Hơn 4.000 thí sinh so tài trong kỳ thi HSG quốc gia 2012
Hôm nay, hơn 4.000 HS bước vào ngày thi đầu tiên của kì thi HSG quốc gia năm 2012. Kì thi năm nay có nhiều đổi mới trong quy chế, như các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh.
Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi. Ngoài ra HS đạt giải trong kỳ thi năm nay ngoài việc được cấp giấy chứng nhận và được khen thưởng, được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm nay có 4.161 thí sinh dự thi. Trong đó môn Sinh có nhiều HS tham dự nhất với 538 em, tiếp đến là môn Hóa – 524 em. Môn Văn – 512 em; các môn Toán, Lý, Địa có 496 em…
Để đảm bảo công tác coi thi Bộ GD-ĐT đã điều động 1.233 giám thị làm nhiệm vụ. Trước đó Bộ đã có công văn khẩn yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc quy chế thi bên cạnh đó nhấn mạnh: “Tuyệt đối không cử những người tham gia tập huấn, luyện thi cho các đội tuyển dưới bất kì hình thức nào tham gia công tác chuyên môn của kì thi”.
Ngoài ra Bộ cũng đã có công văn bổ sung hướng dẫn tổ chức thi nói trong môn Ngoại ngữ ở kì thi HSG Quốc gia năm nay. Theo đó mỗi thí sinh thực hiện phần thi nói trong 10 phút, gồm 7 phút chuẩn bị câu trả lời và 3 phút trả lời ghi âm (trước đó Bộ GD-ĐT quy định là 15 phút).
Kì thi HSG Quốc gia sẽ diễn ra trong hai ngày. Ngày 11/1, các Hội đồng coi thi tổ chức buổi thi viết cho các môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và buổi thi lập trình trên máy vi tính cho môn Tin học.
Video đang HOT
Vào ngày 12/1, các Hội đồng coi thi tổ chức buổi thi viết cho các môn Toán, Vật Lý, Hóa học, Sinh học; buổi thi lập trình trên máy vi tính cho môn Tin học và buổi thi nói cho các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Nhiều thay đổi trong thi tốt nghiệp THPT
Những thay đổi trong dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2012 đã cho thấy Bộ GD-ĐT đang hướng tới một kỳ thi nhẹ nhàng, không gây căng thẳng, tốn kém cho thí sinh.
Trả lại quyền cho địa phương
Một số chuyên gia và lãnh đạo sở GD-ĐT ví von việc Bộ GD-ĐT giao cho các địa phương tự quyết định tổ chức thi tốt nghiệp, không bắt buộc thi theo cụm, bỏ chấm chéo giữa các tỉnh thành, bỏ thanh tra ủy quyền của Bộ... là hành động "trả lại tên cho em". Đây thực chất là việc của các sở nhưng lâu nay Bộ vẫn "ôm".
Khi giao kỳ thi cho địa phương chắc chắn họ sẽ phải làm tốt hơn bởi lúc đó trách nhiệm của giám đốc Sở GD-ĐT nặng nề hơn Ông HOÀNG ĐỨC MINH - Phó giám đốc sở GD-ĐT Lai Châu
Ông Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), quả quyết: "Việc bỏ thi cụm, chấm chéo và giao tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các sở GD-ĐT là điều nên làm. Việc tổ chức kỳ thi có nghiêm túc hay không phải xuất phát từ phía cơ sở chứ không phải từ Bộ
GD-ĐT". Ông Cương nói: "Nếu một hội đồng thi nào đó có ý định tiêu cực thì dù Bộ GD-ĐT có cử mật độ thanh tra dày đến đâu cũng không có tác dụng. Bên cạnh đó, lớp 1 đến 12 đều do địa phương quản lý từ khâu tuyển đầu vào cho đến giảng dạy thì không có lý gì đến khâu cuối cùng là tổ chức thi tốt nghiệp THPT, Bộ lại phải can thiệp vào". Đồng tình, ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng: "Thi cụm, chấm chéo không thật sự là giải pháp mạnh mang lại hiệu quả tích cực, vì nếu muốn người ta vẫn có thể tiêu cực bình thường".
Điều này cũng đã được chính địa phương thừa nhận. Ông Ngô Văn Hợi, Phó giám đốc sở
GD-ĐT Quảng Ninh, bày tỏ sự ủng hộ khi khẳng định: "Giao cho các sở nghĩa là chúng tôi sẽ phải chịu áp lực hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là việc chịu trách nhiệm của các cấp quản lý và những khâu hậu cần của kỳ thi. Còn đối với thí sinh chắc chắn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn về mặt tâm lý". Ông Hoàng Đức Minh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu, cũng cho rằng: "Việc Bộ có chủ trương sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT như dự thảo đưa ra là điều hết sức hợp lý. Khi giao kỳ thi cho địa phương chắc chắn họ sẽ phải làm tốt hơn bởi lúc đó trách nhiệm của giám đốc sở GD-ĐT nặng nề hơn".
Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 tại Hà Nội.
Chấm thi lại nếu kết quả bất thường
Điều mà dư luận quan tâm là khi giao việc chủ động tổ chức kỳ thi cho địa phương, Bộ GD-ĐT sẽ làm thế nào để đảm bảo rằng tiêu cực sẽ không diễn ra tràn lan như trước khi thực hiện cuộc vận động "hai không" (Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục - PV)?
Dự kiến sửa đổi 19 điều Theo dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT đang công bố để xin ý kiến dư luận có 19 điều dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung. Trong đó, có nội dung đáng chú nhất là bỏ chấm đổi chéo bài thi tự luận giữa các địa phương (Hội đồng chấm thi của địa phương nào sẽ trực tiếp chấm bài tự luận của thí sinh địa phương ấy). Bộ cũng dự kiến thay đổi 2 quy định quan trọng khác: Không bắt buộc các địa phương phải tổ chức thi theo cụm trường mà giao quyền chủ động cho các giám đốc sở; bỏ thanh tra ủy quyền của Bộ, thay vào đó giao quyền cho các giám đốc sở tự thành lập các đoàn thanh tra. TUỆ NGUYỄN
Ông Văn Như Cương cho rằng: "Có rất nhiều hình thức để Bộ GD-ĐT giám sát, qua đó phân tích đánh giá khâu tổ chức thi của từng địa phương. Chẳng hạn như Bộ GD-ĐT có Cục Công nghệ thông tin, đây là đơn vị đầu mối của mọi số liệu. Hằng năm dựa trên số liệu điểm thi của hai kỳ thi (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ), có thể đánh giá phần nào tính trung thực, khách quan của các địa phương. Vấn đề mấu chốt đặt ra là Bộ GD-ĐT phải xử lý mạnh tay đối với những người chịu trách nhiệm ở địa phương có tình trạng gian lận".
Còn theo Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, để không còn áp lực thành tích thì chính quyền các địa phương cũng cần phải có quan niệm đúng về kết quả thi. Hiện nay một số lãnh đạo địa phương vẫn đặt ra chỉ tiêu đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hằng năm, chính yếu tố này đã tạo sức ép cho ngành GD-ĐT, khiến họ đôi khi vì thành tích mà phải chấp nhận tiêu cực trong thi cử. "Nếu không có sức ép từ phía UBND các tỉnh, không yêu cầu tỷ lệ tốt nghiệp phải cao hơn chất lượng GD-ĐT ở địa phương đó thì tôi tin tiêu cực sẽ tự giảm", ông Hạc nói.
Để trấn an, ông Bùi Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cũng khẳng định: "Khi quyết định phân cấp tất nhiên Bộ cũng sẽ gắn liền với tăng cường trách nhiệm, tinh thần rõ là giao chứ không buông. Khi có vấn đề xảy ra phải có người chịu trách nhiệm cụ thể. Tránh tình trạng có sự cố xảy ra nhưng không biết quy trách nhiệm cho ai". Khi quy chế ban hành, khâu thanh tra cũng giao cho sở GD-ĐT, tuy nhiên Bộ vẫn quản lý, giám sát và thanh tra đột xuất những điểm nóng. Với những tỉnh có kết quả thi cao sẽ có kiểm tra, chấm thẩm định lại...
Theo TNO
Học sinh giỏi có thể được tuyển thẳng vào đại học Bộ trưởng GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư về việc ban hành quy chế thi chọn học sinh giỏi thay thế quy chế hiện hành, trong đó học sinh giỏi quốc gia được tuyển thẳng vào đại học. Dự thảo được đưa ra khi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2012 sắp bắt đầu. So với quy chế...