Nữ phi công Ảrập chỉ huy phi đội không kích IS
Thật bất ngờ khi chỉ huy của phi đội Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất tham gia các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” IS ở Syria lại là một phụ nữ.
Mariam al- Mansouri là chỉ huy phi đội không kích IS của UAE.
Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, thiếu tá Mariam al-Mansouri, 35 tuổi, đã “dẫn dắt phi đội” chiến đấu cơ của Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) tham gia vào các cuộc không khích hôm thứ ba vừa qua nhằm vào phiến quân IS.
Tuy nhiên, UAE không chính thức xác nhận có nữ phi công tham gia vào phi đội không kích trên.
Thiếu tá Mansouri được cho là nữ phi công lái chiến đấu cơ đầu tiên của UAE. Cô tốt nghiệp trường không quân Khalifa bin Zayed ở Abu Dhabi từ năm 2007 và là một phi công kỳ cựu lái chiến đấu cơ F-16.
Mariam al-Mansouri và các đồng nghiệp trong bức ảnh năm 2013.
Video đang HOT
Washington cho biết UAE, Ảrập Xê-út, Bahrain và Jordan đã tham gia cùng Mỹ không kích IS, nhóm đã chiếm nhiều vùng rộng lớn ở Iraq và miền bắc Syria.
Hôm thứ tư vừa qua Ảrập Xê-út cũng đăng tải ảnh 8 phi công tham gia vào sứ mệnh không kích IS.
Theo báo chí Ảrập, trong số này có con trai của Thái tử Salman bin Abdul Aziz.
Con trai của Thái tử Ảrập Xê-út cũng tham gia không kích IS.
Sự tham gia của Mansouri trong phi đội không kích IS đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trên các mạng xã hội, với người ủng hộ đăng ảnh và bình luận không ngớt về nữ phi công này. “Cô ấy đang tham gia bẻ gãy nanh vuốt của IS”, một phụ nữ bình luận.
Tuy nhiên, những người ủng hộ phiến quân IS lại chỉ trích hành động của Mansouri.
UAE là quốc gia khá bảo thủ và phụ nữ thường mặc trang phục Hồi giáo truyền thống che kín mặt.
Tuy nhiên giới chức trách quốc gia giàu dầu mỏ này đã không ngừng nỗ lực khuyến khích phụ nữ đi tiên phong và nhiều người đã được bổ nhiệm vào các vị trí trong chính phủ.
Trung Anh
Theo Dantri/ AFP
Tàu vũ trụ Ấn Độ vào quỹ đạo sao Hỏa thành công
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm nay thông báo, tàu vũ trụ Mangalyaan của nước này đã thành công trong việc đi vào quỹ đạo quanh sao Hỏa trong lần đầu tiên thực hiện nỗ lực này.
Tàu Mangalyaan đã vào quỹ đạo sao Hỏa hôm nay sau khi được phóng lên hồi tháng 11/2013.
Với thành công trên, Ấn Độ đã trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới đưa một vệ tinh vào quỹ đạo quanh sao hỏa, khi tàu Mangalyaan tới đây để nghiên cứu bầu khí quyển của "hành tinh Đỏ".
"Ấn Độ đã tới sao Hỏa thành công. Chúc mừng tất cả, chúc mừng cả đất nước. Hôm nay đã đi vào lịch sử", Thủ tướng Modi phát biểu từ trung tâm kiểm soát sứ mệnh thuộc Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ ở thành phố thuộc Bangalore miền nam Ấn Độ, nơi sự kiện hôm nay được phát trực tiếp trên truyền hình.
Cũng theo ông Modi, trong số 51 sứ mệnh như vậy được thực hiện trên thế giới, chỉ 21 sứ mệnh là thành công.
Mỹ, châu Âu và Nga trước đó đã đưa tàu thăm dò tới sao Hỏa nhưng Ấn Độ là quốc gia đầu tiên thành công ngay trong lần đầu tiên.
Vệ tinh mới nhất của Mỹ, Maven, cũng tới sao Hỏa hôm 22/9. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng đã chúc mừng các đồng nghiệp Ấn Độ về thành công hôm nay.
Tổng chi phí cho sứ mệnh Mangalyaan chỉ tiêu tốn 74 triệu USD, khiến nó trở thành một trong những sứ mệnh vũ trụ liên hành tinh rẻ nhất trong lịch sử.
Tàu Mangalyaan giờ đây sẽ chụp các bức ảnh về sao Hỏa và nghiên cứu bầu khí quyển của nó.
Một mục tiêu quan trọng của sứ mệnh là tìm khí Mê-tan trong bầu khí quyển sao Hỏa, có thể là dấu hiệu về hoạt động sinh vật học trên và dưới bề mặt "hành tinh Đỏ".
Tàu Mangalyaan được phóng lên từ trung tâm vũ trụ Sriharikota bên bờ Vịnh Bengal hồi tháng 11 năm ngoái.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Lỗ hổng trong cuộc chiến của Mỹ chống IS Cuối tuần qua, Paris đã chủ trì một hội nghị quốc tế để thảo luận về các biện pháp quân sự nhằm tiêu diệt phiến quân &'Nhà nước Hồi giáo' (ISIS hoặc IS) đang hoạt động từ Aleppo cho tới Baghdad. Trung Đông đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi nhanh chóng trong vòng ba năm qua, khi mà cuộc nội chiến...