Hơn 500 học sinh ở Quảng Trị bỏ học
Học sinh vùng cao của huyện Đăkrông, Hướng Hóa bỏ học nhiều nhất, do khó khăn, sức học yếu, hủ tục…
Ngày 19/4, ông Võ Văn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho hay, toàn tỉnh có hơn 500 học sinh bỏ học từ đầu năm học 2017-2018 đến nay. Bỏ nhiều nhất ở cấp THPT và các trường vùng cao của huyện Đăkrông, Hướng Hóa… Nhiều trường có số lượng học sinh bỏ học cao như THPT số 2 Đăkrông với 64 em, THPT A Túc với 29 em, THPT Cồn Tiền 23 em.
Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh bỏ học, như gia đình lơi lỏng khiến các em ham chơi, sức học yếu, không theo kịp chương trình, gia cảnh khó khăn, hủ tục vùng cao khiến học sinh bỏ học lập gia đình…
Nhiều bàn trống do học sinh nghỉ. Ảnh: Hoàng Táo
Ông Minh cho hay, ngành giáo dục đã có nhiều giải pháp để vận động học sinh trở lại lớp, ngăn bỏ học như: phân công giáo viên kèm cặp học sinh yếu, phối hợp địa phương huy động nguồn lực giúp học sinh nghèo vượt khó; liên hệ gia đình học sinh để vận động đưa các em đến trường…
Video đang HOT
Nhà trường cũng rà soát, phân loại học sinh có nguy cơ bỏ học để có giải pháp kịp thời. Các trường đưa ra nhiều sáng kiến như thành lập tổ chuyên cần trong từng thôn, giao nhiệm vụ tổ trưởng kêu gọi các bạn đi học, cử giáo viên chủ nhiệm bám sát từng gia đình học sinh.
Đầu năm học, tỉnh Quảng Trị có khoảng 164 nghìn học sinh. Theo chính sách hiện hành, học sinh vùng khó khăn đi học được hỗ trợ 15 kg gạo và 70.000 đồng/em chi phí học tập mỗi tháng, được miễn học phí, tiền xây dựng…
Hoàng Táo
Theo vnexpress.net
Nậm Păm: Con chữ nảy mầm sau cơn lũ
Trường Tiểu học Nậm Păm (Mường La, Sơn La) - nơi lũ dữ từng đi qua hồi đầu tháng 8/2017, sau bao thiệt hại chẳng thể "cân đo, đong đếm", nụ cười đã nở trên khuôn mặt của thầy, trò và người dân nơi đây. Những lớp học mới đã được dựng lên, học sinh được học trong điều kiện tốt nhất có thể và tri thức lại được nảy mầm sau bao bộn bề, khó khăn vất vả.
Mỗi ngày đến trường... với biết bao điều mới lạ
Những ngày đầu tháng 3, mưa xuân loang loáng trên đường. Con đường đến Nậm Păm ngập tràn hương sắc của hoa rừng. Học sinh tíu tít đến trường trong tiếng nói cười trong veo.
Cô Trần Thị Thúy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Păm - hồ hởi chia vui: Mọi thứ đã ổn định, việc dạy và học đã đi vào nề nếp. Chỉ tay về phía các lớp học mới, cô Trần Thị Thúy - cho hay: Lớp học được thiết kế, xây dựng theo kiểu lắp ghép nhưng mà chắc chắn, khang trang và sạch đẹp. Thầy, trò yên tâm dạy và học. Đặc biệt, tỉ lệ học sinh đến trường thường xuyên ổn định 100%, không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Trường mới, lớp mới nên tinh thần học tập của các em lúc nào cũng hăng say.
Cô Hiệu trưởng Trần Thị Thúy nhớ lại: Mưa lũ kinh hoàng đêm 2 và ngày 3/8/2017 đã khiến Trường Tiểu học Nậm Păm bị xóa sổ hoàn toàn. Trường học đã trở thành dòng suối với đất đá lởm chởm rất nguy hiểm. Trong phút chốc nơi đây đã trở thành vùng đất "3 không": Không trường, không đường và không điện. Nhìn thấy trường bị phá hủy tan hoang, giáo viên ai cũng xót lòng và chỉ biết ôm mặt khóc.
"Cùng với sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng chức năng, chúng tôi khắc phục khó khăn bằng mọi cách để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui và với biết bao điều mới lạ. Đến trường các em không chỉ được học kiến thức mà còn được quan tâm, chăm sóc như những người con, người em trong gia đình.
Đặc biệt, chúng tôi yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh đến trường. Chẳng hạn như phần liên hệ với thực tế, giáo viên không chỉ dẫn giải, minh chứng từ những câu chuyện thực tiễn của địa phương mà còn mở rộng ra các vùng khác, trong đó có các vùng lân cận và Thủ đô Hà Nội...Vì thế, giáo viên phải đọc nhiều tài liệu, nghiên cứu nhiều sách vở thì bài giảng mới trở nên sinh động và hấp dẫn" - cô Trần Thị Thúy chia sẻ.
Ấm áp tình thầy trò
Song điều mà cô Trần Thị Thúy lo ngại nhất sau mỗi mùa Tết đã không xảy ra, đó là: Tình trạng học sinh nghỉ học trước và sau Tết Nguyên đán. Nếu như những năm trước, học sinh người H'Mông thường nghỉ rất sớm để ăn Tết theo phong tục Tết cổ truyền của họ, và việc vận động học sinh trở lại trường thường rất vất vả thì năm nay các em tự giác đến trường đầy đủ và nghỉ ăn Tết theo đúng lịch của nhà trường thông báo.
"Chẳng thế mà, giáo viên ở đây không còn phải đến tận nhà để vận động học sinh trở lại trường sau Tết Nguyên Đán. Nhiều gia đình còn đưa đón con đến trường rất cẩn thận, chu đáo. Điều đó cho thấy, nhận thức về sự học của bà con dân bản đã được nâng lên" - cô Trần Thị Thúy hồ hởi chia vui.
Cũng theo cô Trần Thị Thúy - cho biết: Học sinh dân tộc rất hiếu học, chăm ngoan nhưng cũng rất nhạy cảm. Vì thế, giáo viên phải biết đánh thức tiềm năng của các em. "Chẳng hạn như khi các em nghỉ ăn Tết của người Mông theo truyền thống của địa phương, thay vì cấm cản các em, bắt các em đến trường đi học thì giáo viên có thể đến nhà học sinh để ăn Tết cùng với gia đình các em. Qua đó, không chỉ xây dựng được mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình ngày một tốt hơn mà còn hiểu hơn về hoàn cảnh của các em để có phương pháp giáo dục hợp lý, hiệu quả" - cô Trần Thị Thúy bộc bạch.
Hơn 20 năm trong nghề và gắn bó với sự nghiệp "trồng người" trên vùng đất Nậm Păm này; song điều mà cô Trần Thị Thúy trăn trở nhất đó là: làm sao để học sinh nơi đây bớt khó khăn, thiệt thòi và rút ngắn khoảng cách về giáo dục với miền xuôi.
Sau bao bộn bề, khó khăn vất vả, sự học của xã Nậm Păm đang khởi sắc từng ngày. Với sự quan tâm, chăm lo của ngành Giáo dục và chính quyền địa phương, người dân Nậm Păm tin tưởng, sự học nơi đây sẽ từng bước đi lên và năm học 2017-2018 này, giáo dục của Nậm Păm sẽ đạt được nhiều kết quả đáng tự hào.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Gần 200 học sinh Thừa Thiên Huế không quay lại trường sau Tết Huyện Phú Vang và Phú Lộc có nhiều học sinh bỏ học nhất, đa số theo người thân đi làm ăn xa. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học sau Tết. Ảnh: Võ Thạnh. Các trường học ở Thừa Thiên Huế bắt đầu giảng dạy bình thường vào mùng 6 Tết (21/2). Tuy nhiên, đến nay đã hơn hai tuần...