Hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã tiêm vắc xin Trung Quốc
Hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã được tiêm vắc xin hãng Sinovac của Trung Quốc. Hầu hết bác sĩ không có triệu chứng, nhưng cũng có hàng chục bác sĩ phải nhập viện với các triệu chứng như sốt cao.
Ông Jeje Jaenudin, 68 tuổi, được tiêm liều vắc xin COVID-19 đầu tiên của hãng Sinovac (Trung Quốc) tại huyện Cianjur, tỉnh Tây Java, Indonesia hôm 15-6 – Ảnh: REUTERS
Hãng Reuters ngày 17-6 đưa tin hơn 350 bác sĩ Indonesia mắc COVID-19 dù đã được tiêm vắc xin, trong đó có hàng chục bác sĩ đã nhập viện.
Các bác sĩ trên đã được tiêm vắc xin COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc). Diễn biến này được ghi nhận trong bối cảnh có nhiều lo ngại về hiệu quả của một số loại vắc xin trong việc đối phó với các biến thể của virus SARS-CoV-2 (gây dịch COVID-19).
Video đang HOT
Ông Badai Ismoyo, trưởng văn phòng y tế huyện Kudus ở tỉnh Trung Java, cho biết hầu hết các bác sĩ trên không có triệu chứng và đang tự cách ly ở nhà. Tuy nhiên, có hàng chục người phải nhập viện, với các triệu chứng như sốt cao và độ bão hòa oxy trong máu giảm.
Huyện Kudus đang đối phó với đợt bùng phát dịch được cho là gây ra bởi biến thể Delta (phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ) có mức độ lây nhiễm cao hơn. Đợt dịch này đã đẩy tỉ lệ sử dụng giường bệnh tại huyện Kudus lên hơn 90%.
Được xem là nhóm ưu tiên, các nhân viên y tế Indonesia nằm trong số những người đầu tiên được tiêm vắc xin COVID-19 khi chương trình tiêm chủng của Indonesia khởi động hồi tháng 1 năm nay.
Gần như tất cả các nhân viên y tế này đã được tiêm vắc xin COVID-19 do hãng Sinovac của Trung Quốc phát triển, theo Hiệp hội Y khoa Indonesia (IDI).
Số nhân viên y tế Indonesia tử vong do COVID-19 đã giảm đáng kể, từ 158 ca tử vong hồi tháng 1 xuống còn 13 ca tử vong hồi tháng 5. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế đánh giá số ca nhập viện trên đảo Java hiện nay là nguyên nhân gây lo ngại.
Ông Dicky Budiman, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Griffith của Úc, nói rằng dữ liệu cho thấy các nhân viên y tế ở huyện Kudus đã nhiễm biến thể Delta. “Phần đông nhân viên y tế ở Indonesia tiêm vắc xin hãng Sinovac và chúng ta vẫn chưa biết được vắc xin này hiệu quả ra sao trong việc đối phó biến thể Delta”, ông nói.
Theo Reuters, người phát ngôn của Sinovac và Bộ Y tế Indonesia hiện chưa bình luận về hiệu quả của vắc xin CoronaVac (vắc xin bất hoạt) của hãng Sinovac trong việc đối phó các biến thể virus.
Indonesia dự báo đợt dịch mới vào tháng 7
Indonesia dự báo một làn sóng mới dịch COVID-19 sẽ đạt đỉnh điểm vào đầu tháng 7, với chủ yếu các ca nhiễm là biến thể Delta.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo giới chức Jakarta, làn sóng dịch mới có thể sẽ khiến các bệnh viện tại thủ đô phải hoạt động gần tối đa công suất để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Trong vài tuần gần đây, sau kỳ nghỉ lễ xả chay Eid al-Fitr, số ca nhiễm mới tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới đã tăng trở lại.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 14/6, Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết biến thể Delta hiện lây lan nhanh và chiếm đa số trong các ca nhiễm tại các khu vực như Jakarta và nhiều khu vực trên đảo Java. Người phát ngôn của lực lượng đặc nhiệm COVID-19 Indonesia, ông Wiku Adisasmito cho biết đã phát hiện ít nhất 60 ca mắc biến thể Delta ở khu vực Kudus, miền Trung Java, nơi các bệnh viện đã huy động tới hơ 90% công suất điều trị các bệnh nhân COVID-19.
Trước đó, ngày 13/6, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết hơn 75% công suất các bệnh viện trong thành phố 10 triệu dân này đã được vận hành. Với số ca mắc mới tăng 50% trong tuần qua và nếu tình hình tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, giới chức thủ đô có thể phải xem xét khả năng tái áp đặt các biện pháp hạn chế để chống dịch. Thống đốc Anies Baswedan nêu rõ cần theo dõi chặt chẽ tình hình tại thủ đô Jakarta. Nếu tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát, chính quyền và người dân thành phố sẽ phải đối mặt với một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Airlangga Hartarto, giới chức đang lên kế hoạch tăng công suất bệnh viện thêm 40%, trong khi các khách sạn sẽ được chuyển đổi thành trung tâm cách ly. Theo số liệu thống kê chính thức, Indonesia đã ghi nhận hơn 1,9 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 53.116 ca tử vong. Riêng ngày 13/6, nước này có thêm 10.000 ca mắc mới, con số cao nhất kể từ tháng 2 vừa qua.
Mặc dù vậy, Tổng thống Indonesia Joko Widodo vẫn bày tỏ lạc quan rằng việc thủ đô Jakarta sẽ đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng vào tháng 8 tới.
Phát biểu trên kênh YouTube chính thức của Phủ Tổng thống, Tổng thống Joko Widodo cho rằng để đạt được mục tiêu trên, Jakarta phải sẽ tăng năng lực tiêm chủng lên mức 100.000 liều vaccine/ngày từ tuần tới.
Indonesia đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 Indonesia đang khẩn trương đẩy mạnh chương trình tiêm chủng phòng COVID-19 do số ca mắc tăng nhanh trong vài ngày trở lại đây. Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN Trong tuần qua, số ca nhiễm theo ngày tại Indonesia có lúc lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 2 vừa qua với 8.892 ca ghi...