Hơn 400 giáo viên hợp đồng của Nghệ An đang chờ được đặc cách
Việc tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng là chủ trương vừa được Bộ Nội vụ đưa ra. Nhưng xét trong điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn.
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm này toàn tỉnh đang còn hơn 700 cán bộ, nhân viên, giáo viên thuộc ngành giáo dục đang thuộc diện hợp đồng ở 21 huyện, thành, thị. Trong đó, riêng đối tượng là giáo viên có 434 người với 80 giáo viên ở bậc mầm non, 187 giáo viên ở bậc tiểu học và 167 giáo viên ở bậc THCS và tập trung chính ở các huyện, ở các đơn vị là Cửa Lò, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành…
Liên quan đến việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 do Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa ký, đồng ý chủ trương cho phép các địa phương thực hiện xét đặc cách đối với số giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Một thầy giáo đã dạy hợp đồng hơn 10 năm ở huyện Diễn Châu nhưng lại không có cơ hội tuyển dụng đặc cách vì chỉ là giáo viên hợp đồng trường. Ảnh: Mỹ Hà
Hiện Nghệ An đang dự thảo để ra văn bản hướng dẫn nhưng qua trao đổi với đại diện Sở Nội vụ thì việc xét đặc cách đang còn nhiều khó khăn. Cụ thể, theo như hướng dẫn thì đối tượng đặc cách phải là đối tượng ký hợp đồng lao động với huyện từ năm 2015 trở về trước, có đóng bảo hiểm và thời điểm ký hợp đồng địa phương phải có chỉ tiêu biên chế nhưng chưa tuyển dụng. Thực tế cũng cho thấy, đối tượng này hiện nay không nhiều và do thừa giáo viên nên nhiều địa phương hơn 10 năm nay không có chỉ tiêu biên chế.
Qua quá trình triển khai cũng dự báo có nhiều khó khăn bởi lẽ trước đây sau khi tỉnh có chủ trương không được ký hợp đồng, một số địa phương đã cắt hợp đồng với giáo viên hợp đồng huyện. Vì thế, hiện có không ít giáo viên công tác từ 5 năm trở lên nhưng hiện nay lại là giáo viên hợp đồng ngắn hạn, thỉnh giảng ở các nhà trường không được đóng bảo hiểm.
Hiện, có nhiều địa phương, thời gian qua do thừa giáo viên đã điều chuyển nhiều giáo viên tiểu học và THCS thuộc diện hợp đồng xuống dạy bậc mầm non. Vây, các đối tượng này nếu hiện tại có nguyện vọng được trở lại đúng bậc học của họ thì liệu có được xem xét?
Video đang HOT
Hiện huyện miền núi Kỳ Sơn đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên. Ảnh: Mỹ Hà
Về tuyển dụng đặc cách giáo viên, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Để tạo thuận lợi cho giáo viên nên đặc cách cả với những giáo viên ký trước 2015, có hợp đồng dài hạn và hiện huyện đang còn chỉ tiêu biên chế (không nên tính chỉ tiêu ở thời điểm giáo viên ký hợp đồng). Nếu vậy thì cơ hội cho các giáo viên sẽ nhiều hơn thay vì như hiện tại dù đã có cơ chế, nhưng cơ hội thì đang bị “bó” lại vì không phù hợp với điều kiện thực tế.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Khắp nơi thiếu giáo viên
Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là dù cắt giảm biên chế nhưng ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên. Dù vậy, năm học mới đã diễn ra hơn một tháng nhưng nhiều nơi vẫn chưa tuyển đủ giáo viên.
Giáo viên hợp đồng H.Sóc Sơn (Hà Nội) buộc phải chấm dứt hợp đồng dù các trường vẫn thiếu giáo viên - Ảnh: Thanh Hùng
Thiếu giáo viên nhưng phải cắt hợp đồng
Thực hiện Nghị định 161 sửa đổi quy định về tuyển dụng, sử dụng viên chức, công chức, từ năm nay các địa phương phải chấm dứt, giải quyết dứt điểm vấn đề hợp đồng dạy học đối với giáo viên (GV). Điều này khiến nhiều địa phương đang rất khó xử trong việc "giải quyết" số GV hợp đồng còn tồn đọng, gây ra những bức xúc thời gian gần đây. Đặc biệt là Hà Nội với gần 11.000 GV hợp đồng, hầu hết đang làm đúng vị trí, nếu thiếu họ nhà trường phải tuyển mới.
Thực hiện nghị định, một số trường ở Hà Nội phải chấm dứt hợp đồng với GV để những người này chờ thi tuyển. Trong khi đó, số GV mới chưa được tuyển, hậu quả là các trường này thiếu GV đứng lớp, dẫn đến một số trường phải dồn, ghép lớp. Có trường dồn từ 44 xuống 39 lớp, khiến các lớp học quá tải; có trường thì GV phải dạy quá nhiều giờ so với quy định...
Nhiều tỉnh thiếu hàng ngàn giáo viên
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, có nhiều tỉnh thiếu hàng ngàn GV như: Kiên Giang (1.008), TP.HCM (1.290), Bình Dương (2.811), Đồng Nai (1.762), Gia Lai (2.572), Nghệ An (1.939), Thanh Hóa (2.877), Nam Định (1.169), Thái Bình (3.167), Hưng Yên (1.742), Hải Dương (1.823), Bắc Ninh (1.479), Vĩnh Phúc (2.300), Bắc Giang (1.019), Sơn La (3.355)...
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, TP sẽ tổ chức thi để tuyển gần 11.000 GV, đúng bằng số GV hợp đồng hiện nay, nhưng không phải là để hợp thức hóa số GV hợp đồng sẵn có. GV nào đang hợp đồng nhưng thi tuyển không đỗ cũng sẽ chấm dứt hợp đồng.
Trong khi đó, nhiều địa phương thiếu GV vì không có định biên hoặc thiếu nhiều so với nhu cầu. Theo Sở GD-ĐT Thanh Hóa, tỉnh này thiếu 2.783 GV mầm non, 1.753 GV tiểu học; khối THPT thiếu 280 GV và hơn 200 nhân viên hành chính. Theo Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, nếu tỉnh này tuyển đủ số GV mầm non được giao với định mức 2 GV/lớp thì bậc mầm non toàn tỉnh có 4.885 GV, tương đương việc sẽ tuyển sinh được 2.442 nhóm lớp, với tổng số 75.303 trẻ theo kế hoạch (trong đó có 71.628 trẻ mẫu giáo, 3.675 trẻ nhà trẻ). Tuy nhiên, do thiếu GV nên Hà Tĩnh sẽ phải cắt giảm các nhóm lớp nhà trẻ (độ tuổi từ 24 - 36 tháng tuổi), điều này đồng nghĩa với việc các trường sẽ tạm dừng tuyển sinh trẻ ở độ tuổi này, đồng thời ghép nhóm lớp ở một số trường...
Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, đến năm học này, toàn quốc thiếu hơn 49.000 GV mầm non, do từ năm 2015 đến nay, số lượng trẻ mầm non tăng nhanh (tăng hơn 1,2 triệu trẻ; tức tăng thêm hơn 41.000 nhóm/lớp và cần thêm khoảng hơn 80.000 GV). Tuy nhiên, số lượng GV được tuyển dụng hằng năm chưa tương xứng với số trẻ tăng thêm, trong khi mỗi năm toàn quốc có khoảng 3.000 GV nghỉ hưu. Công tác tuyển dụng tại một số địa phương còn chậm, chưa kịp thời đáp ứng được quy mô trường, lớp tăng hằng năm. Một số địa phương chưa đáp ứng kịp do thiếu biên chế, thiếu kinh phí, vướng mắc về tính pháp lý khi ký hợp đồng lao động.
Báo cáo của Bộ GD-ĐT cho biết, nhiều tỉnh còn thiếu GV mầm non, phổ thông theo định biên quy định một số địa phương thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành giáo dục khá cứng nhắc, chưa gắn với quy mô phát triển dân số (hằng năm cắt giảm theo lộ trình để đến năm 2021 giảm 10%), do vậy không có biên chế để tuyển mới, dẫn đến thiếu GV, nhất là GV mầm non. Qua kiểm tra, nhiều địa phương chưa thực hiện hết số biên chế được giao trong khi vẫn còn tồn tại tình trạng hợp đồng GV (như các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Nam Định).
Khó đảm bảo chất lượng
Trước năm học mới, Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chính trị giao bổ sung biên chế cho 17 tỉnh tăng cơ học về quy mô học sinh và 5 tỉnh Tây nguyên (bổ sung 20.300 biên chế GV mầm non cho 14 địa phương có tăng dân số cơ học và 5 tỉnh Tây nguyên). Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và
Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết việc bổ sung thêm 20.300 GV giải quyết được tình trạng thiếu, nhưng với định mức như quy định thì chưa đủ. Đảm bảo định mức thì mới đảm bảo được chất lượng, nếu định mức GV/lớp là tối thiểu thì khó đảm bảo chất lượng dạy và học.
Ông Minh cho rằng để đảm bảo chất lượng giảng dạy, ngành đang cùng các địa phương thực hiện nhiều giải pháp. Bộ GD-ĐT đã có một cơ sở dữ liệu về thực trạng đội ngũ GV ở các vùng miền, các tỉnh, ở tất cả bộ môn và có "bức tranh" thừa thiếu GV. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có công văn thể hiện toàn bộ bức tranh về thừa thiếu nhu cầu GV để làm kênh cho Bộ Nội vụ có cơ sở tiếp tục đề xuất, bổ sung; đặc biệt là những vùng khó khăn, có khu công nghiệp, tăng trưởng nóng và cả những vùng trũng. Đây là việc sẽ phải làm từng bước.
Về số GV hợp đồng như kể trên, ông Minh cho rằng đây là vấn đề lịch sử, do một giai đoạn dài các tỉnh không được giao biên chế nên khi không có đủ GV phải ký hợp đồng để có định mức tối thiểu. Trong chỉ đạo của Thủ tướng, khi giao 20.300 biên chế GV mầm non thì cũng yêu cầu các địa phương chấm dứt hợp đồng. Nhưng trong quá trình chấm dứt, khi có chỉ tiêu cũng cần quan tâm đến cả đối tượng lao động hợp đồng một cách thỏa đáng.
Theo Thanh niên
Tuyển dụng viên chức giáo dục Hà Nội: Yêu cầu các giáo viên tự đối chiếu các tiêu chuẩn, điều kiện của mình Hà Nội đề nghị các đơn vị rà soát, yêu cầu các giáo viên tự đối chiếu các tiêu chuẩn, điều kiện của mình với Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ và tiêu chuẩn Thành phố đã hướng dẫn, trên cơ sở đó, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo giải quyết dứt điểm trong năm 2019. Thông tin được đưa ra tại...