Hơn 400.000 thí sinh đỗ đại học năm 2011
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn, trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Năm nay có 415.282 thí sinh có điểm thi đại học trên sàn. Số thí sinh trúng tuyển NV1 là 206.302. Như vậy, số nguồn tuyển NV2, NV3 năm nay khá lớn”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.
Thưa Thứ trưởng, với mức điểm sàn năm nay, khối A, D là 13, khối B, C là 14 điểm sẽ có bao nhiêu thí sinh trúng tuyển NV1 và có bao nhiêu thí sinh có điểm sàn nhưng không trúng tuyển NV1?
Năm nay có 415.282 thí sinh có điểm thi đại học trên điểm sàn, trong khi đó chỉ tiêu là 266.631. Trong số trên có 206.302 thí sinh trúng tuyển NV1 208.980 thí sinh có điểm thi trên sàn nhưng trượt NV1.
Thông tin trúng tuyển về các khối cụ thể như sau:
Khối A có 195.096 thí sinh có điểm trên sàn. Trúng tuyển NV1 là 117.785 trên tổng số 157.278 chỉ tiêu. Như vậy, số dư còn 77.311 thí sinh.
Khối B, số thí sinh có điểm thi trên sàn là 114.441. Số thí sinh trúng tuyển NV1 là 28.567 trên tổng số 29.571 chỉ tiêu. Số dư là 85.874 thí sinh.
Khối C, số thí sinh có điểm từ sàn trở lên là 28.221. Số thí sinh trúng tuyển NV1 là 17.400 trên tổng số 23.538 chỉ tiêu. Số dư là 10.821 thí sinh.
Khối D, số thí sinh có điểm trên sàn là 77.524. Số thí sinh trúng tuyển NV1 là 42.550 trên tổng số 56.244 chỉ tiêu. Số dư là 34.974 thí sinh.
Video đang HOT
Như vậy, còn 208.980 thí sinh có điểm thi trên sàn không trúng tuyển NV1. Đây là nguồn tuyển NV2.NV3 rất lớn dành cho các trường đại học.
Với nguồn tuyển NV2, NV3 lớn như vậy, nhưng trao đổi với Dân trí, lãnh đạo của nhiều trường đại học ngoài công lập (NCL) vẫn lo thiếu nguồn tuyển. Theo Thứ trưởng liệu các trường NCL hay các trường đại học vùng năm nay có tuyển đủ chỉ tiêu không trong khi đó tâm lý của nhiều thí sinh không muốn về địa phương học và muốn học đại học ở các thành phố lớn?
Với mức điểm sàn năm nay, Bộ GD-ĐT đã tính toán khá kỹ về số lượng thí sinh dự thi đại học ở các vùng miền trong cả nước để chuyển dịch thí sinh về địa phương học.
Với những trường đại học ở các vùng khó khăn ,miền núi, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu long còn thiếu chỉ tiêu NV1 năm nay có nhiều nguồn tuyển. Bởi, số thí sinh trên điểm sàn ở các vùng này cao hơn số lượng chỉ tiêu mà các trường cần tuyển.
Cụ thể, khối D, ở các trường vùng núi phía Bắc, số lượng thí sinh ở các vùng này không trúng tuyển ở các trường đại học Hà Nội mà có điểm thi trúng tuyển ở các trường đại học khu vực Tây Bắc cao gấp 10 lần.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, với các khối A,B,C,D, số thí sinh có hộ khẩu dự thi đại học ở TPHCM có điểm thi bằng điểm ở các trường địa phương cao gấp đôi số lượng chỉ tiêu mà các trường cần tuyển.
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học NCL số lượng thí sinh vào trường ngày càng ít đi, thậm chí có trường chỉ tuyển được 25% số lượng chỉ tiêu được giao. Với những trường như vậy, Bộ sẽ giải quyết thế nào?
Năm nay, Bộ đã để số lượng thí sinh dư rất nhiều so với chỉ tiêu giao cho các trường. Do vậy, còn lại là vấn đề của các trường tạo sức hút như thế nào với các thí sinh.
Những trường đại học mấy năm tuyển được ít thí sinh thì cần phải xem lại chiến lược hoạt động. Lập trường đại học không đơn giản như thành lập doanh nghiệp. Nếu không đủ uy tín thì khó thu hút được người đến học. Cần phải thay đổi chiến lược đào tạo, lấy uy tín từ từ, phải có quá trình đào tạo như thực hiện đào tạo từ trung cấp lên cao đẳng rồi mới đào tạo đại học.
Trong năm tới, Bộ sẽ siết chặt việc giao chỉ tiêu tuyển sinh. Với những trường đại học 3 năm liền không tuyển đủ chỉ tiêu được giao, Bộ sẽ cắt giảm chỉ tiêu để chuyển sang những trường đại học khác. Với những trường đại học 3 năm liền không tuyển sinh được sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.
Bộ GD-ĐT phải làm vậy là vì nhiệm vụ của Bộ là phải cầm trịch về chất lượng đào tạo của các trường đại học đặc biệt là đầu vào, thực hiện theo đúng Nghị quyết 50 của Quốc hội là đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Dân Trí
Trúng tuyển NV1 có được xét tuyển NV2?
Thích nghề phiên dịch viên nên thi trường nào, có xét ngoại hình,chiều cao không? Trúng tuyển NV1 có được xét tuyển NV2? Ngành Quản lý Công nghiệp có dễ xin việc? Xin dấu của công an xã ghichức danh bằng bút viết được không?
Em đăng kí dự thi Trường ĐH Mỏ Địa Chất vào ngành Mỏ. Em muốn học tại phân hiệu của trường ở Bà Rịa- Vũng Tàu nhưng không biết có đào tạo ngành Mỏ hay không?Nếu muốn học tại Bà Rịa - Vũng Tàu thì em phải làm những thủ tục gì? (daragontooth_qn@yahoo.com.vn)
Tại phân hiệu Bà Rịa- Vũng Tàu của ĐH Mỏ - Địa chất không đào tạo ngành Mỏ, nếu muốn học ngành này em phải ra Hà Nội để học.
Em hiện là học sinh lớp 12. Em có đăng kí thi ĐH Kinh doanh và công nghệ khối A, Học viện Ngân hàng khối D. Em cũng muốn xét tuyển vào hệ cao đẳng của Học viện ngân hàng khối A. Em có phải làm thêm 1 bộ hồ sơ xét tuyển vào hệ cao đẳng khối A của Học viện ngân hàng không trong trường hợp em không muốn học ở trường đại học kinh doanh và công nghệ? (thuychibui.93@gmail.com)
Như vậy NV1 của em là ở ĐH Kinh doanh và Công nghệ, nếu em đỗ vào trường, theo nguyên tắc nhà trường không đồng ý cho em đi trường khác. Trong trường hợp em không đủ điểm vào ĐH Kinh doanh và Công nghệ mà bằng điểm sàn của Bộ thì em được quyền lấy kết quả thi đó để xét tuyển vào hệ CĐ của Học viện Ngân hàng.
Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc xét tuyển em nên thi vào Học viện Ngân hàng khối A, nếu không trúng tuyển hệ ĐH, điểm thi trên điểm sàn của Bộ, em đăng ký xét tuyển vào hệ cao đẳng của trường sẽ thuận lợi hơn. Trong trường hợp này, em vẫn có thể xét tuyển sang ĐH Kinh doanh và Công nghệ nếu trường đó còn chỉ tiêu và xét tuyển NV2. Em nên cân nhắc kỹ.
Em thi khối D, nhưng em muốn hỏi muốn trở thành phiên dịch viên nên thi trường nào, nghề này có xét ngoại hình, chiều cao không? Và cao bao nhiêu, yêu cầu về ngoại hình như thế nào? Tỉ lệ có việc làm cao không ạ? Có thể làm việc trong những cơ quan, xí nghiệp nào ở Việt Nam (đặc biệt là TPHCM). Liệu áp lực công việc có lớn lắm không? (thienduongofme94@yahoo.com.vn)
Em thi vào ngành phiên dịch ở các trường ĐH, CĐ đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ, em ở trong Nam nên thi vào trường ĐH Khoa học XH NV - ĐH Quốc gia TP.HCM , ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM...Theo Ban tư vấn được biết, ngành này chưa xét ngoại hình.
Nghề này đang là nghề "nóng" trên thị trường nên em không phải lo thất nghiệp. Nếu các cơ quan, xí nghiệp có đối tác nước ngoài cần phiên dịch thì họ sẽ tuyển. Tuy nhiên, nghề phiên dịch viên áp lực công việc rất lớn. Do công việc chuyển đổi văn bản nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch nói phải chịu sức ép rất lớn về thời gian, phản ứng rất nhanh và gần như không có thời gian để suy nghĩ cân nhắc về từ ngữ.
Em là một thí sinh tự do. Hôm nay em đi nộp hồ sơ tại trường Học Viện Ngân Hàng, nhưng lại không được nhận bởi vì phần xác nhận của công an xã em đang cư trú có đóng dấu đỏ nhưng lại không có ghi chức danh, em gọi điện hỏi công an xã thì xã của em đang cư trú không có dấu đỏ ghi chức danh. Vậy cho em hỏi hội đồng tuyển sinh là em xin dấu của công an xã và có ghi rõ chức danh bằng bút viết được không ạ? Mong hội đồng trả lời giúp em, vì bây giờ em đang rất lo lắng. Em xin cảm ơn! (tranghahuyen2112@gmail.com)
Khi đóng dấu đỏ xác nhận thì phải có chữ ký và ghi rõ họ tên của người có thẩm quyền. Do vậy, trên hồ sơ ĐKDT của em ghi tên và chức danh của người xác nhận hồ sơ bằng bút viết rồi đóng dấu đỏ là được.
Em sinh ra không may bị khuyết tật 2 bàn tay (do di chứng của thuốc kháng sinh), năm nay em thi đại học và đăng kí ngành Quản lý công nghiệp của trường ĐH Kĩ thuật Công nghiệp Thái nguyên. Xin quý báo tư vấn cho em ngành này có đối với em có dễ xin việc không và em có thể đăng ký vào những ngành nào khác có khả năng xin việc cao hơn không ạ? (tung.tnutvn@yahoo.com.vn)
Xin việc dễ hay khó còn phụ thuộc vào bản thân người học, có thể dễ với người này nhưng khó với người khác. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động. Nếu em yêu thích ngành Quản lý Công nghiệp, khi vào trường em hãy học thật tốt, cơ hội việc làm sẽ mở rộng với em. Trong trường hợp em không trúng tuyển NV1 vào ngành này em có thể xét tuyển sang các ngành kinh tế vì ngành kinh tế cơ hội việc làm cũng nhiều.
Ban tư vấn tuyển sinh
Theo Dân Trí
Ngành Sư phạm đang mất dần vị thế của mình Những năm gần đây, lượng thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành sư phạm năm sau luôn giảm so với các năm trước. Không ít khối, ngành sư phạm trong tình trạng số lượng thí sinh nộp hồ sơ còn thấp hơn cả chỉ tiêu. Chẳng hạn như trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, năm 2008, tỉ...