Hơn 500 học sinh Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn được hỗ trợ dinh dưỡng
Với cam kết giúp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn dinh dưỡng lành mạnh, hôm nay (25/10), Quỹ Herbalife Nutrition công bố hỗ trợ hơn 581 triệu đồng để nâng cao dinh dưỡng cho hơn 500 em học sinh Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn.
Hoạt động trên nằm trong chương trình Casa Herbalife Nutrition năm thứ hai. Theo đó, Quỹ Herbalife Nutrition sẽ tiếp tục hợp tác với Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn qua việc hỗ trợ cho hơn 500 em học sinh của nhà trường trong năm học 2019-2020 số tiền 581 triệu đồng để nâng cao dinh dưỡng.
Đại diện Herbalife Việt Nam trao tặng hơn 581 triệu đồng tới Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn
Ông Vũ Văn Thắng – Tổng Giám đốc Herbalife Việt Nam và Campuchia cho biết.”Sự hợp tác tốt đẹp giữa Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn và Quỹ Herbalife Nutrition đã mang lại những thay đổi tích cực cho hơn 500 học sinh tại đây sau một năm triển khai chương trình Casa Herbalife Nutrition. Chúng tôi rất hạnh phúc khi các em được cung cấp những bữa ăn dinh dưỡng lành mạnh và mỗi ngày đến trường có thật nhiều niềm vui…”.
Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn là một trong những cơ sở giáo dục đầu tiên dành cho trẻ em điếc và khiếm thính tại Việt Nam. Hàng năm, có khoảng 20 đến 30 học sinh tốt nghiệp từ ngôi trường này và hòa nhập thành công với cộng đồng.
Hơn 500 học sinh Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn sẽ được tiếp tục hỗ trợ dinh dưỡng trong năm học 2019-2020
Thầy Phạm Văn Hoan – Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn cho biết: “Việc tiếp tục triển khai chương trình Casa Herbalife Nutrition năm thứ hai là một tin vui cho tất cả học sinh và giáo viên nhà trường. Chương trình rất có ý nghĩa đối với các em học sinh của chúng tôi, giúp các em được cải thiện dinh dưỡng và có nhiều niềm vui nhờ những tình cảm ấm áp từ các thành viên độc lập và nhân viên của Herbalife Việt Nam”.
Theo laodongthudo
Chân dung 'thầy giáo' ngày làm công nhân, đêm về 'gieo chữ' cho trẻ em nghèo
'Tối nay bạn nào không đến lớp'... 'Phương trình này chúng ta giải như sau'... Tiếng giảng dạy ân cần của anh Hoàng Trọng Khánh đã vang lên ở khu xóm trọ nghèo suốt 10 năm qua...
Nằm trong một con hẻm ở Đường 22, Quận 9, lớp học tình thương của anh Hoàng Trọng Khánh (38 tuổi) là nơi xóa mù chữ cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Lớp học được anh Khánh thành lập và duy trì suốt 10 năm qua. Tuy chỉ là không gian của căn phòng trọ, chi phí lại tốn kém, nhưng bằng tất cả tình yêu thương dành cho 'học trò', anh Khánh đã tìm mọi cách để duy trì lớp học.
Clip: Lớp học đặc biệt giữa khu xóm trọ nghèo
Thầy giáo với chiếc áo công nhân
Anh Khánh hiện là công nhân của một phân xưởng thuốc sát trùng, chỉ học hết bậc phổ thông chứ chưa hề có một bằng cấp nào về nghiệp vụ sư phạm. Đến với cái nghề dạy chữ, đối với anh, là cả một cái duyên.
Theo lời anh Khánh, cái duyên dạy chữ đến với anh rất tình cờ. Vào một buổi chiều năm 2010, khi anh về nhà một người bạn ở khu Gò Mả (Quận 9) chơi. Thấy có một nhóm 4 - 5 đứa nhỏ đang ngồi học bài dưới góc lều lụp xụp. Thấy tụi nhỏ đáng thương nên anh ghé lại giảng bài đến tận tối muộn.
Từ đó, sau mỗi giờ tan làm, anh Khánh lại đến khu Gò Mả để làm 'thầy giáo' bất đắc dĩ. Dần dần 'miệng truyền miệng', những người lao động nghèo quanh đó biết tin có anh công nhân nhận dạy miễn phí cho học sinh khó khăn cũng đến gửi gắm cho con đi học.
Anh Hoàng Trọng Khánh.
'Lúc đó, có một phụ huynh cho mượn khu xưởng mộc để làm lớp vào mỗi buổi tối. Được một thời gian, mình nghĩ phải có một lớp học ổn định để các em học hành, không thể tạm bợ được'. - anh Khánh kể lại.
Lớp học được tổ chức trong không gian phòng trọ.
Các em đang theo học tại lớp đều rất hăng hái.
Dù đồng lương công nhân ít ỏi nhưng anh Khánh vẫn trích phân nửa ra thuê một nhà trọ đủ rộng để mở lớp dạy miễn phí cho 'học trò' nghèo. Đến giờ, học sinh theo học lớp đã lên tới 45 - 46 em mỗi khóa. Lớp học bắt đầu từ 5h30 và kết thúc vào lúc 8h30. Mỗi ngày đi làm về, nhìn thấy 'học trò' của mình đã chuẩn bị bài vở đâu vào đấy, anh Khánh liền bắt tay giảng dạy ngay, chẳng màng đến việc thay quần áo hay ăn cơm xế.
Đứng lớp ' không công' với sự đồng cảm chân thành
Những ngày đầu mở lớp, anh Khánh đi đến từng phòng trong xóm trọ để huy động học sinh đến học. ' Mình nói với phụ huynh các em là đến lớp sẽ được học miễn phí hoàn toàn, sách vở, dụng cụ học tập cũng sẽ được phát thêm'.
Ban đầu, do tự ti về hoàn cảnh, nhiều em cũng ngại đến lớp vì được miễn phí mọi thứ. Nhưng với sự dí dỏm, hài hước và lòng chân thành của mình, anh Khánh đã tìm mọi cách để các em có thể mở lòng hơn.
'Có một học trò sống trong hoàn cảnh làm mình phải suy nghĩ rất nhiều. Ba em ấy mất sớm, nhà cũng khó khăn. Kể từ lúc đó, không ai trong nhà nói mà em ấy nghe, cứ im lìm. Nhưng khi đến học với mình, dần dần em ấy cũng trở nên mạnh dạn hơn rất nhiều'. - Anh Khánh kể.
Anh Khánh luôn tìm mọi cách để động viên 'học trò' của mình.
Tuy kiến thức có hạn nhưng anh Khánh chưa bao giờ cảm thấy đó là áp lực mà lại xem nó như động lực để tìm tòi, học hỏi thêm để về dạy lại cho 'học trò' của mình. 'Bài vở mình dạy đều bám rất sát theo sách giáo khoa. Tuy nhiên do chương trình học ngày càng đổi mới, nên mình cũng phải cập nhật thêm những kiến thức và bài tập trên internet để giảng dạy cho các em'.
Không chỉ được học kiến thức văn hóa, các em còn được anh Khánh dạy cho những bài học làm người tốt và kỹ năng mềm. Đối với anh, trước khi dạy các em học tốt, thì phải dạy các em cách sống tốt trước. Khi các em sống tốt thì tự động học lực sẽ tốt theo.
Ngoài kiến thức văn hóa, các em còn được dạy những bài học làm người.
Một cô bé đang nắn nót viết từng chữ.
Tất cả đều chú ý lắng nghe anh Khánh giảng bày.
Em Trần Hải Đăng, học sinh lớp 6 kể: 'Chú Khánh không chỉ dạy tụi con kiến thức, mà còn dạy tụi con làm người. Chú dạy, làm người là phải nhẫn nhịn, kiên trì, không được hấp tấp, nếu hấp tấp sẽ rất dễ mắc sai sót'.
Không thể buông bỏ được...
Ở độ tuổi 38, anh Khánh vẫn chưa lập gia đình, ngày làm công nhân, tối về dạy học, lấy tiếng cười của 'học trò' làm động lực cho mình.
Nhiều người miệng nói xa nói gần, lương công nhân chẳng đủ nuôi thân, mà còn đi lo cứu này cứu nọ. 'Mình sống bằng lương công nhân mình làm ra, sống bằng tình thương, bằng sự chân thành chứ không sống trên dư luận. Ai nói gì, mình cũng đều không buông được đâu'. - Anh Khánh tâm sự.
Anh Khánh đang giảng bài cho học trò.
Các em đang tập trung làm bài tập.
Anh Khánh quan niệm: 'Nếu mình cho các em một số tiền, thì cho dù số tiền có lớn mấy đi chăng nữa rồi cũng sẽ hết. Nhưng nếu mình cho các em kiến thức, các em sẽ càng ngày tốt hơn và kiến thức cũng sẽ còn mãi. Chính kiến thức mới là cái giúp các em vượt qua hoàn cảnh khó khăn của mình'.
Để tiếp tục duy trì lớp, ngoài tiền lương công nhân, anh Khánh còn vận dụng kiến thức của mình để nuôi vịt, gà, ấp trứng giống bán lấy lời. Công ty và đồng nghiệp của anh biết tin cũng thường gửi đến những phần quà tặng động viên tinh thần các em đang theo học.
Việc làm tốt của anh Hoàng Trọng Khánh được nêu gương 'người tốt, việc tốt'.
Suốt 10 năm qua, anh Hoàng Trọng Khánh đã âm thầm 'lèo lái' biết bao chuyến đò cập bến thành công. Anh không trông mong gì nhiều, chỉ mong mỗi ngày được thấy các 'học trò' thân yêu của mình mỉm cười là anh đã cảm thấy tất cả công sức của mình đã được đền đáp.
Ảnh: Thanh Nghĩa
Tấn Lợi
Theo baodatviet
Cựu chiến binh Úc giúp đỡ trẻ em kém may mắn tại TP.HCM Cứ vào mỗi tháng 8 hàng năm, đoàn South Australian Vietnam Charity Group-Inc (Tổ Chức Hội Cựu Chiến Binh Úc) lại đến Việt Nam và dành một chút sức lực để chung tay hỗ trợ cho Tổ chức Bạn trẻ em đường phố (Friends for Street Children - FFSC). Đoàn đến thăm Trung tâm Bình Triệu và tặng quà cho các bé mái...