Hơn 300 bài thi hiến kế đổi mới cho ngành giáo dục
Nhiều góp ý đôi mơi giao duc, nâng cao chât lương đao tao, học tập… gửi về Cuộc thi Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2017.
Sau hơn 5 thang phat đông, chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2017 (do Trung ương Đoàn, Bộ giao duc phối hợp với Tập đoàn Thiên Long, báo Tuổi Trẻ tổ chức) nhận được nhiều công trình dự thi chất lượng đóng góp cho ngành giáo dục.
Trong đo, co hơn 300 các bài dự thi chất lượng cao được gửi đến từ nhiều tỉnh thành, như: Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Kon Tum, Bình Dương, TP HCM.
Vơi tâm huyêt danh cho nganh kiên tao tương lai đât nươc, các tác giả trẻ đã hiến nhiều kế hay để nâng cao chất lượng ngành giáo dục như phương pháp giáo dục giới tính cho phù hợp, khuyến khích năng lực tự học, các dụng cụ thí nghiệm an toàn cho học sinh…
Cung trong bai dư thi, nhiều trí thức trẻ cho biêt, chương trình là nơi để họ phát triển những ý tưởng ấp ủ từ lâu về các phương pháp giáo dục mới. Giảng viên Chu Mạnh Nhương – tác giả công trình “Buồng thí nghiệm hóa học mini đa năng” cho biêt, anh va cac công sư đa sáng tạo ra buồng thí nghiệm này cách đây 2 năm và bắt đầu thực nghiệm ở nhiều trường học. Đê tham gia cuộc thi, anh đa nỗ lực hoàn thiện công trinh với hy vọng công trình sẽ được đánh giá cao và có cơ hội ứng dụng rộng rãi hơn.
Tri thức trẻ vì giáo dục là động lực để nhiều ngươi đóng góp y tương xây dưng ngành giáo dục.
Con chị Thạch Thị Thùy Dương, tác giả công trình “Xây dựng bộ truyện tranh hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở” cho biêt, du không công tác trong ngành giáo dục nhưng vẫn mong muốn chung tay để thay đổi thực trạng giáo dục giới tính hiện nay. “Hy vọng bộ truyện tranh giáo dục giới tính của tôi sẽ có cơ hội phát triển”, chi Thuy Dương noi.
Video đang HOT
Tri thức trẻ vì giáo dục là cuộc thi dành cho công dân Việt Nam dưới 35 tuổi đang sinh sống trong và ngoài nước. Cuộc thi khuyến khích người tham gia đóng góp cho ngành giáo dục ở ba nội dung: đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập; sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu; công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.
La nha tai trơ chinh cua chương trinh, ông Trịnh Văn Hào – Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long kỳ vọng tiếp tục nhận thêm nhiều công trình giá trị, đặc biệt là nhưng ngươi đang công tác ngoài ngành giáo dục.
Ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc Marketing, Tập đoàn Thiên Long kỳ vọng chương trình sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý tưởng hay từ các tri thức trẻ.
Năm nay, ban tô chưc se danh hơn 600 triệu đồng cho những công trình có giá trị. Dựa trên hai tiêu chí tính mới và khả thi, tối đa 5 công trình xuất sắc nhất sẽ nhận giải thưởng trị giá 100 triệu đồng môi công trình.
Dự kiến, đầu tháng 11/2017, ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi se chọn 12-15 công trình, sáng kiến vào vòng chung khảo. Kết quả chung cuộc sẽ được quyết định bởi ban giám khảo uy tín trong nganh.
Lễ tổng kết và trao giải diễn ra vào tháng 11/2017 tại Hà Nội. Các tác giả của các công trình xuất sắc nhất sẽ có cơ hội gặp gỡ lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo để chia sẻ, đóng góp ý kiến cho ngành giáo dục.
Theo VNE
Nhiều địa phương đề xuất lùi thời gian thực hiện chương trình mới
Đại diện nhiều tỉnh thành trên cả nước bày tỏ khó khăn về điều kiện vật chất, năng lực giáo viên nếu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ năm học 2018-2019.
Tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2016-2017, triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành giáo dục được kết nối cùng 63 tỉnh thành, nhiều địa phương đề xuất Bộ GD&ĐT lùi thời gian triển khai chương trình giáo dục phổ thông tổng thể một năm, thay vì áp dụng từ năm học 2018 -2019 như kế hoạch.
Thao đại diện tỉnh Nam Định, việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cần được chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, tâm lý xã hội. Đại diện này đề nghị Bộ GD&ĐT công bố điều kiện tối thiểu của các địa phương, nếu khó khăn nên lùi lại thời gian thực hiện.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì hội nghị. Ảnh: Quyên Quyên.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, thông tin chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được làm bài bản, có lộ trình nhưng các địa phương sẽ gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất. Cụ thể ở Nghệ An, cơ sở vật chất và giáo viên ở vùng cao còn nhiều hạn chế. Theo đó, người đứng đầu ngành giáo dục Nghệ An đề nghị lùi thời gian áp dụng chương trình mới để đạt hiệu quả tốt hơn.
Ông Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cũng cho rằng lộ trình thực hiện năm học 2018-2019 hơi gấp. Việc lùi lại thời gian thực hiện cần thiết để sở GD&ĐT triển khai bồi dưỡng giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD&ĐT Kiên Giang, nói việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được triển khai vào năm học tới là phần khung, các phần tiếp theo sẽ được tiếp tục triển khai. Vì vậy việc lùi lại một năm cũng không quan trọng lắm. Việc triển khai chương trình nên thực hiện từng nội dung, không nên triển khai đồng loạt cùng lúc.
Trước ý kiến của một số địa phương về việc xin lùi thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói Nghị quyết của Quốc hội đã ban hành từ lâu, các địa phương đều đã có thời gian chuẩn bị vì thế cần khẩn trương, tích cực hơn nữa.
Theo Phó thủ tướng, đổi mới là làm một lần để áp dụng cho nhiều năm vì vậy chất lượng là trên hết. Trong quá trình chuẩn bị, nếu thấy chưa đảm bảo về chất lượng, Bộ GD&ĐT có thể đề nghị với Chính phủ, Quốc hội để xin lùi thời điểm thực hiện nhưng quan trọng nhất là phải đưa được tinh thần đổi mới vào ngay từ bây giờ.
"Khi tinh thần đổi mới thấm đến từng giáo viên, họ sẽ có ý thức để tự đổi mới. Một thầy giáo có biết bao thế hệ học trò, vì vậy, nếu thầy giáo tốt sẽ có những thế hệ học sinh tốt và ngược lại", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội - cũng lưu ý vấn đề triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo đó, quan điểm của Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng là làm sao có chương trình học tốt nhất cho các em.
"Một lần làm là một lần khó. Chúng ta phải chuẩn bị chương trình, phương pháp, thầy cô trọn vẹn, chuẩn bị điều kiện cơ sở cũng là điều rất thử thách. Chúng ta phải làm thật chậm, kỹ càng và trọn vẹn, không thể tiếp tục triển khai, đổi mới và sửa sai".
Điều khiến ông Bình trăn trở đó là học sinh vùng sâu, xa liệu có đủ điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng chương trình mới không? Các em có học giống như miền xuôi không? Chúng ta không đặt các em thấp hơn học sinh đồng bằng nhưng phải đặt chương trình phù hợp với các em.
Theo Zing
Chương trình giáo dục phổ thông mới tụt hậu so với thế giới Theo ông Nguyễn Tuấn Hải, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới chưa cởi mở, thực chất chỉ là sửa đổi vài chỗ chứ không phải thực sự đổi mới. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông quốc gia mới được công bố được kỳ vọng sẽ giúp nền giáo dục nước nhà bắt kịp xu thế quốc tế. Tuy...