Hơn 40 ngân hàng, tổ chức tài chính diễn tập phòng chống cách tấn công mạng mới
Gần 200 cán bộ, chuyên gia trực tiếp đảm bảo an toàn thông tin tại hơn 40 ngân hàng và công ty tài chính vừa tham gia cuộc diễn tập trực tuyến chủ đề ‘Phòng chống cách thức tấn công mới vào hệ thống ngân hàng’.
Chương trình diễn tập an toàn thông tin khối ngân hàng năm 2020 được thực hiện theo hình thức online, với số lượng đơn vị và thành viên tham gia đông đảo.
Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian gần đây, các vụ tấn công mạng nhằm vào ngân hàng, tổ chức tài chính ngày càng gia tăng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Dù đã được đầu tư rất nhiều giải pháp an toàn an ninh mạng, các hệ thống phòng thủ đa lớp, tuy nhiên do phương thức thủ đoạn của tội phạm mạng ngày càng tinh vi nên việc phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công vẫn là thách thức lớn đối với ngành ngân hàng.
Trước nguy cơ các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, việc luyện tập ứng cứu và chủ động phát hiện sớm trước khi các cuộc tấn công mạng xảy ra là vô cùng cần thiết.
Để nâng cao năng lực và kỹ năng ứng cứu trước các sự cố mới về an toàn thông tin mạng cho đội ngũ chuyên trách CNTT và quản trị hệ thống tại các đơn vị trong ngành ngân hàng, hôm nay, ngày 20/6/2020, Cục CNTT – Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng Công ty cổ phần An ninh mạng Việt Nam ( VSEC) tổ chức diễn tập an toàn thông tin cho hơn 40 ngân hàng, công ty tài chính trong nước.
Video đang HOT
Có chủ đề “Phòng chống cách thức tấn công mới vào hệ thống ngân hàng”, chương trình diễn tập an toàn thông tin năm nay là lần diễn tập thứ bảy của các đơn vị trong ngành Ngân hàng trong thời gian 5 năm qua.
Tuy nhiên, khác với các năm trước, do ảnh hưởng của dịch bệnh, thực hiện đúng chủ trương của nhà nước cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thí sinh tham dự, sự kiện diễn tập an toàn thông tin năm nay lần đầu tiên được thực hiện dưới hình thức online.
Theo đó, các đơn vị sẽ trực tiếp thực hiện các thử thách trên hệ thống thao trường điện tử của Công ty VSEC. Đây là hệ thống giả lập, mô phỏng môi trường mạng và các hệ thống thông tin vận hành trong thực tế.
Cac thành viên trong mỗi đội tham gia diễn tập được nhập vai thành các nhân vật trong kịch bản mô phỏng để tiến hành xử lý sự cố tấn công mạng.
Khung kịch bản năm nay được xây dựng dựa trên một loại phương thức tấn công mới đang được các tin tặc khai thác thực hiện nhiều vào các hệ thống thông tin của ngân hàng trên thế giới hiện nay. Với hình thức tấn công này, tin tặc có thể lấy được toàn bộ cơ sở dữ liệu của khách hàng bao gồm thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch cũng như số dư tài khoản…
“Kịch bản tình huống sự cố trong Chương trình diễn tập an toàn thông tin khối ngân hàng 2020 được đảm bảo bí mật cho đến thời điểm diễn tập nhằm bảo đảm tính khách quan và đánh giá khả năng thực chiến của các đội ngân hàng tham gia diễn tập”, đại diện Ban tổ chức cho biết.
Theo kịch bản, thành viên trong mỗi đội tham gia diễn tập được nhập vai thành các nhân vật trong kịch bản mô phỏng để tiến hành xử lý sự cố tấn công mạng từng bước theo quy trình, giảm thiểu thiệt hại, ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp diễn, nhưng vẫn đảm bảo hệ thống vận hành bình thường.
Tiếp đó, các đội sẽ phải thực hiện tấn công lại vào hệ thống được mô phỏng để hiểu rõ về cách thức tin tặc đang lợi dụng khai thác, đảm bảo rằng đội ứng cứu sự cố sẽ nắm được nguyên lý tấn công. “Việc này sẽ giúp cho đội ứng cứu biết được thiệt hại, xác định được nguồn gốc, mức độ, phạm vi ảnh hưởng đang xảy ra của cuộc tấn công. Từ đó xây dựng các biện pháp giảm thiểu thiệt hại”, đại diện Ban tổ chức chia sẻ thêm.
Cảnh báo tin tặc lợi dụng Covid-19 tấn công mạng cơ quan nhà nước, ngân hàng
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) vừa có văn bản gửi đến các cơ quan nhà nước, tập đoàn, ngân hàng... cảnh báo nguy cơ tấn công mạng.
Nguy cơ các cuộc tấn công mạng có chủ đích vào các cơ quan nhà nước, các ngân hàng
Theo Cục An toàn thông tin, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, nhiều nhóm APT (tin tặc) đang tăng cường hoạt động để thực hiện tấn công vào hệ thống thông tin của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, các nhóm APT này bắt đầu cuộc tấn công bằng cách đính kèm mã khai thác điểm yếu, lỗ hổng vào các tập tin tài liệu và phát tán tập tin này qua thư điện tử.
Tuy nhiên, tài liệu lợi dụng để phát tán mã độc thường ở mỗi thời điểm được lựa chọn kỹ lưỡng, thường là tài liệu được nhiều người quan tâm hoặc người dùng mục tiêu quan tâm như văn bản, tài liệu của các cơ quan tổ chức, gần đây là các tài liệu liên quan đến phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Cục An toàn thông tin đề nghị các đơn vị, tổ chức kiểm tra, rà soát và khắc phục các lỗ hổng bảo mật trên tất cả các hệ thống bao gồm cả các máy tính cán bộ nhân viên sử dụng để làm việc, đặc biệt lưu ý các lỗ hổng đã và đang bị lợi dụng để khai thác cài cắm mã độc vào máy tính người dùng.
Đồng thời, cập nhật dấu hiệu cho các giải pháp bảo mật để giám sát, phát hiện và ngăn chặn sớm các nguy cơ tấn công mạng nguy hiểm và tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị tấn công liên quan đến các nhóm APT.
Cục An toàn thông tin cũng đưa ra một số nhóm APT có mục tiêu tấn công vào Việt Nam như Goblin Panda, Mustang Panda, Gothic Panda...
Xóa thông tin cá nhân trên Internet - Nhiệm vụ bất khả thi Trong thời đại mà mọi người đua nhau đưa mọi thông tin lên mạng, từ trạng thái mối quan hệ cho tới địa điểm mình đang đi du lịch, thì việc ẩn danh trong thời đại Internet là điều dường như không thể, kể cả trong một thời gian ngắn. Dấu vết cá nhân trên thế giới mạng Theo kênh BBC, trong thế...