì tiết kiệm được thời gian dạy con, nhưng lại gây hậu quả lớn về phát triển não bộ, tính cách. Cha mẹ cũng là con người, khi tức giận, phần não “gây tức giận” hoạt động nhưng phần não lý trí lại tự động… không làm việc. Vì vậy, để ngăn việc có thể “xả” vào con ngay thời điểm chúng mắc lỗi, phụ huynh hãy hít thở thật sâu. Đồng thời, cha mẹ nên nói với con hãy giải quyết vấn đề này khi cả hai đều bình tĩnh hơn”, ông Steven Foster nói.

Ngoài ra, để thành công trong việc chia sẻ cùng con, cha mẹ nên thành lập “mối quan hệ song phương”, tôn trọng nhưng không đồng nghĩa việc đội con lên đầu.

Cách thứ hai là phụ huynh không thưởng cũng không phạt mà để con được đóng góp, trẻ cảm thấy mình có năng lực, khả năng.

Cuối cùng, cha mẹ hãy xin lỗi trẻ khi mắc sai lầm. Xin lỗi là giáo án trong buổi dạy làm cha mẹ đầu tiên của ông Steven Foster. Ông cho hay, một định nghĩa cần được ghi nhớ trong kỷ luật tích cực đó là, trẻ sẽ luôn có hành động tốt hơn khi cảm thấy tốt hơn. Trẻ tốt hơn khi cảm thấy được khích lệ, nhưng không có nghĩa muốn gì được đó. Với kỷ luật tích cực, phụ huynh cần học tập cách “vừa kiên định vừa mềm mỏng”.

Mỹ Hà

Theo Dân trí

Đau xót hơn khi tội phạm là nhà giáo

Câu chuyện gian lận trong kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia 2018 đang được làm rõ và đã có những đối tượng phải tra tay vào còng do cố tình làm sai quy chế. Xót xa thay, đó lại là những nhà giáo đã từng đứng trên bục giảng dạy cho học trò những điều hay lẽ phải. Việc này đã trở thành cú sốc đối với toàn xã hội và là lời cảnh tỉnh đối với ngành Giáo dục trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Đau xót hơn khi tội phạm là nhà giáo - Hình 1

Để giữ những nụ cười trong trẻo thế này của các em học sinh cần loại bỏ tiêu cực trong thi cử. - Ảnh: Thu Dịu.

Phẫn nộ và đau xót

Kể lại câu chuyện tại tọa đàm: "Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch" do Báo Lao động tổ chức ngày 9/8, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: "Với tư cách là thành viên của Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia và làm Tổ trưởng tổ công tác, tôi đã lên tỉnh Hà Giang đầu tiên. Với kinh nghiệm của mình và với tư cách là người am hiểu kỳ thi này, trên đường đi từ Hà Nội lên Hà Giang, tôi đã kết nối và lên kế hoạch chi tiết. Ngay khi lên đến tỉnh Hà Giang, tôi đã họp ngay với Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh và nêu 6 vấn đề liên quan tới 6 khâu có thể dễ xảy ra sai phạm nhất. Sau đó, đồng loạt triển khai rà soát 6 nhóm này và tôi trực tiếp phụ trách khâu có thể xảy ra sai phạm nhất. Chính có sự chuẩn bị sẵn nên chúng tôi đã sớm tìm ra manh mối sai phạm".

Theo ông Trinh, 14 giờ Tổ công tác bắt đầu họp với Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh thì khoảng 17 giờ 30 cùng ngày bắt đầu tìm ra manh mối và đến 2 giờ 45 sáng hôm sau thì đối tượng bắt đầu khai nhận hành vi. "Khi phát hiện ra sai phạm, cảm xúc đầu tiên của tôi là phẫn nộ, cảm xúc sau đó là sự lo lắng. Tôi lo lắng không biết có thể tìm ra được thủ phạm thực sự hay không, cách làm như thế nào. Đặc biệt, có trả lại được điểm cho các thí sinh hay không, để mang lại kỳ thi công bằng cho các em. Tuy nhiên, nỗi lo đó trải qua rất nhanh. Sau đó, tôi tổ chức họp các anh em lại, để quyết tâm để tìm ra sai phạm và tìm ra sự thật", ông Trinh chia sẻ.

Ông Trinh cũng cho biết, hiện ở hai tỉnh Sơn La và Hoà Bình, Bộ GD&ĐT, Bộ Công an cũng như các bộ ngành khác đang rất quyết tâm để có thể sớm tìm ra kết quả thực sự, trả lại điểm thật cho các em...

Trong thời gian qua, cả xã hội đã phải chứng kiến cảnh một số nhà giáo tại các tỉnh: Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình tra tay vào còng do thực hiện gian lận tại kỳ thi THPT quốc gia 2018. Sự việc này là "cú sốc" đối với xã hội, đặc biệt là giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Trước hình ảnh một số lãnh đạo trong ngành Giáo dục tra tay vào còng, TS Lê Thống Nhất, giáo viên dạy Toán, là Tiến sĩ chuyên ngành Phương pháp dạy Toán, tâm tư: "Lâu nay người ta vẫn nghĩ tội phạm thường có trong lĩnh vực khác, không phải trong giáo dục. Cho nên những vụ việc vừa rồi là cú sốc với cá nhân tôi và các thầy cô, các em học sinh. Tội phạm là những nhà giáo còn đau xót hơn những tội phạm ở những lĩnh vực khác". Mặc dù vậy, TS Lê Thống Nhất vẫn đề nghị, phải có hình thức xử phạt nghiêm minh những đối tượng gian lận trong thi cử, để những gian lận trong thi cử không còn tiếp diễn.

PGS.TS Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, những nhà giáo sử dụng biện pháp công nghệ cao để gian lận trong thi cử xã hội cần phải lên án và phê phán. Đây là những con sâu mà chúng ta phải loại bỏ để năm sau không còn lặp lại tình trạng gian lận trong thi cử. "Tôi đã rất sốc khi hàng triệu đôi mắt trong trẻo của các em học sinh phải chứng kiến cảnh thầy cô bị tra tay vào còng số 8 mà trước đó vẫn đứng lớp", bà An cho biết.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Những ai tâm huyết với giáo dục đều có những trăn trở làm sao để ngành Giáo dục chuyển biến mạnh hơn nữa. Hình ảnh mà chúng ta thấy những thầy cô giáo gắn bó cả đời với ngành Giáo dục phải tra tay vào còng do những sai phạm là rất buồn và đau xót".

Mấu chốt vẫn là con người

Ngày 2/8, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Cần thẳng thắn nhìn rõ, phần lớn những bất cập, tiêu cực trong giáo dục lại xuất phát từ cán bộ giáo dục, các thầy cô giáo. Hơn một triệu giáo viên có vai trò quan trọng trong công tác đổi mới giáo dục, đặc biệt là công tác chống tiêu cực, gian lận và chỉ có thể quét sạch tiêu cực khi các giáo viên phải trong sạch, gương mẫu".

Phó Thủ tướng đề nghị, năm học này, ngành Giáo dục phải phát động phong trào thi đua trong các thầy cô. "Nếu giáo viên nào vi phạm, nhất định phải ra khỏi ngành. Những cá nhân sai phạm trong các vụ gian lận thi cử thời gian qua sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải làm gì để điều này không còn tái diễn", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Sau khi phát hiện những đối tượng thực hiện hành vi gian lận trong thi cử, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Công an để có biện pháp xử theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đó mới chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề gian lận trong thi cử. PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, để giải quyết tận gốc vấn đề gian lận trong thi cử, mấu chốt vẫn là đào tạo con người, đào tạo giáo viên.

"Đổi mới cơ bản toàn diện về giáo dục phải bắt đầu từ các thầy cô, do đó, khi tuyển những người vào ngành sư phạm phải có trình độ chuyên môn. Nhưng quan trọng hơn là khi ở trong trường sư phạm họ được học những gì, sau khi ra trường đồng lương như thế nào và cần phải tạo môi trường để thầy cô dạy tốt", bà An nhấn mạnh.

Bà An cũng cho rằng: "Cần chuẩn mực trong việc bổ nhiệm đề bạt cán bộ, bằng phải là bằng thật, thạc sĩ thật, tiến sĩ thật. Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT phải giáo dục cán bộ trong ngành, kể cả cán bộ quản lý, đừng để ai có thể mua chuộc được. Điểm có thể mua được, bằng có thể mua được, nhưng nếu chúng ta không bán thì không ai có thể mua".

Theo ông Phạm Tất Thắng, Bộ GD&ĐT cần phải rà soát khâu tổ chức thi, quy chế thi THPT quốc gia. Đồng thời, gắn trách nhiệm mỗi người vào từng quy trình, từng khâu tổ chức thi. "Ở tỉnh Hà Giang, một cá nhân có thể tác động vào rất nhiều khâu trong quy trình tổ chức, từ lấy bài thi ra để sửa chữa đáp án, rồi sửa trên máy tính, cập nhật số liệu... Như vậy, sự phân công trách nhiệm, quy trách nhiệm, sự kiểm tra giám sát của địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Tôi cũng muốn nói đến một yếu tố nữa, sự phối kết hợp giữa cơ quan nhà nước là Bộ GD&ĐT với lãnh đạo các địa phương, cũng như các đơn vị chuyên môn ở địa phương là các Sở GD&ĐT sự chỉ đạo, kiểm tra, phối kết hợp phải chặt chẽ hơn".

Đỗ Hòa

Theo www.baohaiquan.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Ca sĩ Quốc Kháng vừa bị bắt vì lừa chạy án giá 9 tỉ đồng là ai?
23:13:51 05/11/2024
Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc
23:22:24 05/11/2024
Phương Trinh Jolie: Khi xấu xí, thất bại... tôi chỉ có Lý Bình
23:24:24 05/11/2024
Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con
23:18:37 05/11/2024
28 giây lột tả phản ứng của JustaTee khi nghe bài hát chủ đề của Anh Trai Say Hi
22:17:09 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khám phá làng Thèn Pả - nơi vẻ đẹp truyền thống hòa quyện trong từng nếp nhà

Du lịch

07:10:34 06/11/2024
BHG - Làng Thèn Pả, một ngôi làng nhỏ dưới chân cột cờ Lũng Cú ở Hà Giang, đã trở thành điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng nhờ việc giữ gìn và phát huy nét văn hóa độc đáo của người Mông.

Khởi tố đối tượng đập kính ô tô trộm hơn 600 triệu đồng ở Đắk Lắk

Pháp luật

07:09:12 06/11/2024
Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng đập kính ô tô trộm hơn 600 triệu đồng của một cụ ông 74 tuổi.

Cưới nhau 7 năm nhưng vẫn chưa được làm đàn bà, một hôm tôi chủ động rồi chết lặng khi biết sự thật về chồng

Góc tâm tình

07:06:32 06/11/2024
Nghe chồng nói mà tôi điếng người kinh ngạc, bảo sao suốt bao nhiêu năm chung sống anh chưa một lần chạm vào người mình.

Hoa hậu Khánh Vân diện váy cưới 'không đụng hàng', khoe body cực 'cháy'

Người đẹp

06:52:36 06/11/2024
Khác với hình ảnh những chiếc váy cưới trắng thướt tha, tạo hình cực slay này của Hoa hậu Khánh Vân khiến nhiều người trầm trồ.

Động thái của Huyền Lizzie và Phanh Lee giữa nghi vấn xích mích nghỉ chơi

Sao việt

06:45:51 06/11/2024
Phanh Lee chia sẻ khoảnh khắc trong bữa tiệc mừng sinh nhật bạn thân. Huyền Lizzie cũng xuất hiện trong sự kiện đặc biệt này

Cặp đôi hoàng tử và công chúa đẹp khuynh đảo Đêm hội Weibo 2024: Nhà gái xinh sang chưa bao giờ lỗi mốt

Sao châu á

06:42:22 06/11/2024
Điền Hi Vi và Vương Hạc Đệ cùng nhau xuất hiện trên sân khấu Đêm hội Weibo 2024 . Cả hai được khen đẹp như một cặp hoàng tử và công chúa.

Hà Nội: Sống dọc cung đường 'quái xế' đua xe, thấy tiếng gầm rú là tim ngưng đập

Tin nổi bật

06:35:27 06/11/2024
Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị cảnh sát xử phạt vì giao xe máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

Con trai nuôi Ngọc Sơn: "Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi"

Tv show

06:13:29 06/11/2024
Lần đó tôi về quê biểu diễn, bà con ùa lên sân khấu mấy trăm người để tặng hoa tôi, tới mức sập sân khấu. Bị sập sân khấu cao 3m, tôi tưởng chết ở đó rồi

Bí quyết làm món bánh ăn sáng từ cà rốt giòn tan, ngọt ngào, bổ dưỡng với công thức cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

06:04:02 06/11/2024
Đây là một món ăn nhẹ lý tưởng cho bữa sáng, bữa xế chiều hoặc bất kỳ lúc nào bạn muốn thưởng thức một món ăn ngon miệng và dễ làm.

Liên hoan phim Berlin rời bỏ mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk

Hậu trường phim

06:02:16 06/11/2024
Liên hoan phim Berlin đưa ra quyết định rời khỏi nền tảng mạng xã hội X của tỉ phú Elon Musk sau động thái tương tự của giám đốc Liên hoan phim Venice, Alberto Barbera.

Nữ luật sư lên tiếng về tin đồn hẹn hò Johnny Depp

Sao âu mỹ

06:00:36 06/11/2024
Luật sư của Johnny Depp, Camille Vasquez nói cô thấy tài tử phim Cướp biển vùng Caribe đáng yêu nhưng anh không phải là mẫu người cô muốn hẹn hò.