Hơn 6.000 sinh viên Trường đại học Y Hà Nội học trực tuyến
31 Bộ môn/Khoa của Trường đại học Y Hà Nội đã thực hiện giảng dạy trực tuyến đối với toàn bộ hơn 6.000 sinh viên y khoa chính quy và tại chức liên thông từ cao đẳng của nhà trường.
Giảng viên Bộ môn Sinh lý học quay video giảng dạy trực tuyến (Ảnh: HMU)
Từ những ngày sau Tết Nguyên đán, trong khi nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ học vì tình hình dịch bệnh Covid-19 thì các cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường đại học Y Hà Nội vẫn học tập, nghiên cứu và phục vụ bệnh nhân, đồng thời còn tham gia nhiều nhiệm vụ hỗ trợ ngành y tế phòng chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đến ngày 25-3, Trường đại học Y Hà Nội đã ban hành thông báo về việc giảng dạy trực tuyến, hướng dẫn dạy và học trực tuyến và Nhà trường tiến hành triển khai thực hiện.
Theo Phòng Quản lý đào tạo đại học, tính đến ngày 7-4, toàn bộ hơn 6.000 sinh viên y khoa chính quy và tại chức liên thông từ cao đẳng tham gia học trực tuyến. Đã có 31 Bộ môn/Khoa với số lượng 424 bài học đăng ký trực tuyến, trong đó, tỷ lệ bài giảng lý thuyết chiếm 44,8% (190 bài); bài giảng lâm sàng chiếm 41,0% (174 bài); bài giảng thực hành chiếm 14,2% (60 bài).
Video đang HOT
Phòng Phòng Quản lý đào tạo đại học cho biết, từ năm 2019 trở về trước, việc giảng dạy trực tuyến đã được áp dụng đối với chương trình đào tạo lý thuyết về Thần kinh (CK cấp II, CK cấp I, Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú) và Tim mạch (CK cấp II, Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú). Từ thời điểm chống dịch Ccovid-19, Bộ môn Tim mạch đã triển khai giảng dạy trực tuyến đối với các ca Lâm sàng không người bệnh. Từ tháng 3, ứng phó trước diễn biến bệnh dịch, công tác giảng dạy trực tuyến đã được mở rộng đến đào tạo sau đại học.
Theo Nhà trường, hoạt động giảng dạy trực tuyến tại Trường đại học Y Hà Nội hiện nay đang diễn ra sôi nổi, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu, tiến độ giảng dạy và học tập của giảng viên, học viên, sinh viên trong bối cảnh thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Các đơn vị trong Nhà trường đã có sự phối hợp linh hoạt và hoạt động động giảng dạy trực tuyến nhận được phản hồi tích cực từ phía học viên, sinh viên.
THANH XUÂN
Để dạy học chất lượng khi học sinh không đến trường mùa dịch Covid-19
Thế giới chao đảo trước đại dịch Covid-19. Hàng tỉ học sinh trên toàn cầu phải nghỉ học. Việt Nam cũng có hàng triệu học sinh không đến trường. Ngày nào học sinh được đi học trở lại là câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ.
Học sinh theo học trực tuyến trong thời gian nghỉ ở nhà vì dịch Covid-19 - Đậu Tiến Đạt
Đất nước ta đang trong "cuộc chiến không tiếng súng", trường học cũng cần phải thay đổi và chuyển sang trạng thái thích ứng mới. Đó là việc cho học sinh học từ xa (trực tuyến, truyền hình).
Còn nhiều vướng mắc cần giải quyết
Trên thế giới hiện nay, việc dạy học trực tuyến (qua internet) là một giải pháp, là một hình thức dạy mới nhưng không thể thay thế hình thức dạy học truyền thống. Dạy học trực tuyến có nhiều ưu điểm, đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần đẩy nhanh đầu tư để xây dựng được một chiến lược mang tính lâu dài.
Hiện nay do điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, kỹ năng của giáo viên... nên khó áp dụng dạy học trực tuyến rộng rãi ở tất cả các địa phương. Một bộ phận trường học ở nước ta còn nghèo, nhất là ở vùng xa, vùng hải đảo, việc mua thiết bị công nghệ thông tin đã khó và khi vận hành được vào trong dạy học sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều. Nếu chúng ta có một cuộc khảo sát đầy đủ ở gần 3 vạn trường phổ thông trên cả nước sẽ thấy được bức tranh về sự thiếu thốn và không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố và giữa các trường học khác biệt lớn như thế nào.
Dạy học trên truyền hình tưởng dễ thực hiện hơn dạy học qua internet, vì đa phần gia đình học sinh hiện đã có ti vi. Tuy nhiên, việc quản lý học sinh học trên một phạm vi rộng ở các địa điểm học tại gia đình các em sẽ là bài toán không dễ với từng giáo viên và các trường.
Như vậy, để tổ chức thực hiện học từ xa có hiệu quả thì UBND tỉnh, thành quyết tâm thực hiện và sẵn sàng hỗ trợ các sở GD-ĐT vào cuộc. Để làm được điều này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cần có chỉ thị gửi UBND tỉnh, TP về việc triển khai dạy học trực tuyến trong các trường học.
Phải tổ chức học bù, giảm môn thi
Chúng ta lo chất lượng giáo dục cho học sinh và tìm mọi cách để các em được tiếp tục học tại nhà hay học trực tuyến trong lúc này là quan điểm rất đúng. Nhưng cũng phải dựa vào khả năng hiện có của các trường, các địa phương mà đưa ra chủ trương và hướng dẫn hành động một cách hợp lý. Chúng ta vẫn còn khoảng thời gian học bù khi hết dịch và học sinh trở lại trường. Vì vậy hiện nay cần khuyến khích các trường dạy học trực tuyến theo điều kiện và khả năng hiện có của mình.
Vì vậy, dạy học trực tuyến chỉ tổ chức ở các trường đã từng thí điểm dạy học trực tuyến hoặc các trường đã có sẵn cơ sở hạ tầng theo quy định của "trường học trực tuyến". Đặc biệt hệ thống các trường tư, các trường ở thành phố đã có trải nghiệm dạy học trực tuyến trong nhiều năm qua; nội dung dạy học nên tập trung vào hệ thống hóa kiến thức và các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Khuyến khích các trường bồi dưỡng chuyên môn, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin và thử nghiệm cho nhóm những học sinh hoặc những lớp có đủ điều kiện.
Những hoạt động có tính khả thi cao, như thực hiện theo tinh thần Công văn số 509/BGDĐT-GDTrH ngày 22.2.2020 của Bộ GD-ĐT về các địa phương phải tổ chức tự học bù để kịp với kế hoạch năm học khi mà Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh. Giữ quan điểm Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức học bù khi học sinh trở lại trường. Theo chúng tôi, sớm nhất là đầu tháng 5.2020. Khi đó, học sinh sẽ học bù 3 tháng hè (do 3 tháng các trường nghỉ học chống dịch bệnh) và khai giảng năm học mới vào đầu tháng 10.2020.
Bộ GD-ĐT đã ban hành giảm thời lượng và nội dung dạy học của kỳ 2 năm học 2019 - 2020 cho tất cả các lớp từ lớp 1 tới 12. Bộ cũng nên giảm môn thi THPT quốc gia và giảm các môn thi hoặc chỉ chọn hình thức xét tuyển vào lớp 10 năm học 2020 - 2021.
Trong lúc xã hội đang căng mình chống dịch, thiết nghĩ nên tìm cách giảm áp lực, khó khăn cho các gia đình và nhà trường. Các trường ưu tiên cho bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của học sinh.
Đặng Tự Ân
(Giám đốc Quỹ quốc gia về hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT)
Nghỉ học do dịch Covid-19: Giúp con học ở nhà hiệu quả Gần đây, UNESCO ước tính có hơn 500 triệu trẻ em trên toàn cầu phải nghỉ học do đại dịch Covid-19. Học sinh lớp 9 ở Hà Nội học qua chương trình trực tuyến - Ảnh: Ngọc thắng Do thời gian nghỉ kéo dài, rất nhiều giải pháp đã được các nước sử dụng để duy trì việc học cho học sinh. Một...