Hơn 6 tỉ điện thoại di động bị loại bỏ ở Trung Quốc năm 2025
Rác thải điện tử tại thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới đang là vấn đề ngày càng gia tăng, sau khi sở hữu điện thoại di động ở đại lục đạt 1,8 tỉ chiếc vào năm 2021.
Theo báo cáo từ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc ( CCTV), Trung Quốc sẽ có hơn 6 tỉ điện thoại di động bị loại bỏ vào năm 2025. Sở hữu điện thoại di động ở nước này đã tăng lên trong những năm gần đây, đạt tổng cộng 1,8 tỉ chiếc vào cuối năm ngoái, CCTV trích số liệu từ Hiệp hội Phát triển Công nghệ Thiết bị Điện tử Trung Quốc (CAEETD). Con số này bao gồm cả những chiếc điện thoại không còn được sử dụng.
Số lượng điện thoại di động cũ ngày càng chồng chất khi ngày càng có nhiều người dùng Trung Quốc nâng cấp thiết bị lên các mẫu mới hơn mỗi năm
Theo nghiên cứu của tổ chức môi trường Greenpeace East Asia, có ít hơn 2% điện thoại thông minh được tái chế đúng cách ở Trung Quốc, phần còn lại chủ yếu bị loại bỏ do xử lý không đúng cách, hoặc sẽ được giữ lại trong nhà của người dùng.
Nhiều vật liệu trong điện thoại di động có thể được tái sử dụng, hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử cũ phát triển mạnh mẽ trong lúc chính quyền Bắc Kinh đang nỗ lực để đạt mục tiêu trung tính khí thải carbon vào năm 2060. Những vật liệu này bao gồm kim loại quý như vàng, bạc, đồng, bạch kim và paladi, cùng với một số kim loại đất hiếm rất khó khai thác. Tuy nhiên, theo tổng thư ký CAEETD Tang Aijun, ngưỡng tái chế điện thoại bị bỏ đi là tương đối cao. “Nó cần một khoản đầu tư trả trước quy mô lớn với chi phí vận hành rất cao, nhưng khả năng sinh lời lại khá thấp”, ông Tang nói.
Video đang HOT
Theo báo cáo Global E-Waste Monitor 2020 của Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên Hiệp Quốc, châu Á đứng thứ hai thế giới về thu gom và tái chế rác thải điện tử trong năm 2019, với tỷ lệ 11,7%. Châu Âu dẫn đầu với 42,5%. Tỷ lệ tái chế ở châu Mỹ và châu Đại Dương lần lượt là 9,4% và 8,8%. Châu Phi có tỷ lệ thấp nhất chỉ 0,9%.
Các thị trường điện tử cũ chuyên dụng cũng chứng kiến đà tăng trưởng đáng kể trong thời kỳ dịch Covid-19. Doanh số bán máy tính xách tay và máy tính bảng đã qua sử dụng ở các thành phố của Trung Quốc tăng mạnh vào năm 2020 vì sinh viên buộc phải học ở nhà. Năm ngoái, nhiều nền tảng giao dịch đồ điện tử cũ đã huy động được hàng triệu USD tiền vốn khi họ tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
AiHuiShou International, thị trường đồ điện tử đã qua sử dụng được hỗ trợ bởi gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com, đã huy động được 227 triệu USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên Sàn Giao dịch chứng khoán New York (Mỹ) vào tháng 6.2021. Beijing Zhuanzhuan Spirit Technology, nền tảng thương mại điện tử đã qua sử dụng lớn khác, cũng huy động được hơn 550 triệu USD trong năm ngoái, với Xiaomi và Tencent Holdings là hai trong số các nhà đầu tư lớn.
Trung Quốc đẩy mạnh thử nghiệm đồng nhân dân tệ điện tử
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hiện đang gấp rút tuyển dụng hàng trăm vị trí kỹ sư và nhà phát triển sản phẩm để mở rộng phạm vi thử nghiệm đồng nhân dân tệ điện tử trong năm 2022.
Ngày 24.3, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thông báo trong năm 2022 họ sẽ tiến hành "thúc đẩy một cách bền vững" việc nghiên cứu và phát triển đồng nhân dân tệ điện tử (e-CNY), đồng thời "mở rộng có trật tự" phạm vi sử dụng cho tiền tệ fiat kỹ thuật số này sau hai năm thử nghiệm tại các thành phố lớn của Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, Thâm Quyến và Tô Châu, cùng các địa điểm vừa tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 vừa qua.
Nhân dân tệ điện tử đang dần lấy lòng dân Trung Quốc
Theo SCMP, trên thực tế, số lượng người dùng, tần suất sử dụng và tổng doanh thu của đồng nhân dân tệ điện tử vẫn còn khoảng cách rất lớn khi so với Alipay và WeChat Pay - hai nền tảng thanh toán không tiền mặt đang thống trị ở Trung Quốc, sở hữu bởi Ant Group và Tencent Holdings. Tuy nhiên, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số đang nhanh chóng trở thành lựa chọn thay thế cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh tham vọng "nhân dân tệ điện tử"
Thống kê bởi Ngân hàng trung ương Trung Quốc, tính đến hết ngày 31.12.2021 đã có 261 triệu người dùng nhân dân tệ điện tử, gấp đôi so với số người dùng tính đến hết tháng 10.2021.
Tuyển nhiều nhân lực để đẩy mạnh phát triển NDT điện tử
Nhằm phục vụ đẩy mạnh phát triển và mở rộng quy mô của đồng nhân dân tệ điện tử, Viện nghiên cứu tiền tệ kỹ thuật số (trực thuộc Ngân hàng trung ương Trung Quốc, đảm nhiệm vai trò phát triển và quảng bá đồng nhân dân tệ điện tử) đã mở một đợt tuyển dụng quy mô.
Ghi nhận trên Boss Zhipin, một nền tảng tuyển dụng trực tuyến của Trung Quốc, hiện đang liệt kê 205 vị trí tuyển dụng của viện này. Một số "job sộp" có thể kể đến như kỹ sư phần mềm Android ở Bắc Kinh với mức lương hằng tháng lên tới 70.000 nhân dân tệ, kỹ sư nền tảng đám mây (cloud) với mức lương hằng tháng lên đến 60.000 nhân dân tệ, hay vị trí chuyên gia blockchain ở Thâm Quyến với mức lương tháng lên đến 80.000 nhân dân tệ.
Trên Lagou, một trang web tuyển dụng khác, cũng đăng tải một số vị trí làm việc tại trụ sở Bắc Kinh được gán mô tả là "cần gấp", trong đó có kỹ sư kiến trúc cấp cao, với mức lương tháng lên tới 120.000 nhân dân tệ.
Có thể nói đây là đợt tuyển dụng bên ngoài lớn nhất từ trước đến nay của viện này kể từ khi được thành lập vào năm 2016, cho thấy Ngân hàng trung ương Trung Quốc đang rất quyết tâm đẩy mạnh phát triển nhân dân tệ điện tử để thay thế tiền giấy và tiền xu.
Thử nghiệm đã lâu, nhưng chưa có lộ trình ra mắt
Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu thế giới trong việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm đơn vị tiền tệ fiat điện tử. Đây được cho là nỗ lực của nước này trong việc khuyến khích và thúc đẩy thanh toán không tiền mặt - một xu thế tất yếu của xã hội trong vài năm tới.
Mặc dù xuất phát khá sớm (từ năm 2014) và được đánh giá là đã đạt nhiều thành tựu đáng kinh ngạc trong quá trình thử nghiệm, Trung Quốc vẫn chưa công bố một thời gian biểu triển khai chính thức.
Hiện nay, ứng dụng e-CNY đã có sẵn để tải xuống trên các cửa hàng ứng dụng của Trung Quốc, nhưng việc sử dụng đồng nhân dân tệ điện tử vẫn bị giới hạn ở thành phố được chỉ định nơi các thử nghiệm đang diễn ra.
Bên cạnh đó, theo ông Eddie Yue Wai-man, Giám đốc điều hành của Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông, đặc khu kinh tế này sắp triển khai thí điểm sử dụng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số để mua sắm và ăn uống, với kỳ vọng Hồng Kông trở thành khu vực đầu tiên nằm ngoài Trung Hoa Đại Lục sử dụng đồng nhân dân tệ điện tử.
Nghiện smartphone gây ra 30% các vụ ly hôn ở Trung Quốc Một số chuyên gia tư vấn hôn nhân khẳng định nghiện điện thoại di động là nguyên nhân dẫn tới 30% các cuộc hôn nhân thất bại ở Trung Quốc. "Việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại đã khiến nhiều cặp vợ chồng nảy sinh xung đột. Chơi với điện thoại di động đã chiếm rất nhiều thời gian vốn nên...