Hơn 50% học sinh không có động lực học tập
Kết quả khảo sát cho thấy có 7,8% học sinh bỏ học; 21,1 % học sinh có nguy cơ bỏ học; 31% học sinh bị căng thẳng, stress. Thậm chí có đến 53,8% học sinh không có động lực học tập.
Chiều 17-1, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức Hội nghị định hướng nghiệp vụ công tác xã hội trong trường học.
Tại Hội nghị, Phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT đã công bố kết quả khảo sát tại 150 cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố gồm 74 trường THPT, 34 trường THCS, 8 trường tiểu học và 34 cơ sở giáo dục khác về những vấn đề mà học sinh đang gặp phải trong học tập.
Video đang HOT
Học sinh TP.HCM tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh minh họa
Cuộc khảo sát đã được thực hiện từ ngày 20-12 đến ngày 10-1-2018.
Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy có 7,8 % học sinh bỏ học, 21,1 % học sinh có nguy cơ bỏ học, 31% học sinh bị căng thẳng, stress. Đáng nói, có đến 53,8% học sinh không có động lực học tập.
Bên cạnh đó, trước nguy cơ về bạo lực học đường và xâm hại đang lan rộng, khảo sát cho thấy có đến 30% học sinh từng bị xâm hại trên môi trường mạng (đăng hình, thách thức, bêu xấu, hù dọa.. thông qua mạng xã hội), 24,6% học sinh bị bắt nạt, hiếp đáp; 20,8% học sinh bị xâm hại tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, bêu xấu).
Ngoài ra, liên quan đến các hành vi lệch chuẩn của học sinh, khảo sát cho thấy có đến 41,5% học sinh nghiện game và internet; 40,2% học sinh vi phạm nội quy trường học; 6,5% học sinh sử dụng chất gây nghiện, 5,7% học sinh vi phạm pháp luật; 2,8% học sinh từng phá thai; 0,8% học sinh từng có hành vi hủy hoại bản thân mình.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên xuất phát từ bản thân học sinh, môi trường học tập, xã hội và sự thiếu quan tâm từ gia đình.
Theo PLO
Quảng Trị: Thực hiện tốt việc huy động học sinh đến trường
Theo thống kê của Ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị, năm học 2015-2016 số học sinh trong toàn tỉnh bỏ học trên 1.000 em đến nay con số này đã giảm mạnh. Năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 643 học sinh bỏ học.
Để thực hiện được con số trên, trong những năm qua, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã huy động học sinh đến trường, lớp và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học đồng thời phối hợp triển khai thực hiện; nhiều đơn vị đã có những cách làm tích cực, vận dụng nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên tỉ lệ huy động học sinh đến trường khá cao, đặc biệt là ở cấp mầm non và tiểu học.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.
Đối với cấp học mầm non, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo tại tỉnh Quảng Trị năm 2018 đạt 96,0%, cao hơn mặt bằng chung của toàn quốc 4,04% (Toàn quốc: 91,96%).
Học sinh bỏ học giảm mạnh, trung bình giảm 200 em/năm. Năm học 2015-2016 số học sinh trong toàn tỉnh bỏ học trên 1.000 em; đến nay con số này đã giảm rất mạnh; năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 643 học sinh bỏ học.
Để thưc hiện tốt công tác huy động học sinh đến trường, duy trì số lượng, chuyên cần của học sinh, có giải pháp tích cực ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học đã góp phần duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi trên địa bàn tỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp, bậc học.
Theo đó, kết thúc năm 2018, Ngành GD-ĐT đã hoàn thành đạt 3/3 chỉ tiêu về huy động học sinh đến trường góp phần hoàn thành bộ chỉ tiêu cơ bản về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Trị.
Theo congly
Những giải thưởng và xếp hạng quốc tế gọi tên tổ chức giáo dục FPT Chính thức ra mắt năm 2016 song Tổ chức Giáo dục FPT - FPT Edu đã có gần 20 năm đóng góp cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam. "Thương hiệu không phải là một sản phẩm đơn lẻ. Nó là một ý tưởng, một học thuyết, một câu chuyện, là cách bạn thể hiện mình một cách đầy khát vọng và truyền...