Hơn 50 đợt thanh tra các đơn vị, người đứng đầu cơ sở giáo dục
Ngày 22.10, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục, các giám đốc trung tâm GDTX và một số lãnh đạo phòng giáo dục trong năm học 2018 – 2019.
Danh mục các cuộc thanh tra, kiểm tra của Sở GD-ĐT TP.HCM
Theo đó, Thanh tra Sở sẽ kết hợp với các phòng chuyên môn như phòng giáo dục mầm non, tiểu học, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính… thực hiện hơn 50 cuộc thanh, kiểm tra từ nay đến tháng 7.2019.
Đối với khối các trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy thêm học thêm, tư vấn du học, kỹ năng sống, Sở sẽ kiểm tra lần lượt các cơ sở đóng trên địa bàn quận Gò Vấp, quận 12, quận 1, quận Tân Phú, huyện Hóc Môn, quận 2, huyện Nhà Bè. Ở những trung tâm này, đoàn thanh tra của Sở sẽ kiểm tra công tác tổ chức và hoạt động như hồ sơ pháp lý, nhân sự, nội dung chương trình, tổ chức lớp học, công tác an toàn, PCCC…
Ở khối các trường tư thục, dân lập, Sở sẽ tiến hành kiểm tra các trường THPT như: Nam Mỹ, Quốc tế Canada, Tuệ Đức, Đinh Thiện Lý, Sao Việt, Việt Mỹ, Quốc Trí, Nguyễn Khuyến, Đức Trí, Lý Thái Tổ, Bạch Đằng, Nhân Việt, Hưng Đạo, Lạc Hồng, Việt Anh, Khai Minh, Minh Đức, Nguyễn Tri Phương, An Dương vương, Vĩnh Viễn… Phòng Thanh tra Sở thông tin, các đoàn thanh tra sẽ thực hiện thanh tra việc thực hiện quy chế, điều lệ.
Còn ở khối trường THPT công lập, Sở tiến hành thanh tra trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, công tác tuyển sinh, quản lý tài sản, thu chi đầu năm học. Những trường mà Sở tổ chức thanh tra bao gồm: Đa Phước, Bình Hưng Hòa, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Mạc Đĩnh Chi, Bà Điểm, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tất Thành, Gò Vấp, Hàn Thuyên, Hoàng Hoa Thám, Hiệp Bình, An Lạc, Lương Văn Can …
Ngoài ra, cũng trong năm học 2018 – 2019, Sở sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện pháp luật công tác quản lý, chỉ đạo và tham mưu, việc thu chi đầu năm của Hiệu trưởng Trường mầm non 19/5, Trường mầm non Nam Sài Gòn; Trưởng phòng GD huyện Hóc Môn, Phú Nhuận, Thủ Đức; Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An…
Theo thanhnien
Video đang HOT
Xử phạt bằng tiền vi phạm trong giáo dục: Lo ngại tính khả thi
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục chạm tới nhiều vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều ý kiến nghi ngại về tính khả thi của những quy định này.
Quá tải sĩ số là vấn đề nan giải của giáo dục. Ai sẽ bị phạt trong trường hợp này? - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
So với Nghị định 138/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục ban hành năm 2013, đại diện ban soạn thảo dự thảo nghị định mới lý giải cần bổ sung nhiều hành vi vi phạm và tăng mức xử phạt để răn đe và xử lý nghiêm các vi phạm.
Thiếu giáo viên, quá tải sĩ số: phạt ai?
Dự thảo quy định vi phạm quy định về bảo đảm tỷ lệ giáo viên (GV), giảng viên cơ hữu trong các cơ sở giáo dục. Trong đó phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ GV trên lớp, mức phạt từ 2 - 5 triệu đồng ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học; ngoài ra, còn có quy định xử phạt tiền với việc tuyển quá chỉ tiêu, hợp đồng không đúng đối tượng GV...
Một lãnh đạo Sở GD-ĐT ở miền Bắc đặt vấn đề: Hiện nay hầu hết các tỉnh đều thiếu GV, tỷ lệ GV/lớp không đảm bảo quy định, ngành GD-ĐT muốn tuyển mà không được tuyển; nhiều trường thiếu GV buộc phải ký hợp đồng sai quy định. Vậy nếu xử phạt thì xử phạt ai? Mức phạt vài triệu đồng có nói lên điều gì hay chỉ khiến người bị phạt bức xúc thêm trong những trường hợp như vậy?
Nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý, giáo dục Hà Nội, cũng cho rằng việc sĩ số học sinh (HS) tiểu học có nơi lên tới gần 70 HS/lớp do thiếu trường lớp thì phạt ai? Phạt hiệu trưởng vì buộc phải tuyển quá chỉ tiêu so với cơ sở vật chất hiện có hay phạt chính quyền địa phương không chịu xây trường? "Trong cả hai trường hợp này thì phạt ai cũng không đủ thuyết phục", ông Tùng Lâm nói.
Phạt dạy thêm không dễ như quy định
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ (Hà Nội), cho biết việc xử phạt nên có chế tài rõ ràng và có tính răn đe là cần thiết nhưng quan trọng là tính khả thi và cách thức thực hiện. Trên thực tế, Nghị định về xử phạt hành chính trong giáo dục đã ra đời từ năm 2013 đến nay, trong đó có quy định rất rõ những vi phạm đang là vấn đề nhức nhối của giáo dục hiện nay như dạy thêm học thêm tràn lan, tuyển sinh sai quy định... nhưng thử hỏi đã xử lý vi phạm được bao nhiêu vụ, thu được từ phạt hành chính bao nhiêu tiền?
"Tôi thấy rất hiếm. Hơn nữa có những hành vi mà phạt tiền không đủ sức răn đe, họ chấp nhận nộp phạt vì lợi nhuận mà họ thu được từ hành vi vi phạm lớn hơn nhiều mức phạt quy định", ông Vũ thẳng thắn nhận định.
Đọc dự thảo nghị định thì thấy dạy thêm trái với quy định hiện hành là xử phạt tiền, ví dụ như dạy thêm cho HS tiểu học, HS học 2 buổi ngày...
Một phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nội cho biết: "Hiện nay quy định cấm dạy thêm với HS tiểu học đang được hiểu là hoạt động trong nhà trường, còn ngoài nhà trường thì cha mẹ HS vẫn có nhu cầu cho con học thêm ở trung tâm như học thêm tiếng Anh, học thêm toán, văn... theo nhu cầu dự thi đầu cấp ở một số trường đặc thù... Nếu cứ dạy thêm học thêm cho HS tiểu học và HS đã học 2 buổi/ngày như dự thảo nêu thì có lẽ người phản đối đầu tiên sẽ là... phụ huynh".
Một GV trường tiểu học tại Hà Nội băn khoăn về việc lâu nay bà vẫn đi dạy thêm cho một trung tâm có tiếng ở Hà Nội từ lớp 3 trở lên cho HS trên phạm vi toàn thành phố chứ không phải HS mà trường bà giảng dạy. Vậy quy định phạt với hành vi dạy thêm cho HS tiểu học được áp dụng thì bà hoặc trung tâm mà bà ký hợp đồng có bị phạt hành chính hay không?
Nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm cho rằng cấp học nào hay đối tượng nào thì nhu cầu học thêm là nhu cầu có thật và nhiều khi mang tính cá nhân của HS và gia đình. Do vậy, việc xử phạt nếu không khéo sẽ xâm phạm quyền cá nhân. Chỉ có điều, nên quy định rõ GV không được tự ý tổ chức lớp dạy thêm ở trong và ngoài nhà trường nhưng họ có quyền tham gia dạy thêm ở những trung tâm, tổ chức dạy thêm đã được cấp phép và đảm bảo chất lượng. Người học có nhu cầu thì đăng ký học thêm ở những trung tâm độc lập đó.
"Nếu quy định ép buộc học thêm mới bị phạt thì đây là quy định rất mơ hồ vì lớp học thêm nào hỏi ra cũng đều là do "tự nguyện" của người học cả", ông Tùng Lâm nói.
Ông Lê Hồng Vũ cho rằng việc dạy thêm học thêm hiện hành có quy trách nhiệm cho người đứng đầu cơ sở giáo dục nếu GV của mình dạy thêm trái quy định. Do vậy, xử phạt hành chính thì không chỉ phạt người trực tiếp dạy thêm mà phải phạt cả người được giao trách nhiệm quản lý, giám sát...
Ý kiến:
Đã làm sai thì cần phải bị phạt
Cũng như những ngành nghề khác, khi đã làm sai thì cần có những quy định xử phạt đi kèm để hạn chế. Chẳng hạn, chỉ riêng vấn đề dạy thêm học thêm, bên cạnh là một nhu cầu tự nguyện thì có một bộ phận GV ép buộc HS học thêm bằng nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, những biểu hiện tiêu cực cần được ngăn chặn, tuy nhiên việc xử phạt bằng tiền chỉ mới xử lý phần ngọn, về lâu dài cần sự phối hợp giữa chính sách đào tạo và chính sách đãi ngộ.
Nguyễn Văn Ngai (Nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)
Cần hình thức xử phạt mạnh tay hơn phạt tiền
Nếu đã làm sai quy định thì cần phải xử lý và cần có những điều khoản chặt chẽ để xử phạt sao cho đúng. Ngoài phạt tiền, cần hình thức mạnh tay hơn nữa như buộc thôi việc tại trường, như vậy nạn dạy thêm trái quy định sẽ bị triệt tiêu. Chứ chỉ phạt tiền như dự thảo thì vấn nạn dạy thêm sẽ vẫn chỉ như cũ mà thôi.
Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM)
B.Thanh (ghi)
Theo thanhnien
Tuyển sinh khối C vào ngành CNTT: Sẽ yêu cầu trường giải trình nếu thấy bất thường Báo ngày 21.3 có đăng thông tin năm 2018 một số trường ĐH xét tuyển các ngành kỹ thuật, công nghệ bằng khối C. ảnh minh họa Trao đổi với báo ngày 22.3, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GD đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu...