Hơn 500 vụ gọi điện lừa đảo, giả danh cơ quan pháp luật
Bộ Công an ghi nhận 540 vụ lừa đảo qua hình thức gọi điện giả danh cơ quan thực thi pháp luật từ đầu năm 2020 đến nay.
Chia sẻ tại Hội thảo về An toàn, An ninh mạng Việt Nam 2020, sáng 10/11, Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), cho biết hoạt động giả danh tòa án hoặc công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có xu hướng tăng mạnh.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Công an ghi nhận 540 vụ lừa đảo với thủ đoạn này tại 56 địa phương. Mặc dù đã có nhiều biện pháp tuyên truyền để người dân cảnh giác, tình trạng này vẫn tiếp diễn. “Có những vị là giáo sư cũng bị lừa với số tiền rất lớn”, Phó Cục trưởng Nguyễn Ngọc Cương cho biết.
Đại tá Nguyễn Ngọc Cương, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an.
Thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo là gọi điện giả danh cơ quan thực thi pháp luật, thông báo rằng người dùng liên quan đến các vụ việc nghiêm trọng, như rửa tiền. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đến một số tài khoản ngân hàng với lý do “để cơ quan điều tra giám định, nếu không có vấn đề gì sẽ trả lại”. Khi tiền được chuyển đến các tài khoản này, chúng sẽ thuê người rút hết tiền ra.
Các nhà mạng tại Việt Nam đã liên tục gửi tin nhắn cảnh báo về tình trạng lừa đảo qua các cuộc gọi mạo danh. VNPT nhận định cuối năm sẽ là thời điểm “ nóng” của các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại và mạng xã hội. Ngoài việc gọi điện mạo danh công an hoặc tòa án, một hành vi khác cũng thường xuyên được sử dụng là nháy máy từ đầu số nước ngoài, nhằm dụ người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn.
Việc mạo danh này được Bộ Công an xếp vào nhóm Tội phạm sử dụng không gian mạng để xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, cùng nhóm với nhiều thủ đoạn khác, như mua bán vũ khí, vật liệu nổ, giấy tờ giả…; truyền bá ấn phẩm đồi trụy qua các hội nhóm trên Zalo, Facebook.
Video đang HOT
Ngoài việc sử dụng Internet để xâm phạm trật tự, an toàn xã hội, nhiều hành vi nguy hiểm khác cũng được phát hiện và ghi nhận trong năm 2020, như nhiều trang mạng, blog, tài khoản Facebook đăng thông tin xấu độc, xuyên tạc; tội phạm mạng tấn tấn công website, hoặc giả mạo cổng thông tin của các cơ quan nhà nước để tung tin sai sự thật; sử dụng tin tức liên quan đến dịch bệnh Covid-19 để dụ cài mã độc…
Nhiều kênh YouTube bị hacker chiếm quyền, giả danh người nổi tiếng để lừa đảo Bitcoin
Với cùng chiêu thức giả danh người nổi tiếng và hứa hẹn hoàn tiền gấp 2 lần cho những ai chuyển khoản Bitcoin, hacker đã lừa được không ít nạn nhân mắc bẫy.
Những ngày gần đây, trên YouTube bất ngờ xuất hiện nhiều kênh mang tên SpaceX - tập đoàn công nghệ nổi tiếng của tỷ phú người Mỹ Elon Musk, để thuyết phục người xem chuyển khoản Bitcoin.
Một kênh YouTube có hơn 111.000 người đăng ký đã bị hacker chiếm quyền kiểm soát để lừa đảo Bitcoin.
Thủ đoạn của kẻ lừa đảo rất đơn giản, trong các video phát trực tiếp trên YouTube, những kẻ gian sẽ mạo danh Elon Musk hoặc tập đoàn Space X của tỷ phú, để đưa ra thông tin rằng sẽ tặng quà cho người xem hoặc hoàn tiền gấp 2 lần cho những ai chuyển Bitcoin theo thông tin mà hacker đăng tải.
Thủ đoạn này của hacker đã không qua mắt được bình luận viên eSports - Rod Breslau. Chiêu thức lừa đảo này được đánh giá là tương tự chiêu thức mà kẻ gian sử dụng trong vụ hack Twitter gần đây.
Chiêu thức dụ dỗ nạn nhân của những kẻ lừa đảo này là giả mạo thông báo của Elon Musk về việc hoàn tiền gấp 2 lần cho những ai chuyển Bitcoin.
Cụ thể, là hacker đã chiếm quyền điều khiển hàng loạt tài khoản Twitter của nhiều nhân vật và thương hiệu nổi tiếng như tỷ phú Bill Gates, tỷ phú Elon Musk, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, tỷ phú Warren Buffett, Apple...
Chiêu thức lừa đảo này được đánh giá là tương tự chiêu thức mà kẻ gian sử dụng trong vụ hack Twitter gần đây.
Những kẻ gian cũng từng hứa hoàn tiền gấp 2 lần cho những ai chuyển Bitcoin cho chúng.
Sau khi chiếm được quyền điều khiển tài khoản của những nhân vật quyền lực, hacker đã cho đăng tải loạt tweet có cùng nội dung quảng bá địa chỉ một ví Bitcoin, đồng thời khẳng định bất kỳ thanh toán nào gửi tới địa chỉ này đều được hoàn lại gấp đôi. Tất nhiên, những thông tin này chỉ là lừa đảo, và kẻ đứng đầu vụ việc đã bị cảnh sát bắt giữ.
Đối với vụ hack Twitter, tin tặc đã chiếm được quyền truy cập vào các công cụ và hệ thống nội bộ của Twitter, trong khi đó cách thức hacker sử dụng trong những vụ hack các kênh YouTube để lừa đảo gần đây vẫn còn là ẩn số.
Theo MarcoStyle, một gamer sở hữu kênh YouTube với không ít người theo dõi đã bị hack vào năm ngoái, tin tặc đã sử dụng một số chiến thuật lừa đảo bằng email.
Kênh YouTube có tên Live News được hacker dùng để lừa đảo người xem chuyển khoản Bitcoin này trước đó từng thuộc về một gamer người Croatia.
Trong một video giải thích về vụ hack, MarcoStyle nói rằng kênh của anh đã bị hack sau khi bị lừa nhấp vào một liên kết lừa đảo độc hại trong email. Từ đó, tin tặc đã chiếm quyền điều khiển kênh của anh và đổi nó thành một "kênh thương hiệu", cho phép nó được quản lý bởi nhiều tài khoản Google khác.
Theo suy đoán của MarcoStyle, hacker có thể đã thực hiện một chiến thuật tương tự để chiếm quyền điều khiển các kênh YouTube để lừa đảo Bitcoin. YouTuber này cũng cho rằng, vụ hack có thể đã không xảy ra nếu YouTube yêu cầu chủ kênh xác thực hai yếu tố để đăng nhập hoặc tải lên video.
Hacker có thể đã thực hiện một chiến thuật lừa đảo bằng email để chiếm quyền điều khiển các kênh YouTube nhằm lừa đảo Bitcoin.
Vào sáng hôm thứ Ba vừa qua, khi người dùng YouTube tìm kiếm từ khoá "SpaceX NASA" (tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX thực hiện sứ mệnh đưa 2 phi hành gia NASA từ trạm vũ trụ ISS về Trái đất thành công), người dùng sẽ được hướng đến một video phát trực tiếp với 36.000 người xem với tiêu đề "Cuộc phỏng vấn của Elon Musk từ Hội nghị Air Warfare về tàu vũ trụ SpaceX Crew Dragon & NASA 2020", được đăng bởi một kênh có tên "Live News ", với ảnh đại diện là logo SpaceX.
Tuy nhiên, thông tin về lịch sử kênh cho thấy ban đầu nó thuộc về một gamer YouTuber tại Croatia. Sau khi tờ Business Insider báo cáo với YouTube, kênh lừa đảo này đã bị vô hiệu hóa.
Hiện YouTube vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về vụ việc nói trên.
'Tỷ phú' trên Instagram bị bắt vì lừa đảo 432 triệu USD Hushpuppi đã dùng nhiều phần mềm và công nghệ khác nhau, tạo ra nhiều tài khoản ngân hàng giả mạo và lấy cắp thông tin thẻ tín dụng của các nạn nhân toàn thế giới. Mới đây, Raymond Abbas (Hushpuppi), một người nổi tiếng và giàu có tại Dubai vừa bị bắt giữ với nghi ngờ lừa đảo 432 triệu USD trên mạng....