Hơn 200.000 ca đột quỵ mỗi năm và có xu hướng gia tăng ở người trẻ
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người đột quỵ với tỷ lệ tử vong khoảng 40%.
Đột quỵ thường xảy ra với người trên 40 tuổi, tuy nhiên, gần đây, xu hướng người trẻ bị đột quỵ gia tăng.
Người trẻ mắc đột quỵ do tăng huyết áp, béo phì…
Theo báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%.
Còn số liệu trên thế giới cũng cho thấy, mỗi năm có khoảng 15 triệu người bị đội quỵ, trong số này có 5 triệu người tử vong; 5 triệu người khác bị thương tật vĩnh viễn, tạo gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.
Một ca đột quỵ ở người trẻ tuổi tại Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh BVCC)
Đột quỵ thường xảy ra với người từ 40 tuổi trở lên. Khi xảy ra, nguyên nhân chính là tăng huyết áp. Tuy nhiên, đột quỵ cũng xảy ra khoảng 8% trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
PGS.TS Mai Duy Tôn – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, chỉ trong 1 năm thành lập, Trung tâm tiếp nhận gần 4.000 bệnh nhân, trong đó có gần 2.200 ca đột quỵ (chiếm hơn 60%), gần 1.300 ca nhồi máu.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Đột quỵ cũng là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây tàn tật; một nửa số người sống sót sau đột quỵ bị tàn tật và hơn một phần ba phụ thuộc vào người chăm sóc.
Trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, đột quỵ xếp hàng thứ 2.
Tại bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều ca đột quỵ mà bệnh nhân còn trẻ dưới 40 tuổi, thậm chí dưới 30 tuổi.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Tôn, số bệnh nhân trẻ chiếm gần 10% số bệnh nhân đột quỵ nói chung tại Trung tâm. Đây là con số không nhỏ và có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn và hệ lụy là mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng.
Lý do của việc đến viện muộn là do người trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Khi đến viện muộn, họ đã làm mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội”.
Về nguyên nhân đột quỵ có xu hướng gia tăng ở người trẻ, PGS. Tôn nhận định: “Có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ: bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng…”
Cũng theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam thì cứ 4 người từ 25 – 49 tuổi thì có một người tăng huyết áp và đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ.
Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.
Đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm gia tăng sau đại dịch Covid-19
Tại Hội thảo liên quan việc khám chữa bệnh đột quỵ vừa diễn ra, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh đánh giá, dịch Covid-19 sẽ làm gia tăng các gánh nặng về các bệnh không lây nhiễm trong đó có đột quỵ.
Các cơ sở y tế phải tập trung cho điều trị Covid-19, người dân ngại đi bệnh viện để khám các bệnh không lây nhiễm và các bệnh có nguy cơ làm gia tăng đột quỵ (tăng huyết áp, đái tháo đường…) thì sẽ có khả năng làm gia tăng các ca đột quỵ.
Thăm khám cho 1 bệnh nhân trẻ bị đột quỵ tại Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh BVCC)
“Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sau Covid-19 là đại dịch của các bệnh không lây nhiễm như ung thư, tăng huyết áp, tiểu đường, đột quỵ… Đây là nhóm các bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới và Việt Nam”, PGS Khuê nhận định.
Mỗi năm Việt Nam có hơn 200.000 ca đột quỵ, do đó, nhu cầu khám chữa bệnh đột quỵ rất lớn.
Hiện nhiều Trung tâm, đơn vị đột quỵ đã được thành lập ở các cơ sở tuyến trung ương. Còn tại tuyến tỉnh cũng có 2 BV thành lập Trung tâm đột quỵ (BV Hữu nghị đa khoa Nghệ An và Phú Thọ), 5 BV có khoa đột quỵ, 40 cơ sở tuyến tỉnh có đơn vị đột quỵ và 38 cơ sở có đội đột quỵ.
Tại tuyến huyện, chưa có đơn vị nào có trung tâm đột quỵ, 2 BV huyện có khoa đột quỵ, 105 cơ sở tuyến huyện có đơn vị đột quỵ, 144 đội đột quỵ và 132 cơ sở không thực hiện khám chữa bệnh đột quỵ.
Cả nước hiện có 182 cơ sở khám chữa bệnh có đội đột quỵ, làm nhiệm vụ tiếp nhận, đánh giá, xử trí cấp cứu ban đầu, vận chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhiều đội không có bác sĩ/điều dưỡng. Chưa đến 10% bác sĩ và điều dưỡng được tập huấn và cấp giấy chứng nhận đào tạo đột quỵ.
Do đó, để điều trị tốt về đột quỵ, làm giảm nguy cơ dẫn đến đột quỵ, các cơ sở y tế có khoa đột quỵ, cần bổ sung nhân lực chuyên sâu, chất lượng cao về đột quỵ, chuẩn hoá năng lực chuyên môn cho các cơ sở có khoa Đột quỵ. Bên cạnh đó, cần có các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh đột quỵ…
3 thói quen xấu khiến bạn tích nhiều mỡ nội tạng
Mỡ nội tạng tích tụ nhiều không chỉ khiến vòng bụng lớn hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đau tim và đột quỵ.
Một số thói quen xấu có thể khiến mỡ nội tạng tích tụ rất nhiều.
Có thể phân chia mỡ thừa ra làm 2 loại là mỡ thừa tích tụ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng bao bọc và có chức năng bảo vệ cơ quan nội tạng, theo Eat This, Not That!
Mỡ nội tạng là lượng mỡ tích trữ trong khoang bụng, nằm giữa tuyến tụy, gan, thận, ruột và một số cơ quan nội tạng khác. Các hoóc môn sẽ tác động khiến cơ thể lưu trữ mỡ nội tạng. Tuy nhiên, chính lối sống sẽ quyết định lượng mỡ này tích tụ ít hay nhiều.
Mỡ nội tạng khi tích quá nhiều sẽ khiến vòng bụng tăng, vận động khó khăn, làm tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 2, xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ và gan nhiễm mỡ không do rượu.
Để tránh tích tụ mỡ nội tạng quá nhiều, mọi người cần tránh những thói quen sau:
Mỡ nội tạng tích tụ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đau tim và đột quỵ. . SHUTTERSTOCK
Ăn vặt
Ăn vặt trong ngày bằng những món có nhiều tinh bột trắng và đường sẽ khiến mỡ nội tạng tích lũy rất nhanh. Những món này thường là bánh quy, bánh ngọt hay nước ngọt có gas.
Khi ăn những món ngọt này, cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu và tiết ra các hoóc môn tạo khoái cảm là dopamine và serotonin. Đây là những loại hoóc môn có liên quan đến hành vi gây nghiện, chẳng hạn trong trường hợp này là thèm ăn đường nhiều hơn và kích thích ăn vặt.
Nếu ăn ngọt quá nhiều thì lượng đường trong máu sẽ tăng. Gan sẽ chuyển hóa lượng đường dư thừa này thành mỡ, lưu trữ xung quanh gan và các cơ quan nội tạng khác trong ổ bụng.
Để tránh tích tụ mỡ nội tạng, thay vì ăn những món nhiều tinh một và đường, mọi người hãy ưu tiên ăn các món lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và trái cây.
Uống rượu bia quá nhiều
Uống quá nhiều rượu bia không những khiến dư thừa calo mà còn làm mất cân bằng hoóc môn của cơ thể. Hệ quả có thể khiến mỡ nội tạng tích tụ nhiều. Do đó, cắt giảm hoặc tốt nhất là bỏ hẳn rượu bia sẽ hạn chế tích tụ mỡ nội tạng.
Không tập luyện thể dục
Nên tập luyện thể dục thường xuyên . SHUTTERSTOCK
Cơ thể ăn quá nhiều calo cộng với lười tập luyện thể dục sẽ dẫn đến tích tụ mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Ngược lại, nếu tập luyện thường xuyên, đặc biệt là các bài tập cường độ cao như nâng tạ, thì lượng calo dư thừa sẽ bị đốt cháy.
Không những vậy, một lượng lớn calo dư thừa từ thực phẩm giàu protein và các dưỡng chất khác sẽ được cơ thể sử dụng để sửa chữa các mô cơ bị tổn thương, từ đó giúp cơ bắp lớn hơn, theo Eat This, Not That!
Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ thoáng qua Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên thế giới, và cũng gây ra rất nhiều trường hợp tàn tật suốt đời Đôi khi, mọi người không chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Một trong những dấu hiệu của cơn đột quỵ thực sự là đột quỵ thoáng qua,...