Hơn 50 tàu ngầm Triều Tiên ‘biến mất’ bí ẩn
Thông tin cho biết có tới 2/3 số tàu ngầm của Triều Tiên được điều động và ra khỏi tầm định vị của hệ thống phát hiện tàu ngầm Hàn Quốc trong tuần.
Theo Fox News, điều này diễn ra bất chấp thông báo của cả Hàn Quốc và Triều Tiên nhất trí tháo ngòi căng thẳng sau vụ nổ mìn ở vùng phi quân sự ngăn cách hai nước hồi đầu tháng.
Một tàu ngầm của Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Tính tới ngày 26/8, hơn 50 tàu ngầm Triều Tiên, được tin là tương đương 70% hạm đội của Bình Nhưỡng, vẫn “mất tích” trong một đợt triển khai mà phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc gọi là “chưa từng có tiền lệ”.
“Con số này cao gần gấp 10 lần mức độ bình thường… chúng tôi coi tình hình là rất nghiêm trọng”, phát ngôn viên Kim Minp-seok tuyên bố.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức quân sự nói rằng nước này “đang huy động mọi nguồn lực giám sát” để tìm ra các tàu ngầm Triều Tiên “mất tích”. Mỹ cũng đang chú ý tới động thái này.
Video đang HOT
Trước đó, một số người nhận định, các tàu ngầm trên đã rời căn cứ từ hôm 24/8 nhiều khả năng đã trở về nơi đóng quân. Tuy nhiên, cho đến khi chúng vẫn “lặn mất tăm” thì các nhà chức trách thừa nhận đang có một mối lo ngại trên biển xung quanh bán đảo.
“Chúng tôi đã nói từ trước rằng sự biến mất [của các tàu ngầm Triều Tiên] là một mối quan ngại, và thực tế là chúng không hề dễ bị phát hiện khi lặn dưới nước”, ông Kim nói. “Không ai biết liệu Triều Tiên có sẽ tấn công các tàu chiến hoặc tàu thương mại của chúng tôi hay không”.
Đầu tuần này, Yonhap đưa tin, Bình Nhưỡng còn dùng tàu đổ bộ đệm khí để di chuyển lực lượng đặc biệt gần biên giới biển giữa hai bên trên Hoàng Hải.
Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên thỉnh thoảng lại bùng lên. Năm 2010, hải quân Triều Tiên bị cáo buộc bắn ngư lôi vào một tàu chiến của Hàn Quốc làm 46 người thiệt mạng. Bình Nhưỡng phủ nhận trách nhiệm.
Về lý thuyết hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến năm 1950-1953 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải bằng một hiệp ước hòa bình.
Thanh Hảo
Theo Dantri
Nhật Bản và sứ mệnh thực hiện thế giới không vũ khí hạt nhân
Từng phải oằn mình dưới 2 trái bom hạt nhân do Mỹ thả, Nhật Bản thấu hiểu nỗi đau hạt nhân và đang đấu tranh cho một thế giới không vũ khí hạt nhân.
70 năm trước, quân đội Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Đặt hoa tại Lễ tưởng niệm thảm họa Hiroshima lần thứ 70.
Sáng hôm nay (6/8), tại Công viên Hòa bình của thành phố Hiroshima, Lễ tưởng niệm thảm họa Hiroshima lần thứ 70 đã được tổ chức. Thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo thành phố Hiroshima và hơn 55.000 người là những nạn nhân, người thân của nạn nhân, người dân các địa phương đã tham giia buổi tưởng niệm. Ngoài ra còn có đại biểu của hơn 100 quốc gia, khu vực, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy cũng tham gia.
Đúng 8h15, sau khi hồi chuông hòa bình được ngân lên, tất cả mọi người đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ những người đã thiệt mạng vì bom nguyên tử của Mỹ 70 năm về trước.
Thị trưởng Hiroshima, Kazumi Matsui trong bản tuyên ngôn hòa bình đã nhấn mạnh rằng cần phải loại bỏ bởi vũ khí hạt nhân là tội ác khủng khiếp nhất, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới hãy tạo dựng một nền an ninh rộng mở không tồn tại vũ khí hạt nhân, hướng tới hạnh phúc của nhân dân dựa trên sự khoan dung và lòng nhân ái của con người.
Thị trưởng Matsui cũng nhắc lại những đau thương to lớn mà nhân dân Nhật Bản đã trải qua, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy trực tiếp thăm nơi mà Mỹ đã trút bom nguyên tử.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh rằng là nước duy nhất trên thế giới bị giội bom nguyên tử trong chiến tranh, Nhật Bản đã thấu hiểu sự mất mát. Chính vì lẽ đó, Nhật Bản có sứ mệnh vô cùng quan trọng là phải thực hiện "Thế giới không có vũ khí hạt nhân", đồng thời cũng có trách nhiệm tuyên truyền sự phi nhân đạo của vũ khí hạt nhân đến với nhân dân toàn thế giới.
Hàng chục nghìn người dân và các chính khách đã tham dự Lễ tưởng niệm
70 năm trước, quân đội Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki theo lệnh của Tổng thống Harry Truman vào những ngày gần cuối của lần thứ 2 tại Nhật Bản. Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima. Sau đó 3 hôm, ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki.
Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Theo ước tính, gần 200.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.
Nhưng theo con số mới nhất mà Thị trưởng công bố trong buổi lễ sáng nay, trong vòng 1 năm trở lại đây đã có thêm 5.359 người dân Nhật Bản chết do hậu quả của bom nguyên tử, đưa số người chết tới nay lên 297.684 người.
Hệ quả và các lập luận biện minh cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật, dư luận cho rằng hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức./.
Theo Bùi Hùng/VOV-Tokyo
Chiến lược "pháo đài bay" B-52 răn đe TQ của Mỹ 2 pháo đài bay B-52 Mỹ tới Úc được coi là một thông điệp chiến lược răn đe các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Hồi đầu tháng Bảy, 2 chiếc "pháo đài bay" B-52 của Mỹ đã thực hiện một sứ mệnh bay tầm xa liên tục tới Úc để tăng cường mối quan hệ hợp tác quân...