Hơn 2,5 triệu người xem các cậu bé đi xe đạp điện “thăm khám” bụi tre mỗi ngày, biết lý do ai cũng mỉm cười
Nhiều người tò mò việc Trung Thu về thì liên quan gì đến bụi tre cho tới khi đọc bình luận, ký ức tuổ.i thơ cứ thế ùa về.
Mới đây, một clip với tiêu đề: ” Top dấu hiệu nhận biết Trung Thu. Top 1: Bụi tre nhà tớ bị mấy anh chạy xe đạp điện thăm khám mỗi ngày”, được đăng tải trên mạng xã hội TikTok thu về hơn 2,5 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận.
Clip Top 1 dấu hiệu nhận biết Trung Thu đã về ở các vùng quê.
Nội dung clip chỉ kéo dài 0,6 giây ghi lại vỏn vẹn hình ảnh một bụi tre bên đường, cùng 1 chiếc xe đạp điện và 2-3 cậu bé. Điều này khiến nhiều người tò mò. Bởi họ không biết được những người kia đang làm gì ở bụi tre bên đường, cũng như điều này có liên quan gì đến Trung Thu.
Thế nên, clip càng thu hút nhiều lượt xem, tò mò vào đọc bình luận để tìm lời giải đáp.
Theo chủ nhân clip này lý giải thì khoảnh khắc nêu trên là cảnh những em học sinh cấp 2 đang chặt tre về làm lồng đèn. Cô nói thêm: “Trường cấp 2 gần nhà tớ năm nào cũng tổ chức thi lồng đèn á bà, nhìn tụi nhỏ chuẩn bị mà vui ghê”.
Những đứ.a tr.ẻ chặt tre để làm lồng đèn Trung Thu thủ công. Ảnh: H. Trang.
Nhiều người cũng chia sẻ rằng khi thấy bụi tre và Trung Thu họ đã biết ngay đây là câu chuyện chặt tre làm lồng đèn – câu chuyện gắn liền với ký ức về Tết tình thân của nhiều thế hệ 8X, 9X.
Những ký ức tuổ.i thơ cứ thế ùa về, nhiều dân mạng rôm rả kể lại chuyện cũ: “Giờ hiếm ai làm lồng đèn như xưa lắm, nhớ thời ấy”, “Hồi xưa mỗi khi Trung Thu là xóm tui tự tạo 1 cuộc thi nhỏ ngyên nhà tui tụ lại làm 1 cái lồng đèn kéo quân to lắm. Cha và Ông thì ngồi vót tre ráp khung còn tui, mẹ với bà thì ngồi cắt giấy tạo hình vui lắm”.
“Lại nhớ đến không khí Trung Thu ngày xưa. Thuở đó, muốn có lồng đèn mà nhà nghèo nên tôi với lũ bạn sẽ đi ra vườn chặt tre, trúc để làm đèn ông sao. Nếu đứa nào sang hơn thì vỏ lon, vỏ chai nhựa, còn lấy cơm nóng làm hồ dán”, “Hồi xưa nhà có bụi tre, gần tới trung thu ba tớ ra ngồi canh từ sáng đến chiều, canh ai tới xin là ba tớ chặt cho, sợ mấy đứa nhỏ không biết chặt”,….
Làm đèn Ông sao thủ công. Nguồn: khoibepvagio.
Song, ngày nay, tại nhiều vùng quê, tr.ẻ e.m vẫn rủ nhau chặt tre, trúc để làm lồng đèn Trung thu, cách này vừa đơn giản, được sáng tạo theo ý mình mà lại tiết kiệm. Người lớn trong nhà thường chặt và mang tre về cho những đứ.a tr.ẻ để đảm bảo sự an toàn, cả nhà cùng nhau quây quần làm lồng đèn, mang đến hương vị ấm áp mùa Tết tình thân.
“Nhà mình gần trường cấp 2, bụi trúc ngay đường lớn, cứ học sinh chạy ngang là vào hỏi cho con em xin vài cây làm lòng đèn và hôm sau tớ đã in nguyên cái bảng bụi trúc phục vụ cho Trung Thu, các em cứ thoải mái”, một cư dân mạng bình luận dễ thương. Nhiều người cũng cho hay họ muốn tìm những chiếc lồng đèn truyền thống như vậy, song rất hiếm và phải tự làm.
Thông thường, cành cây tre, trúc được chọn làm lồng đèn Trung Thu phải thẳng, không bị cong, như vậy khi làm ra, chiếc lồng đèn mới đẹp và bắt mắt. Những đứ.a tr.ẻ thường tụm 5, tụm 7 và phân công nhau cùng làm việc, đứa lớn thường đi chặt tre, trúc, sau đó ghép nối lại với nhau thành những hình thù yêu thích như Ông áo (ngôi sao). Ai khéo tay hơn thì sẽ đảm nhận vị trí dán giấy kiếng nhiều màu sắc bên ngoài. Ngoài tre, trúc thì tụi nhỏ cũng hay nhặt những chiếc lon cũ như lon nước ngọt, lon sữa,… để làm lồng đèn Trung Thu.
Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hơn những chiếc lồng đèn thủ công như trên hầu như không còn. Thay vào đó là những chiếc lồng đèn điện tử nhiều hình dáng, kích cỡ và được chạy bằng pin. Tuy nhiên, dù là lồng đèn truyền thống hay hiện đại, thì những văn hóa đẹp về ngày Tết Trung Thu vẫn luôn có một vị trí đặc biệt trong lòng mỗi con người.
Quảng Ngãi: Người 'tái chế' xe đạp cũ tặng học sinh nghèo
Từ những chiếc xe đạp cũ, anh Phạm Văn Phú (40 tuổ.i, thôn Long Bàn, xã Tịnh An, TP Quảng Ngãi) đã tân trang, sửa chữa, thay mới phụ tùng để tặng cho học sinh nghèo cần xe đạp đến trường.
Đầu tháng 8, trong chương trình "Tiếp bước đến trường - Chia sẻ yêu thương" do Công an TP Quảng Ngãi phối hợp với các mạnh thường quân tổ chức tại miền núi xã Sơn Cao (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi), 30 chiếc xe đạp do anh Phạm Văn Phú sửa chữa, tân trang được anh mang lên tận nơi tặng cho học sinh nghèo.
Anh Phạm Văn Phú (bên phải) tặng xe đạp cho học sinh xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ngắm nghía chiếc xe đạp phủ màu sơn hồng, em Đinh Thị Minh Hoàng (lớp 8, thôn Xà Ây, xã Sơn Cao) vui mừng nói: "Em có một chiếc xe đạp nhưng đã cũ, đạp rất nặng và thường hư hỏng giữa đường, mỗi ngày em đều đạp xe khoảng 40 phút mới đến trường học. Em từng mơ ước có một chiếc xe đạp mới và chở bạn cùng đi nên khi được tặng xe đạp, em rất vui và em sẽ giữ gìn xe thật tốt".
Em Đinh Thị Kha (lớp 7, thôn Xà Ây, xã Sơn Cao) chia sẻ: "Chiếc xe đạp là món quà rất lớn đối với em và gia đình. Nhờ có chiếc xe đạp mà con đường từ nhà đến trường sẽ gần hơn. Ba mẹ em làm rẫy, dù ở lại trên núi cả ngày cũng sẽ yên tâm vì em đến trường an toàn".
Thầy Trần Văn Anh, Trường THCS Sơn Cao, cho biết: "Xã Sơn Cao rất khó khăn, đa số là người H'rê, cha mẹ đi làm rẫy, đi làm ăn xa. Trong số các thôn, thôn Xà Ây ở cách xa trung tâm xã khoảng 7km đường núi, kinh tế đặc biệt khó khăn, các em thiếu phương tiện đi lại. Nhờ có mạnh thường quân tặng xe đạp giúp các em đến trường mỗi ngày, đảm bảo việc học tập tại trường".
Những chiếc xe đạp được anh Phú sửa chữa, tân trang tặng cho học sinh. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Anh Phú chia sẻ: "Học sinh ở vùng núi, đường xá cách trở, khó khăn, nhiều em phải đi bộ đến trường học, ước mơ của các em rất đơn giản là có một chiếc xe đạp để đến trường. Bản thân tôi thời niên thiếu cũng rất khó khăn, khi chọn nghề, tôi chọn nghề sửa xe. Nhờ nghề này mà tôi có thể giúp đỡ các em bớt những giọt mồ hôi, nhẹ bước trên đường đến trường".
Anh Phú là một thợ sửa xe và buôn bán xe đạp, trong quá trình sửa xe lưu động ở nhiều nơi, anh thấy người dân có xe đạp cũ, anh đã xin và thu mua lại. Anh cho biết: "Có những chiếc xe chỉ còn mỗi khung xe, cũng có chiếc còn nguyên vẹn, tôi bắt đầu sửa chữa, thay thế phụ tùng, lắp ráp, sơn mới hoàn chỉnh xe. Thông thường, một chiếc xe đạp cũ cần tân trang nhiều thứ như lốp, săm, yên xe, chắn bùn...Thời gian làm mỗi chiếc từ 3-4 ngày tùy vào độ hư hỏng của xe cũ thu gom".
Từ chiếc xe đạp cũ chỉ còn mỗi khung xe, anh Phú "tái chế" thành những chiếc xe đạp mới để tặng cho học sinh nghèo
Thấy việc làm của anh, những người hàng xóm, chủ vựa phế liệu đã cùng anh góp phần "tái chế" những chiếc xe đạp. Ngoài ra, bạn bè của anh cũng giúp anh tìm kiếm, thu gom xe đạp cũ. Không chỉ có xe đạp cũ, anh Phú cũng tặng xe đạp mới cho học sinh. Anh cho biết: "Trong 2 năm qua, có 60 chiếc xe mới và xe cũ tân trang đã đến tận tay các học sinh".
Ngoài xã Sơn Cao, anh Phú cũng tặng xe đạp cho học sinh nghèo tại xã Tịnh An và Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi. Mong muốn của anh là hỗ trợ một phần trong việc đi lại, hy vọng các em tiếp tục chăm ngoan, học giỏi, trở thành công dân tốt.
Chú chó biết đạp xe thành hiện tượng mạng Một chú chó poodle sử dụng xe đạp thuần thục khiến dân tình thích thú, nhanh chóng trở thành một hiện tượng mạng. Xu Laifu là một chú chó thuộc giống poodle, vốn rất tinh nghịch và thông minh. Hiện tượng mạng lông xù này đến từ tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) có biệt tài đạp xe không thua gì một cậu bé,...