Hơn 60 người ở Ấn Độ chết vì uống rượu lậu độc hại
Hơn 60 người thiệt mạng sau khi uống rượu lậu độc hại ở bang Punjab thuộc miền bắc Ấn Độ, theo giới chức và báo chí nước này.
Một người đàn ông đang được người thân chăm sóc tại bệnh viện ở bang bang Punjab ngày 1.8 sau khi bị nghi uống rượu giả . Ảnh AFP
Một quan chức xác nhận với AFP rằng 11 người chết trong huyện Gurdaspur, còn hãng tin PTI và một số tờ báo ngày 1.8 đưa tin rượu lậu đã cướp đi mạng sống của 53 người ở hai huyện láng giềng Amritsar và Tarn Taran.
Ngoài ra, một số trường hợp tử vong khác trong mấy ngày qua cũng bị cho là do uống rượu lậu độc hại, nhưng chưa được xác nhận vì thi thể đã được hỏa táng trước khi giới chức tiến hành khám nghiệm tử thi.
Video đang HOT
Cảnh sát tại cuộc họp báo về những trường hợp chết do uống rượu lậu độc hại ở Punjab ngày 1.8 . Ảnh AFP
Thủ hiến bang Punjab Amarinder Singh hôm 31.7 cho hay ông đã ra lệnh tiến hành cuộc điều tra đặc biệt về những trường hợp tử vong do uống rượu lậu.
Theo tờ Indian Express, một trong số nghi phạm đã thiệt mạng sau khi uống rượu bất hợp pháp và vợ của người này đã bị bắt vì bán rượu lậu.
Mỗi năm có hàng trăm người ở Ấn Độ chết vì uống rượu lậu và độc hại, với giá chỉ 10 rupee (hơn 3.000 đồng)/lít, theo AFP.
Ấn Độ tố Trung Quốc dồn thêm quân đến gần biên giới
Quân đội Trung Quốc được cho là đang tăng cường hiện diện dọc Đường Kiểm soát Thực tế ở Ladakh, khi căng thẳng biên giới với Ấn Độ gia tăng.
Thêm nhiều binh sĩ Trung Quốc được điều động đến vùng hồ Pangon Tso và thung lũng Galwan dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở vùng Ladakh, miền bắc Ấn Độ, các nguồn tin giấu tên am hiểu tình hình hôm qua tiết lộ với truyền thông Ấn Độ. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh chưa sẵn sàng chấm dứt tình hình căng thẳng với Ấn Độ ở khu vực biên giới tranh chấp.
Hãng tin Ấn Độ PTI cho biết Bắc Kinh đặc biệt tăng cường hiện diện quân sự ở thung lũng Galwan khi dựng 100 lều dã chiến trong vòng hai tuần qua và triển khai nhiều phương tiện công binh có khả năng xây dựng lô cốt, hầm hào, bất chấp sự phản đối của biên phòng Ấn Độ.
Để đối phó, quân đội Ấn Độ cũng tăng cường lực lượng ở Ladakh. PTI cho hay quân đội Ấn Độ đang kiểm soát các vị trí có lợi tại đây.
Tư lệnh lục quân Ấn Độ MM Naravane tuần trước bí mật tới thăm sở chỉ huy Quân đoàn 14 tại thị trấn Leh, thủ phủ vùng Ladakh, nhằm đánh giá tình hình an ninh trong khu vực sau những cuộc ẩu đả giữa lính biên phòng hai bên.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tuần tra chung tại Ladakh. Ảnh: PTI.
Lực lượng biên phòng Trung Quốc và Ấn Độ hôm 9/5 ẩu đả ở khu vực biên giới khiến nhiều người bị thương. Đây là lần đầu tiên hai nước xảy ra căng thẳng tại biên giới kể từ sau cuộc đối đầu tại khu vực Doklam hồi năm 2017.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết hơn 1.200 lính Trung Quốc đang tập kết ở tuyến sau, sẵn sàng chi viện cho lực lượng ở biên giới. Đại diện quân đội Ấn Độ và Trung Quốc sau đó họp và thống nhất hạ nhiệt, tránh để căng thẳng leo thang. Dù vậy, trực thăng Trung Quốc vẫn liên tục hoạt động ở vùng lãnh thổ do nước này kiểm soát, trong khi Ấn Độ triển khai biên đội tiêm kích hạng nặng Su-30MKI đến Ladakh để răn đe.
Đường Kiểm soát Thực tế là ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962. Tuy nhiên, hai bên chưa thống nhất phân định biên giới, dẫn tới hàng loạt vụ đụng độ vẫn xảy ra dọc LAC trong nhiều năm qua.
Hồ Pangong Tso nằm tại đường phân giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh. Đồ họa: Google Maps.
Đội quân ngoại giao 'chiến lang' của Trung Quốc Từ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh cho đến đại sứ Trung Quốc ở châu Âu và châu Phi đều không ngần ngại phát ngôn quyết liệt. Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng nhận xét Bắc Kinh có chính sách ngoại giao không trực diện nên đôi khi Washington cảm thấy khó hiểu. Các chính phủ phương Tây đã...