Hơn 500 học sinh làm bài thi giữa trường
Kỳ kiểm tra học kỳ 2 các môn khoa học, lịch sử, địa lý của học sinh Trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận 7, TP.HCM vừa diễn ra sáng 3 và 4-5 tại… sân trường. Nhiều phụ huynh gọi đây là cách thi… lạ và có nhiều phản ứng trái chiều với hình thức thi mới mẻ này.
Từ 7g sáng 4-5, hơn 500 học sinh (HS) khối 4 và 5 của Trường tiểu học Lương Thế Vinh (Q.7, TP.HCM) đã tập trung tại sân trường với “hành lý” là tấm bạt vuông (hoặc tấm đệm) dùng để lót ngồi, chiếc ghế nhựa và bộ dụng cụ học tập.
Trên sân trường với khá nhiều bóng cây, nắng bắt đầu lên, giáo viên, bảo mẫu các lớp hướng dẫn học sinh xếp hàng và ổn định chỗ ngồi trước khi vào giờ kiểm tra. Sốt ruột, khá đông phụ huynh cũng tranh thủ vào sân trường để trải bạt, giúp con chuẩn bị chỗ ngồi tốt, tránh nắng.
Ý kiến trái chiều
Đúng 7g15, nhà trường phát loa căn dặn HS, nhắc nhở phụ huynh ra phía ngoài khu vực kiểm tra và giám thị bắt đầu phát đề thi. Trung bình mỗi HS ngồi cách nhau 1,5-2m. Đề thi là những phiếu câu hỏi được in sẵn, HS chỉ cần điền tên và làm bài ngay trên phiếu này, thay vì hình thức tự chép đề và viết phần trả lời trên giấy kiểm tra như cách làm thông thường. Đến 7g55, kết thúc giờ thi môn lịch sử và địa lý. Trường thông báo hết giờ kiểm tra và thu bài, toàn bộ HS xếp ghế và quay lại phòng học để bắt đầu giờ học. Lúc này nắng cũng bắt đầu gắt hơn trên sân trường, nhiều HS đã toát mồ hôi sau 40 phút làm bài.
Anh Mạnh, phụ huynh có con học lớp 4, bức xúc: “Các cháu còn nhỏ mà phải ngồi ngoài nắng làm bài kiểm tra thì sức khỏe và tâm lý đều bị ảnh hưởng, hơn nữa dùng ghế thay bàn sẽ không đúng tư thế viết bài”. Nhiều phụ huynh khác cũng tỏ ra sốt ruột và không hài lòng khi thấy con mình ngồi làm bài thi ngoài trời.
Ngược lại, một phụ huynh tên Bình cho biết: “Giờ thi rơi vào giờ mát mẻ, chỉ có một chút nắng sớm nên không hại gì, thay vì ngồi trong phòng thi chật chội căng thẳng thì các cháu được ra ngoài, khỏe khoắn, gần gũi với thiên nhiên, môi trường cũng là điều đáng làm”.
Video đang HOT
Học sinh làm bài tại sân trường
Rèn sự tự tin
Theo ông Hà Thanh Hải, hiệu trưởng nhà trường, người xưa nay nổi tiếng với nhiều đổi mới trong giáo dục tiểu học, đây không phải lần đầu tiên trường tổ chức kiểm tra ở ngoài trời. HS đã được làm quen với hình thức này từ đầu học kỳ 1. Trường tiểu học Lương Thế Vinh có sĩ số khá đông, có lớp lên tới 48 em, chỗ ngồi khá chật chội. Mỗi khi đến kỳ kiểm tra, khối này làm bài thì khối kia phải nghỉ để đảm bảo thi cử.
“Tuy nhiên, mục tiêu chính của chúng tôi là muốn tất cả HS đều tự tin khi bước ra ngoài cửa lớp, rèn cho các em kỹ năng và xây dựng nề nếp nghiêm túc của kỳ kiểm tra. Điểm số không quan trọng mà quan trọng là các em tự làm bài. Chúng tôi chỉ tổ chức thi ngoài sân các môn trắc nghiệm, thời gian làm bài ngắn. Riêng môn tiếng Việt và toán HS vẫn thi trong phòng như bình thường. Thực tế bình thường điểm số của các em rất cao, toàn điểm 9, 10 nhưng khi bước vào những kỳ thi quyết định lại không đạt được kết quả như ý muốn”, ông Hải cho biết.
Về kỳ thi “lạ” này, ông Lê Ngọc Điệp, trưởng phòng giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM, nêu quan điểm: “Ngoài môn tiếng Việt và toán là môn điều kiện xét lên lớp, các môn còn lại có thể tổ chức kiểm tra tùy theo điều kiện nhà trường (có thể theo hình thức trắc nghiệm xen kẽ tự luận), nhưng phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng, công bằng và khách quan. Việc đưa HS ra sân trường có thể để tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái cho kỳ kiểm tra. Sở luôn khuyến khích sự đổi mới, tuy nhiên phải đúng quy định, đảm bảo an toàn và sức khỏe HS. Nghịch lý là mỗi khi các trường áp dụng cái mới sẽ có nhiều luồng ý kiến trái nhau giữa quan điểm truyền thống và đổi mới, hiệu trưởng thường bị phản ứng. Còn nếu hiệu trưởng an phận, không thay đổi thì không ai nói tới”.
Ông Điệp cũng công nhận đây là lần đầu tiên có một trường tiểu học tổ chức kiểm tra theo hình thức mới này trên địa bàn TP. Hình thức tổ chức các kỳ thi quan trọng tại sân trường nhằm chống gian lận trong thi cử từng được một trường trung học tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thực hiện và cũng gặp phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận.
Theo TT
Ông giáo già 16 năm dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật
16 năm qua, thầy Lê Vũ Đạo (86 tuổi, ở phố Trần Nhật Duật TP Nam Định) tình nguyện dạy học ở Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định. Không lương, không phụ cấp, bồi dưỡng, thầy miệt mài dạy chữ cho những em nhỏ khuyết tật và bị nhiễm chất độc da cam.
Thầy Lê Vũ Đạo được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Tốt nghiệp thủ khoa Sư phạm, trường Đại Học Văn Lang, Hà Nội năm 1940, thầy Đạo được phân công về giảng dạy tại Trường THCS Trần Quốc Toản, Nam Định. Trong điều kiện đất nước chiến tranh loạn lạc, năm 1944 thầy Đạo xung phong đi bộ đội là cán bộ tiền khởi nghĩa lúc bấy giờ, năm 1946 thầy được phân công trở về Hà Nội làm phái viên tham mưu.
Hòa bình lập lại, thầy trở về làm Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản. Sau khi nghỉ hưu, quanh quẩn mãi với việc chăm sóc cây cảnh, thấy nhàm chán, thầy Đạo đăng ký vào các hội hoạt động địa phương như: Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, tham gia tổ dân phố... Đến năm 1996, Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật Nam Định ra đời, nhận thấy mình còn khỏe, lại thấy thương các trẻ em khuyết tật, thầy Đạo đã đến xin dạy miễn phí cho các em nhỏ ở Trung tâm.
Từ lúc dạy cho trẻ em khuyết tật ở Trung tâm, mỗi ngày dù nắng hay mưa, thầy Đạo vẫn đạp xe đạp hơn 3km từ nhà đến Trung tâm để dạy chữ cho các em nhỏ khuyết tật và trẻ bị nhiễm chất độc da cam.
Lúc đó, Trung tâm không có gì ngoài dãy nhà cấp 4 cũ nát của một cơ quan chuyển đi để lại. Thầy Đạo cùng với 4 cán bộ nhân viên dọn dẹp, tu sửa lại Trung tâm đảm bảo chỗ ăn ngủ cho các cháu.
Sau khi sửa sang lại Trung tâm, Thầy đã được trung tâm dành cho một căn phòng làm nơi dạy học các cháu. Bàn ghế không có, thầy lại đi vận động bà con các khu phố và bỏ cả tiền túi của mình để mua bàn ghế mới, có chỗ cho các cháu ngồi học.
Thầy Đạo tâm sự: "Bọn trẻ ở Trung tâm này không được may mắn như những đứa trẻ bình thường khác. Thương các cháu mà không biết làm gì, chỉ biết dạy các cháu chút kiến thức để lấy đó làm vốn mà bước vào đời...".
Không những dạy chữ cho các em nhỏ khuyết tật ở Trung tâm, sau mỗi buổi học và các ngày nghỉ, thầy Đạo còn đến trung tâm để giúp các em vận động hồi phục thể lực, trò chuyện với các em...
Dạy trẻ bình thường nhiều lúc đã thấy khó, dạy trẻ em khuyết tật còn khó khăn bội phần, huống hồ ở Trung tâm có nhiều em không chỉ bị tật nguyền mà còn bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, nên nhận thức không được như những người bình thường.
Lúc Trung tâm mới thành lập, chưa có một cuốn sách, giáo trình nào hướng dẫn về cách dạy trẻ khuyết tật, nên thầy Đạo vừa dạy, vừa mò mẫm nghiên cứu cách nào cho trẻ khuyết tật có thể tiếp thu tốt nhất. Ngoài việc tận tình chỉ bảo các em đánh vần, nhận biết từng chữ một, thầy Đạo còn nghĩ ra những dụng cụ học tập vừa phục vụ cho việc giảng dạy của mình, vừa để các em ở Trung tâm có thể nhận biết dễ hơn.
Vào năm 2009, thầy Lê Vũ Đạo là một trong 3 đại biểu của tỉnh Nam Định được vinh danh tại lễ tuyên dương các gương điển hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên toàn quốc. Năm 2010, thầy là đại biểu chính thức tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8. Từ năm 2007 đến năm 2010, thầy được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Thầy Lê Vũ Đạo (hàng trên, đứng thứ 4 từ trái qua) trong lần dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8 năm 2010.
Năm nay đã bước sang tuổi 86, sức khỏe không còn được như trước, chân tay đã run, mắt thầy đã mờ, nên đầu năm 2012, thầy Đạo đã xin Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật được nghỉ. Nhưng vì nhớ lớp, nhớ các em nhỏ ở Trung tâm, thầy Đạo lại đạp xe đến trung tâm thăm các em.
Trần Huệ - Đức Văn
Theo dân trí
Mìn nổ ở sân trường làm 4 học sinh bị thương nặng Sự việc xảy ra sáng nay ở tỉnh Phú Thọ. Sáng nay (22/2), một học sinh đã ném quả mìn đào được xuống sân trường khiến 4 học sinh bị thương nặng. Sự việc xảy ra vào lúc 8h20 sáng nay tại trường THCS Tiền Phong, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Quả mìn phát nổ làm 4 học sinh bị thương nặng....