Hơn 300 học sinh HV Múa Việt Nam ‘kêu cứu’ vì không được cấp bằng THCS, THPT
Mập mờ trong công tác tuyển sinh và đào tạo, hàng trăm học sinh, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình THCS, THPT tại Học viện Múa Việt Nam không được cấp bằng.
Ảnh minh họa
Ngày 31/3, 325 phụ huynh, học sinh từ K40 đến K43 đang học hệ trung cấp và sinh viên từ K2 đến K6 đang học hệ cao đẳng của Học viện Múa Việt Nam gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, báo chí về vấn đề bằng cấp của trường.
Trong đơn thư, các phụ huynh cho biết, từ năm 2012 đến nay, trường Cao đẳng Múa (nay là Học viện Múa Việt Nam) liên tục tuyển sinh các lớp cao đẳng liên thông ngành diễn viên múa, thời gian đào tạo 6,5 năm – lớp Nghệ thuật biểu diễn kịch múa) và 4,5 năm – lớp Nghệ thuật biểu diễn múa đân gian dân tộc). Tính đến nay có 325 học sinh, sinh viên tham gia thi và trúng tuyển vào trường theo đúng quy trình, quy định.
Đơn kiến nghị của 325 phụ huynh, học sinh Học viện Múa Việt Nam.
Do đặc thù đào tạo ngành năng khiếu nên các thí sinh trúng tuyển thường là từ 12 tuổi trở lên. Khi nhập học, nhà trường yêu cầu các em học sinh nộp đầy đủ hồ sơ, trong đó có học bạ (tối thiểu hết lớp 6) hoặc hồ sơ học sinh, sinh viên bản gốc.
Sau khi nhập học, trường tổ chức cho các em học song song chương trình đào tạo văn hóa và các môn chuyên ngành múa trong trường. Việc đào tạo văn hóa ở bậc THCS tại Học viện Múa Việt Nam có đầy đủ các môn Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Công nghệ; thiếu môn Thể dục và Âm nhạc.
Bởi vì chuyên ngành học của học sinh là hoạt động thể lực và có những môn kiến thức âm nhạc chuyên sâu hơn để bổ trợ cho việc học múa. Đến cấp THPT học theo nhóm ngành 3 nên một số môn văn hoá (Công nghệ, Hoá, Mỹ thuật) được giảm bớt.
Video đang HOT
Phụ huynh cho biết, việc học được trường tổ chức học quy củ, có thời khóa biểu, có kiểm tra, có thi học kỳ và giấy báo điểm về cho phụ huynh học mỗi năm đều đặn. Những em có kết quả học tập chưa đạt yêu cầu, trường sẽ yêu cầu thi lại, nghiêm túc như các trường THCS, THPT bình thường. Học hết lớp 9, trường tổ chức cho các học sinh thi chuyển cấp từ THCS lên THPT với hai môn Văn, Toán. Còn sau khi học hết lớp 12, trường tổ chức các kì thi tốt nghiệp THPT riêng với ba môn Văn, Sử, Địa.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2019, học sinh, sinh viên và phụ huynh nhận được thông báo trường sẽ không cấp bằng tốt nghiệp THCS và THPT. Lý do, trường chưa có sự kết nối với Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy và Sở GD&ĐT Hà Nội nên học sinh không có mã định danh, học bạ điện tử. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ 325 học sinh, sinh viên từng học văn hoá bậc THCS và THPT là vô nghĩa, không có giá trị.
Hệ luỵ nặng nề hơn, do không có bằng tốt nghiệp THCS, THPT nên toàn bộ học sinh, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên nghiệp không được cấp bằng trung cấp và cao đẳng.
Bảng điểm học tập các môn văn hoá của một học sinh Học viện Múa Việt Nam.
Ông Nguyễn Hải Minh, Phó giám đốc học viện từng trả lời với phụ huynh, lý do học sinh, sinh viên không được cấp bằng là do từ ngày 14/12/2017 Tổng cục giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) ra giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với Học viện Múa Việt Nam chỉ được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, không được đào tạo văn hóa.
Để khắc phục hậu quả, Ban giám đốc Học viện Múa Việt Nam đưa ra đề xuất với phụ huynh cho toàn bộ học sinh, sinh viên của trường chưa tốt nghiệp THCS, THPT quay về học văn hóa ở các trường bình thường, tức là học lại toàn bộ chương trình.
Trong ngày 31/3, sau khi nhận được đơn thư của 325 phụ huynh, học sinh, phóng viên đã có mặt tại Học viện Múa Việt Nam. Ông Trần Văn Hải, giám đốc học viện dù có mặt tại trường nhưng lấy lý do đang tổ chức cuộc họp nên không tiếp báo chí.
Học viện Múa Việt Nam trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời chịu sự quản lý về giáo dục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH). Từ năm 2017 trở về trước, trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý).
Theo quy định, trước năm 2018, các trường trung cấp, cao đẳng được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT (học 7 môn văn hóa bắt buộc).
Người học sau khi hoàn thành chương trình được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT để nhận bằng tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, người có bằng tốt nghiệp trung cấp nếu đã học xong khối lượng kiến thức văn hóa THPT (4 môn) cũng được tham dự kỳ thi đại học.
Tuy nhiên, từ năm 2019, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không được tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT mà chỉ được giảng dạy khối kiến thức văn hóa (4 môn) theo quy định của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2019, để chỉ liên thông từ trung cấp lên cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chứ không liên thông lên đại học được.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên để bổ túc thêm văn hóa cho học sinh của mình, chứ không được tổ chức dạy văn hóa như trước.
Hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp
Dạy văn hóa kết hợp dạy nghề ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) được xem là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả phân luồng học sinh sau THCS.
Đặc biệt, sau 3 năm học, khi tốt nghiệp, học sinh được cấp bằng trung cấp và bằng tốt nghiệp GDTX cấp THPT, có cơ hội tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.
Không còn là nơi hút học sinh cá biệt
Cách đây gần 1 năm, trong khi các bạn cùng lớp cuống cuồng học ngày học đêm để ôn thi vào trường THPT công lập thì Cao Minh Đạt (quận 5) chọn ngã rẽ theo một hướng hoàn toàn khác: GDNN-GDTX, mặc dù khi đó học lực của Đạt không hề thua kém. Ban đầu Đạt cũng có suy nghĩ, GDTX là môi trường chỉ dành cho học sinh cá biệt
Thế nhưng sau khi tìm hiểu, Đạt biết môi trường này học khá tốt, đặc biệt từ năm học 2020-2021 học sinh theo học hệ GDNN-GDTX, sau 3 năm có 2 bằng tốt nghiệp, gồm bằng trung cấp và bằng tốt nghiệp THPT, cơ hội vào đại học luôn rộng mở. "Do vậy, em quyết định lựa chọn Trung tâm GDTX Chu Văn An (quận 5, TPHCM) để học" - Đạt kể.
Học sinh GDTX Chu Văn An (quận 5) trong giờ học nấu ăn và công nghệ thông tin. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Còn Trần Hoàng Thu Thủy, học sinh lớp 10 tại Trung tâm GDTX quận Bình Thạnh, chia sẻ: "Học hết lớp 9 với thành tích 4 năm là học sinh tiên tiến, em đăng ký ngay vào học văn hóa tại Trung tâm GDTX quận Bình Thạnh. Tại đây, em được tư vấn hình thức vừa học văn hóa kết hợp học nghề.
Thời gian học được sắp xếp khoa học, buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học nghề. Trong các buổi học nghề luôn được xen kẽ giữa lý thuyết và thực hành giúp em nắm chắc nội dung bài học". Ngoài học văn hóa THPT lớp 10, hiện Thu Thủy cũng đang theo học năm thứ nhất Quản trị bếp và Ẩm thực của Trường Trung cấp nghề Việt Giao.
Tại Trung tâm GDTX quận 10, Bùi Vũ Nguyệt Minh là học sinh khá nổi tiếng, vừa học giỏi vừa có thành tích hoạt động nghệ thuật nổi bật. Đang theo học tại Nhạc viện TPHCM, đồng thời được bầu chọn là Công dân trẻ tiêu biểu của thành phố năm 2016, nhưng Minh vẫn chọn Trung tâm GDTX để hoàn thành chương trình phổ thông.
Nói về công tác tuyển sinh năm học 2020-2021 tại Trung tâm GDTX Chu Văn An, Th.S Đỗ Minh Hoàng, Giám đốc trung tâm cho biết, con số đã tăng vọt trên 300 học viên đầu cấp trong 3 năm học gần đây. Trung tâm phải mở 7 lớp 10 (340 học sinh).
Lớp có nhiều em là học sinh khá, giỏi. Phổ điểm đậu tốt nghiệp của học sinh trung tâm ở tất cả các môn đều cao hơn phổ điểm của thành phố hệ GDTX, như năm học 2019-2020 tỷ lệ tốt nghiệp GDTX cấp THPT đạt 99,6%. Tỷ lệ học sinh đậu đại học, cao đẳng mỗi năm đều tăng lên, tương ứng 30%-40%.
Lợi thế mới "3 năm 2 bằng"
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM, toàn thành phố có 3 Trung tâm GDTX (trực thuộc sở) và 30 Trung tâm GDNN - GDTX. Số liệu thống kê năm học gần nhất 2019 - 2020, có gần 20.500 học sinh cấp THPT theo học, trong đó khối 12 có trên 5.100 học sinh, đây là nguồn lực cung cấp cho hệ thống các trường trung cấp, trường dạy nghề nhằm đào tạo người lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu công việc của các doanh nghiệp. Th.S Trần Kim Thanh, Phó trưởng Phòng GDTX, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, hiện có 3 hình thức thực hiện chương trình dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề, chương trình nào cũng đem lại thuận lợi cho học sinh.
Để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận học sinh sau khi tốt nghiệp THCS có mong muốn vừa học nghề, vừa được học văn hóa, các trung tâm GDTX của thành phố luôn chủ động phối hợp với các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở các lớp dạy văn hóa chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với dạy nghề.
Th.S Trương Bá Hải, Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX quận 10 cho hay, mô hình dạy văn hóa kết hợp dạy nghề được phụ huynh và học sinh ủng hộ. Tham gia lớp học, các em vừa được học kiến thức văn hóa bậc THPT trong 3 năm, vừa được đào tạo nghề khoảng 2 năm hệ trung cấp như: điện, công nghệ thông tin, nấu ăn... "Dù không phải là hình thức mới, nhưng thời gian qua, mô hình đã phát huy tác dụng, giúp phụ huynh vững tâm cho con em theo học tại trung tâm" - Th.S Hải nhấn mạnh.
Cũng nhận thấy việc dạy văn hóa kết hợp dạy nghề góp phần nâng cao trình độ văn hóa, vừa củng cố tay nghề cho người lao động, Trung tâm GDNN - GDTX quận 9 hiện đang phối hợp với Trường Trung cấp nghề Đông Sài Gòn vừa tổ chức dạy văn hóa, vừa dạy trung cấp nghề cho khoảng 200 học sinh. Để không gây quá tải cho học sinh khi học song song 2 chương trình, giữa trung tâm và Trường Trung cấp Đông Sài Gòn đã linh hoạt trong xây dựng nội dung, chương trình, xếp thời khóa biểu hợp lý.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội GDNN TPHCM, mặc dù đạt được một số kết quả khả quan, nhưng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra, phát huy lợi thế của GDNN-GDTX, công tác giáo dục hướng nghiệp và công tác phân luồng học sinh sau THCS vẫn còn nhiều bất cập, nhất là cơ chế, chính sách còn nhiều tồn tại, chậm đổi mới. Hệ thống GDNN chưa phát triển lành mạnh, gây khó khăn cho việc lựa chọn ngành nghề của học sinh.
Ông Tuấn đúc kết: "Việc quan trọng nhất là cần giúp học sinh hiểu lao động trong lĩnh vực nào cũng cần thiết, được tôn trọng và đãi ngộ xứng đáng nếu có tay nghề cao, trách nhiệm với công việc và làm việc hết mình. Mặt khác, ngành giáo dục cần phối hợp các ngành, đơn vị mở rộng các mô hình vừa dạy văn hóa, vừa đào tạo nghề cho học sinh để sau 3 năm, học sinh vừa tốt nghiệp văn hóa, vừa có 1 nghề với chuyên môn kỹ thuật phù hợp để vào đời".
Hội Khuyến học Quảng Nam vận động được hơn 316 tỉ đồng Trong giai đoạn 2015-2019, Hội Khuyến học Quảng Nam đã huy động quỹ được hơn 316 tỉ đồng, cấp học bổng, khen thưởng trên 1.235.800 suất với tổng giá trị trên 281 tỉ đồng. Ngày 20/10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và biểu dương các...